Hà Nội: Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết
Theo Sở Y tế TP Hà Nội, trên địa bàn TP đã ghi nhận 137 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Các ca mắc sốt xuất huyết rải đều trên tất cả các quận, huyện, các xã, phường, trong đó trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển như quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy.Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội cho biết, mùa dịch sốt xuất huyết của năm 2020 đã bắt đầu.
Số ca mắc sốt xuất huyết được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường.
Với khu vực ngoại thành, theo ông Tuấn, các huyện giáp ranh như Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín là khu vực có nguy cơ cao bùng phát sốt xuất huyết trong nhiều năm liên tục.
Trên phạm vi cả nước, theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.
Với dịch sốt xuất huyết, bài học năm 2019 cho thấy, tỷ lệ người già và phụ nữ có thai mắc nhiều hơn. Hầu hết người dân tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi bệnh nhân có biểu hiện nặng như sốc, chảy máu nặng, tổn thương nội tạng.
Video đang HOT
Đặc biệt, với những bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng chảy máu khó cầm, nhau bong non, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
Bác sỹ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện có nhiều sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết.
Theo đó, nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết, qua điều trị đã giảm sốt hoặc hết sốt thì lập tức dừng điều trị vì nghĩ giảm sốt là hết bệnh.
Tuy nhiên, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao, từ ngày thứ tư trở đi thì giảm sốt, tuy nhiên đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh vì giai đoạn này người bệnh có thể có những biến chứng nặng.
Một sai lầm trong điều trị mà nhiều người mắc phải theo chuyên gia này là người bệnh khi bị sốt xuất huyết tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau về uống, phổ biến nhất là uống 2 loại thuốc Aspirin và ibuprofen. Thực tế, 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh sốt xuất huyết trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
“Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt, không được tự mua thuốc về điều trị bởi khi bệnh trở nặng mới vào bệnh viện, thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều lần”, bác sỹ Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan, PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, các đơn vị cần phải thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp mắc cũng như khoanh vùng xử lý ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội lưu ý các đơn vị cần tiếp tục triển khai các hoạt động khác trong công tác y tế dự phòng. Tổ chức tốt công tác tiêm chủng để phòng các dịch bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng, cung ứng đủ số lượng vắc xin, rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm chủng, quy trình bảo quản vắc xin.
Thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao.
Hà Nội: Hơn 21.000 trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
Sở Y tế TP. Hà Nội vừa thông báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố trong năm 2019.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 tại Hà Nội ổn định, không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh đặc biệt nguy hiểm, hầu hết các bệnh có số mắc giảm, một số dịch bệnh lưu hành có số mắc tăng như sốt xuất huyết, sởi nhưng đã được khống chế kịp thời, không xảy ra dịch lớn và không có tử vong.
Thống kê cho thấy, trong năm 2019, toàn TP. Hà Nội có 12.179 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1.764 trường hợp mắc sởi, 1.045 trường hợp mắc tay chân miệng; 117 trường hợp ho gà và không có trường hợp tử vong.
Toàn thành phố có 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 4 trường hợp viêm não Nhật Bản, 3 trường hợp viêm não mô cầu, 15 trường hợp mắc uốn ván ở người lớn.
Đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã phát hiện hơn 21.000 trường hợp mắc, nghi mắc các bệnh truyền nhiễm.
Trước tình hình nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới, từ cuối năm 2018, Sở Y tế TP. Hà Nội đã tham mưu để UBND thành phố ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố năm 2019.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đã tổ chức giao ban đánh giá kết quả phòng chống dịch thường xuyên, đột xuất để nắm bắt tình hình dịch bệnh, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời đối với các bệnh như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng.
Cùng với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống giám sát dịch từ thành phố đến cơ sở đã tiếp tục được củng cố, tăng cường về nhân lực và nâng cao về trình độ chuyên môn, thực hiện giám sát chủ động tại 63 bệnh viện từ trung ương, bộ, ngành đến quận, huyện.
Theo viettimes
Hà Nội phát hiện gần 140 ca mắc sốt xuất huyết Theo CDC Hà Nội, các ca mắc sốt xuất huyết tập trung ở khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 137 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong. Số ca mắc được phân bổ tại 23/30...