Hà Nội: Nguy cơ thiếu 60.000m3 nước sạch mỗi ngày
Mặc dù nhu cầu nước sạch của người dân tăng cao trong mùa hè, nhưng nguồn nước ngầm tiếp tục bị suy giảm, cộng thêm các sự cố vỡ đường ống cấp nước Sông Đà thì nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong hè này là không thể tránh khỏi. Dự báo tổng lượng nước thiếu hụt trong hè này có khả năng lên tới 60.000m3/ngày – đêm.
Khó khăn chồng chất
Theo Cty NS Hà Nội, hiện nguồn nước ngầm tiếp tục bị suy giảm từ 1% -2% hằng năm, nguồn nước Sông Đà cung cấp cho nội đô cũng chỉ đạt bình quân từ 40.000 – 45.000m3/ngđ, trong khi nhu cầu sử dụng nước hàng năm dự kiến tăng từ 2- 3%. Đặc biệt vào dịp hè có những đợt nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến từ 10 – 15%, do vậy tổng lượng nước thiếu hụt so với nhu cầu từ 40.000 – 60.000 m3/ngày đêm.
Trong khi đó nguồn nước sông Đà cấp cho Cty thường xuyên xảy ra sự cố (đã xảy ra sự cố 2 lần vỡ ống và 1 lần mất điện tại trung tâm nhà máy, gây ảnh hưởng đến công tác điều phối cấp nước đặc biệt cho 2 quận Đống Đa và Cầu Giấy vào đầu năm 2015). Tiếp đến, công tác khoan bổ sung thay thế các giếng suy thoái để duy trì công suất khai thác, bổ sung nguồn nước cũng gặp nhiều khó khăn do quỹ đất thành phố hạn hẹp chưa bố trí được địa điểm khoan thay thế giếng.
Các dự án phát triển nguồn nước mặt sông Hồng, sông Đuống triển khai chậm so với kế hoạch do vướng mắc về bố trí mặt bằng, cơ chế huy động vốn và đầu tư…
Hà Nội đói mặt với nguy cơ thiếu nước vào mùa hè này
Phát huy hết công suất
Với những khó khăn về việc cấp nước hè, Cty NS Hà Nội cho biết, từ 15.4 – hết tháng 10.2015, sẽ phát huy tối đa năng lực sản xuất của các nhà máy, trạm sản xuất, kết hợp công tác chống thất thoát thất thu hiệu quả để khai thác tối ưu sản lượng nước ngầm khai thác từ 585.000 – 620.000m3/ngày – đêm.
Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ xảy ra thiếu nước cục bộ tại một số nơi. Quận Ba Đình: Khu vực phố Hàng Than, Hồng Phúc, Nguyễn Trung Trực, Hàng Đậu, Hòe Nhai, ngõ 18 Quán Thánh, ngõ 25, 45 Phan Đình Phùng, khu vực Đê quai (cuối ngõ 124 Âu Cơ đến cuối ngõ 172 Âu Cơ), K80 đường Bưởi – phường Vĩnh Phúc, ngõ 267 Hoàng Hoa Thám, khu vực mặt đường Hoàng Hoa Thám từ số 267 Hoàng Hoa Thám đến đầu phố Văn Cao, các ngõ 378, ngõ 460, ngõ 530, ngõ 562 Thụy Khuê (đặc biệt là ngách 378/65 Thụy Khuê), mặt đường và các ngõ ngách từ 238 đến 242 Âu Cơ, khu vực mặt đường An Dương Vương, khu vực ngõ 479, ngõ 497 Âu Cơ.
Video đang HOT
Tại Hoàn Kiếm: Khu vực 1, khu vực 2 phường Chương Dương, Phúc Tân, dọc đường Trần Nhật Duật, Tràng Thi, Quán Sứ, Trần Hưng Đạo – Lê Duẩn, phố Huế – Trần Hưng Đạo, Hàng Tre, Hàng Bè, Hàng Buồm.
