Hà Nội: Người đi đường phải dùng “ống nhòm” nhìn biển báo giao thông
Biển báo cấm rẽ trái bị che khuất tầm nhìn, đặt xa so với điểm dừng đèn đỏ để người đi đường quan sát là một thực tế tại ngã tư Thái Hà – Yên Lãng (Đống Đa, Hà Nội) khiến nhiều người đi qua đây thấy khó chịu.
Biển báo cấm rẽ trái tại ngã tư Thái Hà – Yên Lãng (vòng đỏ) đặt không khoa học.
Theo quan sát của PV tại ngã tư đường Thái Hà – Yên Lãng, các phương tiện lưu thông từ Thái Hà rẽ trái sang Hoàng Cầu đều bị vi phạm luật giao thông. Một thực tế cho thấy, việc vi phạm luật giao thông ở đây xuất phát từ việc đặt biển báo giao thông cấm rẽ trái không phù hợp, bất cập. Biển báo cấm rẽ trái lại được đặt bên phải tít bên kia chỗ dải phân cách ở đoạn đường mới, khiến các phương tiện đi từ Thái Hà về phải dùng “ống nhòm” mới nhìn được.
Những trường hợp khi “không nhòm” thấy biển báo khi rẽ sang đường bị vi phạm giao thông mà bị các đồng chí cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để xử lý thì vô cùng bức xúc.
Biển báo cấm rẽ trái đặt khá xa, che khuất khiến nhiều người đi đường vô ý vi
phạm luật giao thông.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Chung (ở ngõ 10, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Thỉnh thoảng anh Chung vẫn đi qua ngã tư Thái Hà – Yên Lãng, đến đoạn đèn đỏ dừng lại quan sát để xem có được rẽ trái không thì mãi mới thấy. Bình thường tại một số ngã tư khác trên địa bàn Hà Nội, biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải đặt ngay đèn xanh đèn đỏ. Tuy nhiên, ở đây biển báo cấm đặt cách nơi dừng điểm đèn đỏ khoảng 20- 30 mét.
Biển thì nhỏ, đặt xa nếu không quan sát kỹ thì chẳng bao giờ thấy được. Anh Chung nói.
Cùng chung với ý kiến của anh Chung, chị Tuyền một người dân tham gia giao thông qua đoạn này cho hay. Có hôm vội vàng đi làm, khi lên đoạn ngã tư này (ngã tư Thái Hà – Yên Lãng pv) vội vàng xin đèn rẽ trái sang đường phía đường Hoàng Cầu. Tuy nhiên, khi sang đến bên kia đường thì bị các đồng chí cảnh sát giao thông giữ lại. Nghĩ trong đầu bảo mình vẫn xi nhan, không vượt đèn đỏ sao vẫn bị giữ. Đã vội thì chớ lại còn phải trình bày và rút giấy tờ, xin xỏ một hồi lâu. Tuy nhiên, sau một hồi đôi co, xin xỏ các đồng chí cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở và cho đi. Dù không mất tiền nhưng phải dừng lại mất thời gian khiến việc bị bỏ dở.
Nhiều người vẫn rẽ trái khi qua đoạn ngã tư này.
Khảo sát của PV tại đây, nhiều người dân cho rằng khi rẽ trái bị vi phạm giao thông là vô ý. Phần lớn người dân đều không phục CSGT vì biển báo ở đây đặt không khoa học.
Trao đổi với PV, Trung tá Hoàng Văn Đạo (Đội trưởng Đội CSGT số 3) cho biết: Việc xử phạt những người tham gia giao thông vi phạm khi rẽ trái mà không được phép tại ngã tư này không nhiều. Nếu những trường hợp nào bị vi phạm vào giờ cao điểm thì chúng tôi nhắc nhở, đặc biệt vào giờ cao điểm chúng tôi có lực lượng cảnh sát giao thông đứng hướng dẫn người dân để tránh tình trạng đi sai đường.
Tuy nhiên, ngoài giờ cao điểm người tham gia giao thông cố tình vi phạm những lỗi nêu trên, những trường hợp này, lực lượng giao thông đã xử lý theo đúng quy định để tránh tái phạm lần sau. Trung tá Đạo cho hay.
Khi PV đặt câu hỏi, biển báo đặt như vậy liệu có làm khó người dân và khó khăn cho phía cảnh sát giao thông không thì Trung tá, Đạo chia sẻ. Việc đặt biển báo là do Sở giao thông vận tải Hà Nội, trước khi đặt biển họ đã có tính toán để người dân quan sát được. Còn lực lượng cảnh sát giao thông khi làm việc ở đây thì chưa thấy khó khăn và cũng chưa thấy người dân thắc mắc về vấn đề này.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn thực thi theo đúng pháp luật thì người đi đường đang cho rằng việc Sở giao thông đặt biển báo tại đây là không khoa học. Cần phải có những biện pháp thiết thực để giúp người đi đường thuận tiện hơn trong việc xác định phương hướng…
Theo LĐO
Đi bộ qua đường Kim Mã: Đánh cược với số phận
Gọi điện đến Đường dây nóng Báo An ninh Thủ đô, bà Nguyễn Thị Dịu, ở đường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội phản ánh: "Từ khi ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh bị bịt lại, đèn tín hiệu ngừng hoạt động, người đi bộ qua khu vực này luôn nơm nớp trước cảnh ô tô, xe máy lao vun vút trên đường"...
