Hà Nội: Nhãn chín muộn ra toàn lá, dân “mếu máo” vì thất thu nặng
Nếu năm ngoái, người dân trồng nhãn chín muộn ở huyện Hoài Đức và Quốc Oai vô cùng phấn khởi vì nhãn vừa được mùa, được giá, thì năm nay lại trái ngược hoàn toàn, khi hàng vạn cây nhãn chỉ toàn lá, lác đác vài chùm quả. Thiên nhiên, thời tiết đã biến mùa nhãn ngọt thành mùa nhãn… “đắng”.
Được biết, tại thôn Đại Tảo, xã Đại Thành (Quốc Oai) nơi có cây nhãn tổ hơn 120 tuổi. Giống nhãn chín muộn đã có từ hơn 100 năm nay, nhưng nó mới thực sự trở thành cây trồng chủ lực, cây đặc sản ở Quốc Oai và Hoài Đức khoảng 10 năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Thành, 41 tuổi, hậu duệ đời thứ 3 sở hữu cây nhãn tổ này cho biết, khi anh còn nhỏ đã thấy cây nhãn cao lừng lững, muốn hái quả phải bắc thang mới hái được.
Năm nay hầu hết các vườn nhãn chín muộn ở huyện Quốc Oai và Hoài Đức (Hà Nội) đều mất mùa, quả thưa và nhỏ do thời tiết khắc nghiệt.
Cụ Nguyễn Thị Cước, mẹ ông Thành kể lại: “Hiện cây nhãn tổ đã bước sang tuổi 122. Biết đây là cây nhãn quý, nên gia đình chăm sóc rất cẩn thận. Hồi đó thấy cây nhãn ăn ngon, lại chín muộn, nên các hộ xung quanh đến xin hạt, cây giống về trồng, chứ chưa biết chiết cành như bây giờ, cũng không bán chác, tiền nong gì”.
Về đặc điểm nhận dạng, nhãn chín muộn Đại Thành có hình dáng méo, quả to, vỏ nhẵn, khi quả chưa chín có màu nâu. Điểm vượt trội của giống nhãn này là thời gian chín muộn hơn các loại nhãn khác từ 30 – 40 ngày (giữa tháng 8 đến cuối tháng 9). Do độ xuống nước của nhãn chậm, nên có thể để được quả trên cây cả tháng mà chất lượng vẫn ngon, không bị mất vị, nên không phải dùng thuốc hãm quản rất an toàn.
Nhãn quả nhỏ, màu mã không được bắt mắt, tuy nhiên ước tính giá có thể tăng từ 20 – 30%, do sản lượng nhãn năm nay giảm khoảng 50% so với năm ngoái.
Từ cây nhãn quý này, gia đình ông Thành đã nhân ra hơn 150 cây, trong đó có 15 cây được Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT Hà Nội tuyển chọn là cây đầu dòng để nhân giống.
Tính đến nay, từ một cây nhãn tổ ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai đã có khoảng 120ha nhãn chín muộn, với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Ngoài ra nhãn còn được trồng ở một số xã của huyện Hoài Đức như: xã An Thượng, Song Phương, Đông La… với diện tích hơn 100ha.
Video đang HOT
Cả một vườn nhãn bạt ngàn chỉ toàn lá, lác đác vài chùm quả nên nhiều hộ trồng nhãn ở Quốc Oai, Hoài Đức đang rơi vào cảnh dở khóc, dở cười khi thu không đủ bù chi.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trái với niềm vui được mùa năm ngoái, năm nay tỷ lệ cây nhãn có quả chỉ đạt khoảng 50%. Như năm ngoái, khoảng tháng 7 âm lịch, tại các vườn nhãn ở Quốc Oai, Hoài Đức nhà nhà đã dùng lưới để che bảo vệ nhãn, với những chùm nhãn sai lúc lỉu, thì năm nay đến các vườn nhãn, hầu hết chỉ toàn thấy lá, lác đác vài cây sai quả, còn lại các cây chỉ lác đác vài chùm quả.
Từ nhiều năm nay, nhãn là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây. Nhưng năm nay, nhãn mất mùa khiến hàng chục hộ dân rơi vào cảnh dở khóc dở cười, khi thu không đủ bù chi.
Nếu năm ngoái vào thời điểm này, tất cả các vườn nhãn ở Quốc Oai, Hoài Đức đều lúc lỉu quả, thì nay cây lại ra chồi, chứ không đậu quả.
“Năm ngoái giá nhãn đạt khoảng 40.000 – 45.000 đồng/kg, năm nay mất mùa rất có thể giá nhãn sẽ dao động khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg, dù giá cao nhưng cũng không có nhãn để bán. Hơn nữa với sản lượng thu hoạch thấp như vậy, giá cao nữa cũng không thể giúp người trồng bù lại chi phí đầu tư bón phân, bồi bổ cho cây nhãn suốt cả năm trời” – bà Minh ở xã An Thượng (Hoài Đức) chia sẻ.
Theo Danviet
Cỏ mọc thành 'rừng' ở Đại lộ Thăng Long
Dải phân cách giữa, hành lang hai bên đại lộ Thăng Long (Hà Nội) cỏ mọc cao lút tầm nhìn sau thời gian dài không được chăm sóc.
Đại lộ Thăng Long dài khoảng 30 km, bắt đầu từ ngã tư giao với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng (Hà Nội), đi qua các quận huyện Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất đến điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.
Tuyến đường này gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Tháng 8/2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin, chi phí cắt cỏ cho 24 km đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.
Thành phố sau đó dừng cắt cỏ, tỉa hoa trên nhiều tuyến phố để rà soát. Với đại lộ Thăng Long, việc cắt tỉa chỉ được duy trì với đoạn đầu đại lộ (khoảng một km), từ Trung tâm hội nghị quốc gia đến toà nhà Bộ Ngoại Giao.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2016 về việc nhiều tuyến đường để cỏ mọc hoang sau khi thành phố dừng cắt tỉa, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho hay, sau khi tạm dừng để thu gọn đầu mối, rà soát và ban hành định mức mới, việc cắt tỉa đã được tiến hành trở lại.
"Ở những khu vực xa trung tâm, sẽ giảm tần suất cắt tỉa để giảm chi phí của ngân sách, nhưng vẫn đảm bảo môi trường", ông nói.
Sau gần một năm Hà Nội thực hiện chủ trương giảm tần suất cắt tỉa nêu trên, cỏ dại và nhiều loại cây khác nhau đã mọc tràn ra vệ đường dọc theo khoảng 20 km đường ở đại lộ Thăng Long.
Có những đoạn cỏ và cây dại mọc cao hơn đầu người.
Cỏ và cây dại mọc che cả taluy đường, làm hạn chế khả năng quan sát của tài xế, tiềm ẩn nguy hiểm.
Tại một số điểm, người dân tận dụng dải phân cách giữa các làn đường để trồng rau, cây ăn quả.
Vườn bưởi trĩu quả ở giữa hai làn đường của đại lộ Thăng Long.
Hàng cây chuối được trồng xen kẽ ở dải phân cách, có một số cây đang ra buồng.
Giang Huy
Theo VNE
Cỏ dại um tùm suốt 24km Đại lộ Thăng Long Cỏ, cây dại không được cắt tỉa mọc um tùm, tràn cả ra lề đường. Nhiều đoạn, cây dại trùm lên cả dải phân cách, làm mất tác dụng của đèn phát quang báo hiệu giao thông. Cỏ dại um tùm suốt 24 km Đại lộ Thăng Long Được thông xe và gắn biển dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà...