Hà Nội: Nhiều hộ thoát nghèo nhờ trồng dược liệu, nuôi bò ở vùng đệm khu bảo tồn, vườn Quốc gia
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) đã xây dựng các mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu (ba kích, kim tiền thảo, hà thủ ô, sa nhân tím, đinh lăng, khôi tía, mắc ca, sơn tra, tre bát độ, quế,, trám ghép…).
Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông đã mang lại giá trị kinh tế không nhỏ cho các hộ gia đình.
Nhiều hộ thoát nghèo nhờ trồng dược liệu, nuôi bò ở vùng đệm khu bảo tồn, vườn Quốc gia
Sáng 24/12, tại Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Trung tâm KNQG tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp: “Giải pháp phát triển sinh kế bền vững tại vùng đệm một số khu bảo tồn, vườn quốc gia”.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG chia sẻ về hiệu quả của các mô hình khuyến nông, hỗ trợ người dân sống ở vùng đệm một số khu bảo tồn, vườn Quốc gia. Thực hiện: Minh Ngọc
Theo Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NNPTNT), hàng năm các Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng vùng đệm từ ngân sách Trung ương với diện tích bình quân khoảng 500.000 ha, mức khoán cho hộ gia đình, cộng đồng căn cứ đối tượng, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.
Tổng số 74 ban quản lý rừng đặc dụng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, chiếm 45% tổng số ban quản lý rừng, với tổng diện tích rừng năm trong lưu vực là 1,148 triệu ha, chiếm khoảng 48% về diện tích rừng đặc dụng, kinh phí chi trả khoảng 320 tỷ đồng, bình quân 292 ngàn đồng/ha (thấp nhất là 628 đồng/ha và cao nhất là 1 triệu đồng/ha).
Giai đoạn 2016 – 2020, hàng năm có khoảng 1.100 lượt thôn/bản vùng đệm các Khu bảo tồn đã được hỗ trợ thông qua Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển vùng đệm với tổng kinh phí khoảng 43,8 tỷ đồng.
Tại Diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, trong những năm qua, Trung tâm đã chú trọng đến công tác chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân thông qua các lớp tập huấn, các diễn đàn, tọa đàm và các mô hình trình diễn về lâm sản ngoài gỗ.
Trong đó, có thể kể đến như mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu (ba kích, kim tiền thảo, hà thủ ô, sa nhân tím, đinh lăng, khôi tí, đảng sâm, đương quy…) tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Gia Lai, Đắk Nông…
Đồng bào Dao ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) trồng cây thuốc nam ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Vì.
Mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm (mắc ca, sơn tra, tre bát độ, quế,, trám ghép, giổi ăn hạt…) tại các tỉnh: Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa, Phú Yên…
Video đang HOT
Hay như mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu: mây K83, luồng… được triển khai tại các tỉnh: Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa…
“Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông đã mang lại giá trị kinh tế cho các hộ gia đình, chính vì vậy đã có nhiều hộ hộ dân trên địa bàn vùng dự án mở rộng diện tích, hình thành các vùng trồng tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước”, ông Thanh cho biết.
Ông Đỗ Thanh Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Ba Vì cho biết, trong những năm qua Ban quảng lý Vườn Quốc gia Ba Vì đã tăng cường công tác tuyên truyền, tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển rừng, cũng như hỗ trợ sinh kế cho những hộ dân sống ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Vì.
Hơn 30 năm nay, nhờ làm tốt công tác quản lý lừng theo quy chế rừng đặc dụng, được sự quan tâm từ Trung ương, địa phương và nhân dân vùng đệm, đến nay Vườn Quốc gia Ba Vì không còn hiện tượng người dân khai thác rừng tự nhiên trái phép. Mỗi người dân cũng có ý thức hơn bảo vệ rừng.
Cán bộ Vườn quốc gia Ba Vì trao bò giống cho các hộ dân tại xã Minh Quang (huyện Ba Vì) trong chương trình hỗ trợ thôn, bản vùng đệm năm 2019.
Sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì trong cảnh hộ nghèo hơn 60 năm nay, 2 đứa con đi làm xa để lại cho vợ chồng bà Đỗ Thị Mai, thôn Cốc Đồng Tâm, xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) nuôi 2 đứa cháu nhỏ. Trước giờ, bữa cơm của 2 ông bà già chỉ dựa vào củ sắn, củ khoai. Chưa bao giờ bà nghĩ đến thành quả có được ngày hôm nay.
Năm 2018, nhờ được Vườn Quốc gia Ba Vì cấp cho con bò giống, đến nay bò nhà bà Mai đã sinh được 2 con bê khỏe mạnh, nhiều người đến xem còn trả giá cao. “Được chính quyền các cấp, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Vì giúp đỡ về sinh kế, tôi rất phấn khởi. Giờ đây gia đình tôi đã có cơ hội thoát nghèo”.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, trong thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp triển khai các mô hình để hỗ trợ người dân sống ở vùng đệm một số khu bảo tồn, vườn Quốc gia. Ảnh: Minh Ngọc
Thời gian qua, Vườn Quốc gia Ba Vì đã không ngững hỗ trợ sinh kế cho người dân sống ở vùng đệm có đời sống ngày một nâng lên. Năm 2018, Vườn Quốc gia Ba Vì đã cấp 82 con bò giống và hơn 20.000 cây giống ăn quả cho các thôn, bản.
