Hà Nội: Nông dân rớt nước mắt nhìn vườn phật thủ chết khô ven sông Hồng
Lũ trên sông Hồng ập đến làm hàng vạn cây phật thủ ở huyện Đan Phượng ( Hà Nội) chết khô, nhiều nông dân rớt nước mắt nhìn vườn cây có giá trị tiền tỷ bỗng chốc biến thành củi.
Sau trận lũ lịch sử trên sông Hồng, hàng trăm hộ trồng phật thủ tại huyện Đan Phượng, Hà Nội vô cùng đau xót khi chứng kiến những vườn phật thủ phục vụ Tết Nguyên đán 2025 hư hỏng, chết khô.
Từ đê sông Hồng phóng tầm mắt hướng về bãi bồi các xã Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà,… của huyện Đan Phượng đã không còn màu xanh mướt của rau màu, hoa trái, thay vào đó là màu nâu xám vì cây cối chết khô và nhuộm bùn đất phù sa.
Nhiều người trồng phật thủ tại xã Hồng Hà, Liên Hà,… cho biết, thời điểm nước lũ sông Hồng dâng cao đỉnh điểm vào ngày 11 và 12/9 (nước sông Hồng đạt đỉnh 11,3m, cao nhất trong 20 năm), nhiều vườn phật thủ chìm sâu trong biển nước 4-5m.
“Nước lũ dâng quá nhanh cả vườn phật thủ cùng căn lều dựng bằng tôn cao hơn 4m của vợ chồng tôi cũng chìm trong biển nước, mọi người không ai kịp trở tay”, anh Tạ Hồng Linh (43 tuổi), ở xã Hồng Hà kể. Trận lụt đã khiến vợ chồng anh Linh thiệt hại toàn bộ vườn phật thủ gần 500 gốc, trị giá 500 triệu đồng.
Hình ảnh vườn phật thủ xanh tốt, sai trĩu quả trước đây của bà con nông dân huyện Đan Phượng.
Video đang HOT
Không chỉ gia đình anh Linh mà hàng chục hộ khác trồng phật thủ ở xã Hồng Hà bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, một số gia đình mất trắng do cây phật thủ bị chết sau thời gian dài chìm trong biển nước.
Gần một tuần qua, nhiều gia đình đang cố gắng “cứu” những cây phật thủ còn lá xanh. Song mọi người đánh giá việc “cứu” cây chỉ là biện pháp tạm thời, một thời gian sau cây sẽ chết vì bị ngâm nước quá lâu.
Đường vào khu vực trồng phật thủ tại xã Hồng Hà ngổn ngang rác thải, củi khô sau thời gian chìm trong biển nước. Tại những bãi đất ven sông Hồng đoạn qua địa bàn xã Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng được trồng hàng vạn cây phật thủ. Hầu hết những cây này đã được 2 năm tuổi, dự kiến dịp Tết Nguyên đán 2025 sẽ phục vụ thị trường.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, khu vực trồng phật thủ tại xã Hồng Hà, Liên Hà,… nằm sát mép sông Hồng. Do đó, khi nước lũ dâng cao, đây là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Hầu hết các vườn phật thủ tại xã Hồng Hà đều bị ảnh hưởng, nhiều vườn mất trắng, cây đã chết khô do ngâm nước quá lâu. Các hộ trồng phật thủ tại huyện Đan Phượng chủ yếu đến từ xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
“Do đất trồng phật thủ chỉ trồng được trong 5 năm nên chúng tôi phải thường xuyên tìm những bãi đất mới để trồng”, anh Tạ Minh Long (quê xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức) chia sẻ và cho biết, vợ chồng anh thuê bãi đất bồi ở xã Hồng Hà trồng phật thủ từ đầu năm 2022, với tổng diện tích hơn 4,3 mẫu. Anh Long ước tính tổng thiệt hại sau đợt lũ khoảng 1,1 tỷ đồng.
Mặc dù trời nắng nóng nhưng vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Thức và chị Nguyễn Thị Vân (quê xã Đắc Sở, huyện Đan Phượng) vẫn miệt mài cứu những cây phật thủ còn xanh lá.
