Hà Nội: Người ngoại tỉnh có bằng tiến sỹ được thi công chức
Người ngoại tỉnh muốn thi vào công chức Hà Nội phải có bằng tiến sỹ, tuổi đời dưới 35.
Ngày 14.1, UBND Thành phố ban hành quyết định phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch thi tuyển công chức làm việc tại sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2015.
Năm 2015, thành phố sẽ tuyển 560 chỉ tiêu công chức
Về điều kiện và tiêu chuẩn dự thi tuyển công chức, người dự thi phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng.
Có văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển. Người đăng ký dự tuyển vào ngạch chuyên viên phải có trình độ đại học trở lên, đúng ngành hoặc chuyên ngành cần tuyển.
Trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển công chức phải có ít nhất một trong các điều kiện như: Có bằng Tiến sỹ tuổi đời dưới 35 tuổi; Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; Tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; Có bằng Thạc sỹ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30 tuổi.
Video đang HOT
Theo Quyết định, năm 2015, thành phố sẽ tuyển 560 chỉ tiêu công chức, trong đó có 272 chỉ tiêu khối sở, ban, ngành và 288 chỉ tiêu khối quận huyện.
UBND Thành phố giao các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thông báo công khai, đúng thời gian, đầy đủ các nội dung tại trụ sở của đơn vị: chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển; nội dung, hình thức thi tuyển; thời gian, địa điểm nhận hồ sơ theo quy định; thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập theo hướng dẫn của Hội đồng thi tuyển; Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí dự thi đối với thí sinh dự tuyển theo thời gian quy định của Hội đồng thi tuyển; tổng hợp, nộp lệ phí dự tuyển về Sở Nội vụ;
Xét duyệt hồ sơ của người dự tuyển đảm bảo đúng điều kiện, tiêu chuẩn theo Quy định và Kế hoạch thi tuyển công chức năm 2015; thông báo công khai những người đủ, không đủ đỉều kiện, tiêu chuẩn; hoàn trả hồ sơ, lệ phí đối với người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển; giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt người đủ điều kiện đăng ký dự tuyển.
Theo Dương Tùng (Dân Việt)
Thưởng Tết 2015: Giảng viên lĩnh cả trăm triệu đồng
Dù không "rộn ràng" báo cáo như khối doanh nghiệp nhưng theo khảo sát của NTNN, mức thưởng Tết của giảng viên cũng khá cao. Đến thời điểm ngày 7.1, mức thưởng Tết cao nhất lên đến hơn 100 triệu đồng/người thuộc về Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Trường kêu khó, mức thưởng vẫn cao
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM vừa báo cáo, có cán bộ - giảng viên (CBGV) nhận thưởng tết tới hơn 100 triệu đồng. Một cán bộ của nhà trường cho biết: "Mức thưởng của trường dịp cuối năm chia làm 2 đợt là vào lúc tổng kết năm học (tháng 11) và Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi đợt từ 1 - 3 tháng lương hoặc cao hơn nữa với những cán bộ có đóng góp tích cực cho hoạt động giáo dục đào tạo nhà trường. Tôi cũng không nắm cụ thể mức lương của từng người, nhưng với những CBGV ở vai trò quản lý thì mức thưởng 2-3 tháng lương có thể lên tới hơn 100 triệu đồng". Ngoài ra, cũng theo cán bộ này: "Ngoài thưởng tết, nhà trường còn tặng quà tết và hỗ trợ xe cộ về quê cho CBGV".
Một tiết học tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Quốc Hải
Cũng "xông xênh" không kém là mức thưởng cuối năm của CB-GV Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) với mức thưởng cao nhất tới 60 triệu đồng. Ông Lâm Thành Hiển - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Mức thưởng tết dành cho tập thể CBGV toàn trường dao động từ 6 - 60 triệu đồng tùy theo vị trí công tác và thành tích thi đua trong năm, với mức cao nhất là 1,3 tháng lương và thấp nhất là 0,5 tháng lương. Chúng tôi xác định mức thưởng sẽ xứng đáng với công sức cống hiến của các thầy cô".