Tại Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về bảo vệ rừng, động vật hoang dã, kết hợp hỗ trợ sinh kế cho người dân sống ở vùng đệm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, hộ dân sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà chia sẻ: “Tôi cùng các hộ dân sống ở vùng đệm của Vườn thường xuyên được cán bộ kiểm lâm tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và động vật sống trong Vườn. Ngày trước, tình trạng người dân săn bắt Voọc, nhưng giờ đây bà con đều có ý thức bảo vệ, giữ gìn động vật quý hiếm này”.
Miền Bắc đã có 441.000ha cây ăn quả, xây loạt nhà máy chế biến sâu
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình và Điện Biên tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến với chủ đề "Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu".
Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết nối các điểm cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình và Điện Biên.
Tại điểm cầu tỉnh Sơn La có lãnh đạo Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La; Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; một số phòng, ban trực thuộc sở và gần 100 đại diện nông dân, HTX và trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai và thành phố.
Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết nối các điểm cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình và Điện Biên. Ảnh: Hà Hoàng.
Cây ăn quả tăng cả về diện tích và sản lượng
Những năm gần đây diện tích cây ăn quả cả nước tăng nhanh về cả diện tích, sản lượng.
Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây ăn quả cả nước năm 2020 đạt trên 1,1 triệu ha, riêng các tỉnh phía Bắc có gần 441.000 ha, tổng sản lượng các loại cây ăn quả đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002.
Toàn vùng có 15 địa phương sản xuất cây ăn quả lớn, quy mô trên 10.000 ha/tỉnh, 1 số địa phương các tỉnh phía Bắc đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá mang lại giá trị kinh tế cao.
Nhiều vùng sản xuất cây có múi, cam, quýt quy mô lớn đã hình thành ở các tỉnh Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An...
Các đại biểu tham gia Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến. Ảnh: Hà Hoàng.
Tuy nhiên, với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng cây ăn quả ngày càng tăng trên cả nước, đòi hỏi cần phải có giải pháp hiệu quả để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân ổn định.
Tại Sơn La, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Sơn La đã chủ trương đưa cây ăn quả lên đất dốc.
Đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng thương hiệu và đảm bảo an toàn thực phẩm; gắn với ưu đãi, thu hút đầu tư đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chế biến và chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 80.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra; tổng sản lượng quả tươi đạt gần 428.000 tấn/năm.
Trong đó, 955 ha cây ăn quả ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; gần 2.700 ha cây trồng được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP; với 158 chuỗi cung ứng sản phẩm cây trồng an toàn; hơn 1.646 ha cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La cho biết: Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, sau 6 năm thực hiện đưa cây ăn quả lên đất dốc, Sơn La đã vươn lên trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, được đánh giá là "hiện tượng nông nghiệp" của Việt Nam với nhiều mô hình thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha.
Công tác thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm quả được tỉnh đặc biệt quan tâm, gồm: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods tại huyện Mộc Châu; Nhà máy bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến quả, đồ uống nước quả công nghệ cao của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến rau quả DOVECO Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang được xây dựng tại huyện Mai Sơn...
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến thu hút đông đảo người nông dân tham gia học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Hà Hoàng.
Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu
Theo bà Cầm Thị Phong, thực tiễn cho thấy, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại.
Vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, qua đó đẩy mạnh chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cây trồng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, bảo đảm chất lượng phục vụ xuất khẩu.
Tại điểm cầu tỉnh Sơn La có lãnh đạo Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La; Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; một số phòng, ban trực thuộc sở và gần 100 đại diện nông dân, HTX... Ảnh: Hà Văn Hoàng.
Trong năm 2021, toàn tỉnh Sơn La đã xuất khẩu 17.323 tấn quả các loại và 5.655 tấn được thu mua, chế biến xuất khẩu của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty CP chế biến nông sản Việt Xanh xuất khẩu sang thị trường Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc; Công ty TNHH Mia Fruit, HTX Hoa Mười, HTX Bảo Minh, Công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Phương Mai (thị trường Trung Quốc)...
Ban cố vấn giải đáp những thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp, HTX tại Diễn đàn. Ảnh: Hà Hoàng.
Tại diễn đàn, Ban cố vấn điểm cầu Trung ương và tỉnh Sơn La đã trả lời các câu hỏi của đại diện HTX, nông dân liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và nông dân trong việc mở rộng thị trường xúc tiến thương mại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, xây dựng các chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; các chính sách hỗ trợ pháp luật HTX, hỗ trợ nông dân, HTX tham gia chuỗi sản xuất vùng nguyên liệu chế biến và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ cho Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La...
Độc nhất vô nhị: Ở đây gà được thể hiện cảm xúc, nuôi theo tiêu chuẩn "5 không" Khi đảm bảo được phúc lợi động vật tốt, người chăn nuôi có thể giảm thiểu một số chi phí đầu vào, đồng thời có thể tăng được năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm, giảm thiểu được chi phí thú y do ít bệnh tật xảy ra. Gia tăng giá trị khi tham gia phúc lợi động vật Theo báo...