Hà Nội: Nhan nhản xe “rùa bò” bắt khách ven đường
Tại khu vực trước cổng trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, nhan nhản xe khách cố tình đi với tốc độ “rùa bò”, mở cửa chào mời đón khách, mặc cho giao thông đang tắc nghẽn.
Đây là những hình ảnh mà chúng tôi nghi nhận được trước cổng trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc Gia Hà Nội vào chiều 12/2. Những chuyến xe khách đa số xuất phát từ bến xe Mỹ Đình vẫn ngang nhiên tấp vào lề đường để bắt khách. Lơ xe thậm chí còn rời khỏi xe rồi đi mời chào khách như thế này.
Có lẽ, lái xe của hãng xe Đức Phúc chạy tuyến Quảng Ninh Mỹ Đình coi đây như là một bến xe phụ trên lộ trình của mình. Chỉ trong vòng khoảng 15 phút đỗ ở đây, chiếc xe này đã bắt thêm được cả chục hành khách. Rất nhiều xe khách chạy các tuyến như Hà Nội -Thái Nguyên, Hà Nội – Tuyên Quang… đỗ lại từ 15 đến 20 phút để bắt khách mặc cho giao thông đang tắc nghẽn.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Nằm gầm cầu thang trông người bệnh tránh rét qua ngày
Dưới cái giá rét 11 độ C của mùa đông Hà Nội, người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện căng bạt, nằm vạ vật ngoài hành lang, ghế đá, nằm ngay dưới chân cầu thang... để tránh rét qua ngày.
Tiết trời càng ngày càng lạnh, gió mỗi lúc một lớn, hành lang bệnh viện thì hút gió và nặc mùi thuốc khử trùng. Ngay cả bác sĩ hay y tá làm việc suốt ngày ở đây cũng khó chịu được những thứ ấy, vậy mà những người nhà bệnh nhân, bên cạnh việc thiếu thốn, vất vả, lo lắng về tình hình bệnh của người thân họ lại còn phải chịu đựng cảnh "ăn chực, nằm chờ" dưới thời tiết giá rét mùa đông.
Đối với một số người ở tỉnh thành khác như Nam Định, Tuyên Quang, Thái Nguyên... hay xa xôi hơn nữa là những người từ trong Nam đưa người nhà ra để chữa bệnh không có tiền thuê trọ, họ chuẩn bị chăn, chiếu, màn rồi nằm tạm luôn ở dưới gốc cây, có người còn dựng lều trong sân bệnh viện. Lâu dần, họ trở thành "bạn" cùng cảnh ngộ, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm khi ở đây và nên ăn những gì vừa tốt mà lại vừa với túi tiền.
Video đang HOT
Một số người ở lại chăm sóc người nhà đã lâu nên căng màn, đặt ghế cố định ở góc hành lang để ngủ qua đêm.
Nhiều bệnh viện có chế độ riêng để giúp đỡ người nhà bệnh nhân, ví dụ như Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng nhà lưu trú, bán cơm từ 15.000 đến 20.000 đồng/suất, giới thiệu nhà trọ giá rẻ.... Thế nhưng, người có hoàn cảnh khó khăn thì nhiều còn việc giúp đỡ của bệnh viện có hạn nên không khó để bắt gặp nhiều cảnh tượng đứng, ngồi, nằm ở khắp bệnh viện.
Chia sẻ về những ngày sống ở Bệnh viện E để chăm sóc người chú bị tai biến mạch máu não, bác T. (52 tuổi, quê Tuyên Quang) cho biết: "Ngày nào tôi cũng ngủ dưới gầm cầu thang này. Khu vực này là chỗ ngủ của 4, 5 người nhà tới chăm bệnh nhân, mỗi người một quê, mỗi người một cảnh ngộ. Tôi chăm chú đã được một tháng, không biết bệnh tình rồi thế nào nhưng cứ chăm sóc vậy chứ biết làm sao.
Mọi khi nhiều muỗi lắm nhưng may hôm nay ít muỗi. Ở nhà trên chăn, dưới chăn còn lạnh. Ở đây trên thì chăn mỏng, dưới gì lưới lỗ, nằm như thế này lạnh lắm nhưng không có tiền thì đành chịu vậy".
Do quá giá rét nên bác T. ăn và ngủ ngay dưới gầm cầu thang bệnh viện cho đỡ lạnh.
Cũng theo bác T., thường thì mỗi bệnh nhân sẽ có 2 đến 3 người nhà nhưng buổi tối chỉ 1 người được ở bên trong cùng bệnh nhân. Bệnh viện sẽ khóa cửa, những người nhà khác tự kiếm chỗ ngủ ở ngoài. Buổi sáng thì 5h30 sẽ mở cửa để người nhà mang đồ ăn vào.
Chỉ tay vào chiếc ghế xếp đang nằm, bác nói: "Cái ghế này lúc còn mới thì người ta mua 300.000 đồng, nhưng bác mua cũ lại thì chỉ có 100.000 đồng thôi. Chỗ này ai cũng nằm như thế".
Skip
Chị Phương A. cho biết thêm: "Bệnh viện thông báo, dạo này có nhiều đối tượng trộm cắp vặt vào bệnh viện nên mọi người cần cảnh giác. Đêm nằm đã lạnh lại còn phải trông trộm thành ra chẳng ngủ được. Đi chăm người bệnh chắc mình cũng bệnh mất".
Tết Nguyên đán 2015 đang tới rất gần, tất cả họ đều mong được về nhà để có thể cùng người thân đón một cái Tết tròn đầy chứ không phải chịu cảnh sống tạm bợ nơi đây. Nhưng có lẽ, điều mong ước đó rất khó thực hiện, nhất là đối với những người có người thân bị bệnh nặng.
Hình ảnh một em bé ngồi bế em chờ mẹ đến ngủ gật tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời tiết giá lạnh này khiến ai đi qua cũng chạnh lòng.
Một số người chọn cách nằm gầm cầu thang để bớt gió.
Người nhà bệnh viện Phụ sản Trung ương nằm co ro trên manh chiếu chờ tới lượt đưa người thân vào khám. (Ảnh: Xuân Tùng).
Gầm cầu thang rất ẩm thấp, tối tăm và nhiều muỗi bọ nhưng họ vẫn phải nằm ngủ vì không còn nơi nào tốt hơn.
Nhiều người tập trung lại một góc của bệnh viện Phụ sản Trung ương để chia sẻ câu chuyện của chính mình và cũng là để bớt lạnh. (Ảnh: Xuân Tùng).
Người đàn ông này kê ghế nằm ở chiếu nghỉ giữa tầng 2 và tầng 3 nhà C Bệnh viện E để tránh gió lùa.
Vừa lo lắng về tình hình sức khỏe của người nhà vừa phải chống chọi lại giá rét khiến nhiều người không thể ngủ được.
Trước cửa phòng cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y, người đàn ông này ăn vội suất cơm hộp để bớt đói.
Mặc dù nhiều bệnh viện có chế độ giúp đỡ người nhà bệnh nhân nhưng đối với những người có hoàn cảnh đặc biết khó khăn thì họ cũng không dám thuê những phòng trọ giá rẻ để ngủ.
Vũ Nga
Theo_Người Đưa Tin
Hành trình "85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng" Hơn 100 bức ảnh đẹp đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được trưng bày trong buổi triển lãm ảnh tại Hà Nội với chủ đề "85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng" Đó là những hình ảnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi mới chỉ là Chi bộ...