Ở khối các trường CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp tại TP.HCM, dù tình hình tuyển sinh những năm gần đây khá khó khăn nhưng các trường vẫn cố gắng thưởng tết cho CB GV để động viên với mức thấp nhất là tháng lương thứ 13. Ông Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng cho biết: "Dù tình hình khá khó khăn nhưng trường vẫn thưởng tết cho CBGV 1 tháng lương, đồng thời cũng hỗ trợ quà tết, vé xe cho CBGV về quê".
Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề công nghệ thông tin iSPACE cho biết: "Ngoài thưởng tháng lương thứ 13, nhà trường còn có những phần quà tết giá trị và lì xì đầu năm mới cho tập thể CBGV nhà trường".
Trường công lập: Mức thưởng tết từ 8 - 20 triệu đồng
Ở khối các trường công lập, dự kiến mức thưởng tết của trường năm nay vẫn duy trì như mọi năm. Chẳng hạn, tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, mức thưởng tết dao động từ 10 - 20 triệu đồng tùy theo cấp bậc và cống hiến của từng CBGV. Ông Phạm Thái Sơn -Phó Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: "Ngoài tháng lương thứ 13 theo quy định, nhà trường còn có tiền thưởng tết dành cho CBGV tùy theo cấp bậc thi đua. Vì vậy mức thưởng thấp nhất với một GV cơ hữu là trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, nhà trường cũng có một phần quà tết cho mỗi CBGV và lì xì đầu năm cho mỗi người".
Cũng theo ông Sơn: "Ngoài thưởng tết cho CBGV, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không về quê ăn tết. Các em này nếu muốn về quê sẽ được nhà trường hỗ trợ vé xe; hoặc nếu ở lại thành phố thì sẽ nhận được phần quà tết và bao lì xì 500.000 đồng".
Mức thưởng tết cũng được duy trì tương đương mọi năm ở nhiều trường ĐH công lập khác như: ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng... Riêng tại ĐH Kinh tế TP.HCM thì do năm nay sẽ áp dụng quy chế tự chủ nên mức thưởng tết phải chờ đến sau khi họp hội nghị CBGV toàn trường sắp tới. Trong khi đó, tại ĐHQG TP.HCM dù chưa công bố chính thức nhưng theo một nguồn tin của NTNN, mức thưởng tết của các trường thành viên dành cho đội ngũ CBGV năm nay cũng tương đương với năm ngoái, dao động khoảng 8 - 10 triệu đồng.
Với các khối trường phổ thông (từ mầm non tới THPT), theo Bộ GDĐT, đặc thù của ngành giáo dục là hưởng lương trong ngân sách nhà nước, không có khoản nào cho thưởng tết hay lương tháng 13. Với các trường học ở nông thôn, miền núi, nhà trường dùng tới 80 - 90% ngân sách nhà nước cấp để trả lương cho giáo viên. Vì vậy, để có được khoản tiền vài trăm nghìn thưởng tết cho giáo viên là cả một cố gắng không nhỏ của tập thể trường suốt một năm học.
Theo tiết lộ của Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Đông (Hà Nội), các trường công lập trong nội thành đều vận dụng Nghị định 43 (quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính với đơn vị sự nghiệp công lập), tiết kiệm cân đối chi tiêu để có khoản tiền thưởng cho giáo viên. Mức thưởng dao động từ 2-7 triệu đồng. Ngoài ra, Quỹ Hội phụ huynh cũng "mừng tuổi" giáo viên chủ nhiệm khoảng 500.000-1 triệu đồng/giáo viên.
Nguyễn Trang
Theo Quốc Hải (Dân Việt)
"Chính chúng ta là thủ phạm gây ra dạy thêm, học thêm" Giám đốc Sở GD-ĐT 5 thành phố lớn nhất cả nước đều băn khoăn với việc Bộ không cho phép thi tuyển vào lớp 6. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, chính việc này khiến ngành giáo dục là thủ phạm gây nên tình trạng dạy thêm, học thêm. Tuyển sinh vào lớp 6 trường Hà Nội-Amsterdam luôn...