Hà Nội: Những dòng sông ngắc ngoải
Vàng khè, sủi bong bóng và bốc mùi tanh nồng là hình ảnh dễ bắt gặp tại các dòng sông ở Hà Nội.
Địa hình nhiều sông hồ, điều hòa khí hậu nhưng hiện nay, những “lá phổi” này đang đứng trước nguy cơ bị “bức tử” khi tình trạng hóa chất độc hại khi các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố xả trực tiếp ra sông hàng ngày.
Nước pha lẫn hóa chất nổi bong bóng từ cơ sở tái chế thùng phi cạnh sông Đáy
Tại chân cầu Mai Lĩnh, phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội từ lâu đã tồn tại các cơ sở tái chế thùng phi cũ nằm ngay sát bờ sông Đáy.
Những chồng thùng phi cũ đựng hóa chất, nhựa đường… chất cao như núi, được công nhân chiết chất cặn ra, rồi mang đi cọ rửa và ép phẳng, thậm chí nhiều người còn mua thùng còn nguyên về đựng nước sinh hoạt.
Nước nhuộm vải vàng đang được xả ra sông Nhuệ
Video đang HOT
Lượng nước dùng cọ rửa thùng mang theo gỉ sắt, dầu nhớt và hóa chất độc hại theo đường ống nhựa thải thẳng ra sông Đáy.
Công nhân cọ rửa thùng phi hóa chất và nước xả đổ thẳng ra sông Đáy
Ngay cuối đường ống xả ra sông, những mảng gỉ sắt đã đóng thành mảng xanh đỏ, nằm đọng lại cả diện tích lớn trên bề mặt sông, bất cứ ai đứng gần đều bị cảm giác tức thở, choáng váng do mùi hóa chất sộc thẳng vào mũi.
Trao đổi với PV, ông Lê Quang Thoan, Chủ tịch UBND phường Đồng Mai cho biết, phường đã nắm được tình trạng này. Chi cục của Sở TN&MT cũng đã về lập biên bản xử lý, ra quyết định xử phạt.
“Hiện nay trách nhiệm của chúng tôi là đôn đốc 2 đơn vị đó để di chuyển ngành nghề kinh doanh thùng phi và tái chế thùng phi. Về tiến độ, phường thường xuyên giao cho công an đôn đốc nhắc nhở yêu cầu không được kinh doanh.
Nếu họ tiếp tục thì chúng tôi chỉ đạo anh em đến yêu cầu họ tự thu dọn”, ông Thoan nói.
Trước thông tin của PV rằng tình trạng này vẫn còn, ông Thoan cho biết sẽ cho người đi kiểm tra tình hình.
Cách đó không xa, tại khu vực giao thoa giữa sông Đáy và sông Nhuệ thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông. Nơi này tập trung khá đông các cơ sở nhuộm vải. Sau khi nhuộm, nước nhuộm được các cơ sở thải trực tiếp ra sông Nhuệ theo đường ống chạy ngầm dưới lòng đất một cách tinh vi để né các cơ quan chức năng.
Mặc dù, tình trạng trên đã được người dân địa phương kêu cứu, các cuộc kiểm tra liên ngành được mở ra nhưng… dòng sông vẫn đang chết dần từng giờ.
Theo_VietNamNet
Phần mềm kết nối dữ liệu BHYT vận hành trước...
Bộ Y tế đang gấp rút xây dựng kế hoạch, tiến độ, giải pháp cụ thể để hoàn thành việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) tại đơn vị, thực hiện trích xuất dữ liệu, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện trước ngày 30/6.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định và thanh toán BHYT
Tại hội nghị trực tuyến đẩy mạnh thực hiện BHYT toàn dân tổ chức vào ngày 3/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT, thực hiện kết nối liên thông toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trước 30/6.
Việc đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa trong khám, chữa bệnh nhằm minh bạch quyền lợi của người dân tham gia BHYT, ngăn chặn việc lợi dụng, lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tin học hóa BHYT, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bộ cũng thành lập ban chỉ đạo của ngành, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Hiện nay có hơn 3.400 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc đã trích xuất được dữ liệu điện tử đầu ra phục vụ yêu cầu thanh toán BHYT sẵn sàng chuyển đến cơ quan BHXH từ ngày 30/6.
Tuy nhiên, vẫn còn 20/63 sở y tế chưa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, hơn 8.000/13.932 cơ sở khám chữa bệnh chưa báo cáo khảo sát công nghệ thông tin (chiếm 60%). Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện, các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn gặp một số bất cập trong việc trích xuất, kết nối liên thông dữ liệu, đường truyền.
Để hoàn thành việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị "Đẩy mạnh thực hiện tin học hóa trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT; hướng dẫn trích chuyển dữ liệu lên cổng dữ liệu" với sự tham gia các sở y tế, bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Tại hội nghị này, Bộ Y tế tập trung phổ biến, hướng dẫn nguyên tắc áp dụng bộ mã danh mục dùng chung; hướng dẫn trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh lên cổng tiếp nhận dữ liệu của Bộ Y tế và yêu cầu thanh toán BHYT lên cổng dữ liệu giám định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, đồng thời lấy ý kiến các đại biểu vào dự thảo Thông tư trích chuyển và quản lý dữ liệu khám chữa bệnh BHYT.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện khảo sát hiện trạng phần cứng, phần mềm của các cơ sở y tế trên toàn quốc; xây dựng và triển khai hệ thống cổng thông tin tích hợp ngành y tế, trung tâm tích hợp dữ liệu khám chữa bệnh BHYT; xây dựng kết cấu chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ cấu giá dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng triển khai ở tất cả các khâu...
Cho đến nay, Bộ Y tế đã ban hành chuẩn dữ liệu đầu ra của phần mềm quản lý khám chữa bệnh; ban hành bộ mã dùng chung gồm 8 danh mục: Dịch vụ kỹ thuật (4.889 dich vụ), thuốc tân dược (20.000 mục), vật tư tiêu hao, thuốc và vị thuốc y học cổ truyền (547 chế phẩm và 349 vị), bệnh y học cổ truyền (1.000 bệnh), bệnh theo ICD X, máu và chế phẩm máu, cơ sở khám chữa bệnh. Bộ cũng đã triển khai thử nghiệm kết nối dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh tại 4 tuyến với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ở 6 tỉnh là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Tiền Giang và Cà Mau.
Nguyên Bảo
Theo Danviet
EU cảnh báo các cơ sở xuất khẩu thủy sản có chất kháng sinh cấm Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam sẽ bị Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào EU trong trường...