Quận Đống Đa: Khu vực nước yếu ngách 898/1, khu vực đê La Thành I, đặc biệt là bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Nhi T.Ư, ngách 25/7 phố Vũ Ngọc Phan, ngõ Thái Thịnh II, ngõ 153 Thái Hà, các ngõ ngách phố Nguyễn Phúc Lai, Hoàng Cầu, bãi rác Thành Công, La Thành 3, đặc biệt là 2 trường Đại học Văn Hóa, Mỹ Thuật, ngõ Lệnh Cư, Kim Hoa, Đê La Thành 4, ngách 66 ngõ Thông Phong, ngách 33 ngõ Văn Chương 2, Lê Duẩn, ngõ 354 đường Trường Chinh.
Quận Hai Bà Trưng: Khu vực đê Thanh Lương, đê Nguyễn Khoái, đê Trần Khát Trân, phố Hồng Mai, Trần Thánh Tông, Lê Quý Đôn, Lương Yên, Hoa Lư, Vân Hồ.
Quận Hoàng Mai: Các khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao như ngoài đê (Lĩnh Nam), Đền Lừ, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Bằng A Hoàng Liệt…
Quận Cầu Giấy: Khu vực 4 xã Tứ Liêm, đặc biệt xã Tây Tựu, Liên Mạc, phường Quan Hoa.
Ngoài ra, tại khu vực Đức Giang, Sài Đồng, Trâu Quỳ, Bắc Thăng Long cũng chịu cảnh tương tự.
Để giải quyết tình trạng thiếu nước, Cty sẽ phối hợp với đơn vị cấp nước sông Đà duy trì lượng nước, điều chỉnh hợp lý van cấp và sẽ sử dụng xe stec với những khu vực không thể đưa nước qua mạng ống.
Theo Lao Động
Hàng ngàn hộ dân Hà Nội đang nhịn tắm giặt vì mất nước
Hàng ngàn hộ dân ở Hà Nội đang phải nhịn tắm, giặt. Họ tận dụng từng xô nước để sinh hoạt giữa thời tiết nắng nóng.
Mất nước liên tục 10 ngày, dân nhịn tắm giặt
Đến ngày 21/5, hàng ngàn hộ dân thuộc các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông (HN) chưa có nước sạch.
Ông Đỗ Văn Tiến, 64 tuổi (Định Công Thượng, Định Công, Hoàng Mai) ôm đứa cháu nhỏ 2 tháng tuổi ngồi trước hiên nhà. Khắp người cháu bé nổi đầy nốt đỏ, chốc chốc lại quẫy đạp vì ngứa. Ông Tiến lo lắng nói: "Hai tuần nay, gia đình tôi đã tốn 700 nghìn đồng mua nước giếng khoan, chủ yếu để nấu ăn và tắm cho hai cháu. Nước mua để lâu lắng cặn vàng. Người lớn phải đi tắm nhờ nhà họ hàng. Có lẽ do tắm nước không sạch nên cả hai đứa cháu tôi đều bị mẩn ngứa".
Tại khu vực phường Định Công (Hoàng Mai, HN), tình trạng mất nước đã diễn ra đã hơn 10 ngày nay. Người dân tiết kiệm từng chậu nước, nhịn tắm giặt, đặt mua nước giếng khoan để dùng.
Ông Đỗ Văn Tiến bế đứa cháu 2 tháng tuổi bị mẩn ngứa khắp người vì tắm nước giếng khoan
Đến giờ ăn cơm tối, mọi người vẫn nháo nhác hỏi nhau có nước hay chưa. Người lớn đi tắm nhờ, để dành nước tắm cho trẻ em. Quần áo chất đống trong nhà tắm. Nước giặt đồ xong dùng để lau nhà, nước rửa rau dùng rửa bát, dội bồn cầu.
Hàng trăm hộ dân ở khu Định Công Thượng đang phải mua nước với giá 120 nghìn đồng/ 500m3, cao gấp 10 lần giá nước sạch thông thường. Người dân muốn mua nước cũng phải gọi điện đặt trước. Theo nhiều người dân cho biết, nguồn nước họ mua đều là nước giếng khoan hoặc không rõ nguồn gốc.
