Làng đào lớn nhất Hà Nội lụi tàn sau bão
Vườn đào của bà con tổ 16 phường Phú Thượng và toàn bộ cánh đồng cây cảnh xung quanh chân cầu Nhật Tân bị bao phủ bởi một màu vàng đen của bùn đất sau khi nước lũ sông Hồng rút.
Một góc cánh đồng trồng đào bích của bà con Tổ 16, Khu dân cư số 12, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ ( Hà Nội). Đây là khu vực chịu thiệt hại nặng nhất ở làng nghề trồng cây cảnh truyền thống của Hà Nội trong những ngày nước lũ sông Hồng dâng cao.
Những ngày này bà con nông dân không biết làm gì ngoài việc chờ khô cạn để bắt tay vào dọn dẹp và phải bắt đầu lại vụ mùa mới. Trong ảnh, chị Nguyễn Thị Thúy (thứ hai từ trái sang) và các đồng nghiệp chủ vườn trồng đào Nguyễn Thị Nghị, Mai Thị Tơ (ngoài cùng bên phải) ngồi nói chuyện và hỏi thăm lẫn nhau.
Tất cả họ đều là những xã viên hợp tác xã, là những ông chủ, bà chủ vườn đào nhiều năm kinh nghiệm làm nghề nhưng không thể tránh khỏi tai họa do thiên tai ập đến.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, 100% cây đào của bà con Tổ dân phố số 16 cũng như những hộ gia đình được cấp đất trồng cây xung quanh cầu Nhật Tân đều chế.t vì nước lũ.
Hình ảnh tại vườn nhà anh Dũng (dân cư tổ 16), 100% cây đào bích tại đây lẽ ra chỉ còn vài tháng nữa sẽ ra hoa nhưng đã biến thành “cỏ rác”.
Bà con xã viên làm nghề trồng đào tại đây ngoài việc có những suất đất được cấp theo quy định, họ còn đi thuê thêm ở các khu khác như tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với giá 3 triệu đồng/năm/sào. Tuy nhiên, các cánh đồng ở bên kia sông ngập còn nặng hơn so với Phú Thượng. Do đó, nhà anh Minh, anh Thành, chị Thúy đều bị thiệt hại rất nặng. “Nhà tôi có 2 mẫu được cấp và 6 sào đi thuê, đào đều chế.t hết”, chị Thúy nói.
Bà Nghị tâm sự, biết trước sẽ ngập sâu mà không làm gì được. “Quất ở Tứ Liên cây nào trồng trong chậu họ còn không có người chuyên chở để cứu, đào trồng bám vào đất cứu làm sao nổi. Đến cái máy bơm nước còn không kịp tháo. Vừa không có chỗ để vừa không thể đán.h hàng nghìn cây lên được. Có đán.h cây lên được cũng chế.t hết”, bà Nghị nói.
Tính đến sáng 16/9, nước sông Hồng khu vực nội đô Hà Nội đã rút 4 mét so với mấy ngày trước đó nhưng vẫn cao hơn ngày thường. Bà con nông dân cho biết, nếu như đào bị ngâm khoảng 1-2 ngày may ra có thể cứu vãn được, nhưng do bị ngập sâu tới 4 ngày nên chỉ có vứt đi, kể cả gốc đào cũng không còn tác dụng.
Người dân nơi đây chia sẻ, kể từ nước sông Hồng dâng cao sau trận bão Niki gây ngập tháng 8/1996 gây chế.t cả cánh đồng trồng đào ở Phú Thượng, Nhật Tân đến nay, đây là lần thiệt hại nặng thứ hai, chưa tính đợt lụt lịch sử năm 1971.
Với thiệt hại như này, người nông dân sẽ phải đi tìm mua phôi đào mới với giá khoảng 3 triệu/cây, còn nếu mua được giống đào giá cũng khoảng 30.000 đồng/giống.
Sau khi chiết ghép, sớm nhất cũng phải Tết sang năm nông dân nơi đây mới có thành phẩm để bán ra thị trường.
Theo báo cáo của TP Hà Nội, toàn thành phố có 11.678ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại – số lượng thiệt hại lớn nhất về hoa màu trong các địa phương ở miền Bắc.
Còn theo báo cáo của UBND phường Nhật Tân, mực nước dâng cao trên sông Hồng khiến toàn địa bàn có khoảng 25,5ha đất bãi ngập với khoảng 20.000 cây đào bị ngập nước.
Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi
Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.
Sáng ngày 7/9, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh các tài xế điều khiển ô tô chạy thật chậm để che gió, giúp nhiều người đi xe máy lưu thông qua cầu an toàn giữa trời mưa bão.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, từ sáng cùng ngày, ở Hà Nội bắt đầu xuất hiện mưa to gió giật khiến nhiều người đi xe máy qua cầu Nhật Tân gặp khó khăn.
Theo hình ảnh từ clip, khi lưu thông qua cầu Nhật Tân, thấy nhiều người đi xe máy rất vất vả nên 5 tài xế ô tô đã cố gắng đi chậm, nối đuôi nhau thành hàng để chắn gió, "dìu" xe máy.
Hình ảnh đoàn xe máy được ô tô "dìu" qua cầu Nhật Tân. Ảnh chụp màn hình
Dù đoạn clip chỉ dài 13 giây nhưng việc người đi xe máy được giúp qua cầu an toàn tạo nên một hình ảnh đẹp, ấm lòng trong gió bão.
Ngay sau khi khoảnh khắc này được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người đã hết lời khen ngợi hành động đẹp của các tài xế.
Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ cho biết, từ 7-13h ngày 7/9, tại Hà Nội lượng mưa phổ biến 30- 60mm. Dự báo chiều và đêm, khu vực nội thành và một số huyện có gió mạnh cấp 5- 6, sau tăng lên cấp 7- 8, giật cấp 10.
Từ chiều nay đến sáng 8/9, thành phố sẽ có mưa to đến rất to, nội thành và các huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh 200 - 300mm, có nơi trên 400mm; thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên 150 - 250mm, có nơi trên 350mm.
6 ô tô đâ.m dồn toa trên cầu Nhật Tân Chiều 25/8, một vụ ta.i nạ.n giao thông liên hoàn đã xảy ra trên cầu Nhật Tân (Hà Nội). Tại hiện trường có 6 ô tô con bị hư hỏng. Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h chiều 25/8, một vụ ta.i nạ.n giao thông liên hoàn xảy ra trên cầu Nhật Tân (Hà Nội), hướng từ huyện Đông Anh vào trung tâm...