Mặc dù cứu cây nhưng vợ chồng anh Thức lo lắng cây bị thối rễ, sẽ “chết dần, chết mòn”. Vườn phật thủ của gia đình anh Thức trồng 560 gốc, đến nay đã đầu tư gần 600 triệu đồng.
Anh Tuấn Thức chia sẻ, điều kiện lý tưởng để cây phật thủ sinh trưởng là đất nhiều nước, đất tại các bãi bồi ven sông. “Hầu hết các hộ trồng phật thủ ở xã Hồng Hà, Liên Hồng năm nay mới được thu hoạch nhưng gặp trận lụt vừa rồi mất hết”, anh Thức nói khi đôi mắt đỏ hoe.
Cây phật thủ sau khoảng 2 năm trồng sẽ được bán ra thị trường với giá từ 1.500.000 đồng đến 1.800.000 đồng/cây. Giá mỗi cây sẽ phụ thuộc vào quả, gốc, tán,…
Theo thống kê sơ bộ, xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 245 hộ thuê đất trồng phật thủ tại các bãi bồi ven sông Hồng bị thiệt hại do đợt lũ vừa qua. Trong đó, có khoảng 300ha phật thủ bị xóa sổ, tổng thiệt hại ước tính hơn 250 tỷ đồng.
Nước lũ không chỉ khiến vườn phật thủ của vợ chồng chị Tạ Thị Hương (41 tuổi, quê xã Đắc Sở) bị hư hỏng, thiệt hại gần 1 tỷ đồng mà ngay cả căn lều tạm dựng bằng tôn cũng siêu vẹo.
Thời điểm nước lũ dâng cao, vườn phật thủ của vợ chồng chị Hương bị ngập hơn 2m.
“Nhìn buồn quá không muốn dọn dẹp, muốn khóc cũng không nổi, tài sản đã mất tất cả rồi”, chị Hương nghẹn ngào nói.
Anh Tạ Văn Trường (36 tuổi, quê xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức) ngao ngán nhìn vườn phật thủ hơn 1.000 gốc bị hư hỏng, chết khô.
Các hộ trồng phật thủ bị thiệt hại do lũ đều có chung mong mỏi được Nhà nước có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để có cơ hội phục hồi lại sản xuất. Đồng thời, Nhà nước cũng tạo điều kiện giãn, khoanh nợ đối với các hộ đang vay vốn bị thiệt hại, không thể trả nợ đúng hạn.
Cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân tự tử vì mâu thuẫn với vợ
Do mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, anh C. ở Long Biên, Hà Nội đã ra cầu Nhật Tân nhảy xuống sông Hồng tự tử.
Ngày 24/9, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đơn vị cùng với người dân cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân tự tử.
Người đàn ông được lực lượng chức năng cùng người dân cứu. Ảnh: CACC
Cụ thể, khoảng 3h15 sáng 23/9, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Tây Hồ nhận được tin báo về vụ việc một người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân xuống sông Hồng.
Ngay lập tức, đơn vị đã báo cáo chỉ huy ca trực và điều động 1 xe cứu nạn đến hiện trường. Đồng thời, Công an phường Phú Thượng, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH trên sông và các lực lượng chức năng khác của thành phố Hà Nội cũng được huy động để phối hợp ứng cứu.
Theo thông tin ban đầu, rất may mắn, người đàn ông nhảy cầu đã được một tàu chở cát đang lưu thông trên sông kịp thời cứu vớt lên thuyền. Sau đó, Đội Cảnh sát PCCC Công an quận Tây Hồ đã tiếp nhận nạn nhân và bàn giao cho Công an phường Phú Thượng để xác minh làm rõ vụ việc.
Qua xác minh, nạn nhân được xác định là anh N.N.C. (SN 1985, trú tại quận Long Biên, Hà Nội). Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình.
Làng đào lớn nhất Hà Nội lụi tàn sau bão Vườn đào của bà con tổ 16 phường Phú Thượng và toàn bộ cánh đồng cây cảnh xung quanh chân cầu Nhật Tân bị bao phủ bởi một màu vàng đen của bùn đất sau khi nước lũ sông Hồng rút. Một góc cánh đồng trồng đào bích của bà con Tổ 16, Khu dân cư số 12, phường Phú Thượng, quận Tây...