Vì giá nước mua ngoài quá đắt đỏ, hai vợ chồng bà Nguyễn Thị Hưng, 76 tuổi (Tổ 3 Định Công Thượng, Hoàng Mai) sang nhà hàng xóm xin từng xô nước giếng khoan nấu cơm.
"Nhà chỉ có hai vợ chồng già, chúng tôi tiết kiệm, không dám mua nước. Đã 3 ngày, tôi không dám tắm, để dành nước nấu cơm, rửa mặt. Thời tiết thì nắng nóng, cứ tiếp tục mất nước chúng tôi sống sao nổi", bà Hưng nói.
Lượng nước tiêu thụ sẽ không tăng đột biến
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Việt - Giám đốc Viwaco - đơn vị bán nước cho các hộ dân trên cho biết: "Nguyên nhân mất nước là do mùa hè người dân dùng nước nhiều, áp lực nước giảm. Năm nay, nhu cầu của người dân tăng đột biến, có ngày cao đến hơn 40% so với bình thường. Thêm vào đó là sự cố mất điện ở Hòa Bình 3 lần, nhà máy nước đầu nguồn không hoạt động được".
Anh Nguyễn Bá Bảy không thể dùng nước giếng khoan vì nước quá đục, lắng cặn vàng
Trả lời câu hỏi, nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài, nhu cầu dùng nước của người dân tăng cao hơn thì liệu có còn xảy ra tình trạng mất nước nữa hay không?
Giám đốc công ty Viwaco nói: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời điểm đầu hè, nhu cầu dùng nước của người dân cao nhất. Sau đó, lượng nước tiêu thụ sẽ không tăng đột biến nữa".
Không đồng tình với lời giải thích của vị giám đốc nhà máy nước, ông Nguyễn Văn Tý, 54 tuổi (Định Công Thượng, Hoàng Mai) cho biết: "Nếu chúng tôi không đóng tiền nước 1 tháng, công ty cắt nước. Vậy mà, từ khi mất nước chưa có một nhân viên nào của công ty đến gặp gỡ, giải thích nguyên nhân cho bà con. Gần nửa tháng nay, chúng tôi phải nhịn tắm, nhịn giặt vì thiếu nước. Tại sao công ty không có một giải pháp nào để khắc phục tạm thời cho người dân?".
Hàng trăm hộ dân ở Định Công, Hoàng Mai, HN vẫn phải đi mua, xin từng can nước
Ông Phạm Ngọc Luyến, tổ trưởng tổ dân phố số 3, Phường Định Công cho hay, ngày 8/5, UBND phường Định Công đã có buổi làm việc với đại diện công ty nước sạch Viwaco. Vị đại diện công ty này cam kết đến ngày 19 chậm nhất đến ngày 20/5, người dân sẽ có lại nước sạch. Tuy nhiên, đến trưa ngày 21/5, các hộ dân ở phường Định Công, Hoàng Mai vẫn chưa hộ nào có sạch để sinh hoạt.
"Để mất nước liên tục hơn 10 ngày, không thông báo trước, công ty Viwaco đã không thực hiện đúng cam kết với người dân trong hợp đồng là cung cấp nước 24/24h. Nếu công ty tiếp tục để xảy ra tình trạng này, chúng tôi sẽ gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ trách nhiệm", ông tổ trưởng dân phố khẳng định.
Theo Khampha
Nhiều phụ nữ phải đi bộ 6km để lấy nước sạch! "Có những nơi trên thế giới, nhiều phụ nữ phải đi bộ 6 km để lấy nước sạch về cho gia đình". Đó là phần mở đầu bài phát biểu cảm nghĩ của em Nguyễn Hà Như, lớp 4/1 trường Phan Đình Phùng, Q.3, TPHCM trong chương trình "Chung tay bảo vệ nguồn nước" nhân Ngày Nước Thế giới. Chương trình "Chung tay...