Người dân băng qua đường Kim Mã (đoạn phố Giang Văn Minh) đối diện với sợ hãi
Đi đúng luật vẫn không an toàn
Cũng theo bà Nguyễn Thị Dịu, lần nào khi muốn băng qua đường Kim Mã (đoạn cắt giữa phố Giang Văn Minh), bà đều miệng hô, tay vẫy báo hiệu xin đường và đi đúng vạch nhưng vẫn không ít lần sợ đến thót tim. "Ban ngày còn có thể đi qua chứ vào giờ cao điểm hay lúc nhá nhem tối thì tôi đành chịu. Đến ô tô, xe máy còn chen nhau từng tí thì đừng trông chờ họ nhường đường cho người đi bộ. Bản thân tôi có lần bị mắc kẹt giữa đầu xe ô tô và 1 chiếc xe máy đến vài phút, nói mãi lái xe mới chịu lùi vài phân để tôi qua, may mà lúc đó đường đông, xe chạy chậm. Đúng là mỗi lần qua đường là một lần đánh cược với số phận"...
Có mặt tại tuyến đường Kim Mã tối 9 và chiều 10-3 chúng tôi thấy phản ánh của bà Dịu là hoàn toàn đúng. Trên tuyến đường này ngày cũng như đêm, mật độ phương tiện giao thông khá dày đặc và chạy với tốc độ cao. Tuy đây là một trong những tuyến giao thông chính nhưng không có cầu vượt cho người đi bộ, nên người dân muốn sang đường buộc phải băng qua giữa dòng xe lao vun vút.
Hiện trên tuyến đường này, để tránh xung đột giao thông, cơ quan chức năng đã cho bịt 2 ngã tư là lối giao cắt Kim Mã - Vạn Bảo - Ngọc Khánh và ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh. Nếu như tại lối giao cắt Kim Mã - Vạn Bảo, người đi bộ phải đi qua ngã tư khoảng vài trăm mét nữa mới có vạch kẻ dành cho khách bộ hành thì tại đoạn cắt Kim Mã - Giang Văn Minh, muốn sang đường, họ buộc phải băng qua dải phân cách. Tại lối giao cắt này không có biển báo hạn chế tốc độ, đèn tín hiệu nên nguy cơ xảy ra tai nạn đối với người đi bộ là rất cao. Không chỉ có vậy, do đoạn dải phân cách ở khu vực lối giao cắt Giang Văn Minh - Kim Mã khá thấp so với mặt đường nên không ít người điều khiển xe máy vì không muốn đi vòng đã điều khiển xe đi trên vạch sơn dành cho người đi bộ rồi trèo qua dải phân cách để sang đường khiến người đi bộ bị đẩy ra khỏi phần đường dành cho mình, tạo ra cảnh tượng lộn xộn, gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Giao thông như đánh đố
Ông Đào Văn Huy, ở đường Đội Cấn, quận Ba Đình cho biết, hàng ngày để đến cửa hàng ở phố Giảng Võ, ông đều đi bộ qua lối giao cắt Giang Văn Minh - Kim Mã. Hầu hết những người đi bộ qua khu vực này dù tuân thủ luật nhưng việc tham gia giao thông của họ cũng không hề dễ dàng, thậm chí còn bị cản trở. "Từ khi ngã tư bị bịt, đèn tín hiệu giao thông bị cắt, tôi thấy mình và những người đi bộ khác bị bỏ rơi. Vất vả nhất là khách nước ngoài, những người lần đầu đến khu vực này và người khuyết tật phải ngồi xe lăn. Có những người chờ đến vài chục phút, đã bước xuống đường, đi được vài bước rồi lại phải quay lại, không dám đi tiếp. Người thì nhân lúc vắng chạy thục mạng qua đường. Có người do quá sợ hãi, đi lò dò, chậm chạp thì bị lái xe ô tô, xe máy quay ra chửi rủa, mắng xối xả. Có người ngồi xe lăn khi đến dải phân cách giữa đường thì mắc kẹt. Đúng là giao thông kiểu đánh đố người đi bộ" - ông Huy chia sẻ.
Do một số khu vực dành cho người đi bộ trên đường Kim Mã không có đèn tín hiệu giao thông nên khi muốn sang đường, khách bộ hành đành phải nhìn trước, ngó sau, liều bước đưa chân trước các phương tiện giao thông đi lại như mắc cửi.
Về vấn đề trên, chiều 10-3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội cho biết, để tránh xung đột trực tiếp tại các điểm nút giao thông, thời gian qua, cơ quan liên ngành đã tiến hành bịt một số ngã tư trên các tuyến đường, trong đó có đường Kim Mã. Theo đó, các phương tiện giao thông khi đi qua các ngã tư này phải đi thêm một đoạn đường, sau đó vòng lại. Người đi bộ tham gia giao thông theo vạch sơn dành riêng cho họ. Tuy vậy, do không có đèn tín hiệu giao thông, không có biển báo, gờ giảm tốc độ nên tại nhiều khu vực, người đi bộ đã gặp nhiều nguy hiểm do không được các phương tiện giao thông khác nhường đường. Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, giảm ùn tắc giao thông, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, cải tạo lại một số nút giao thông đồng thời cho khôi phục lại đèn tín hiệu tại khu vực này. Tránh tình trạng bỏ rơi người đi bộ, "mạnh ai nấy chạy" tại một số điểm nút giao thông như hiện nay.
Theo ANTD
Đâm liên hoàn, lái xe mắc kẹt trong cabin Đâm vào đuôi xe tải đang dừng phía trước, chiếc xe tải 8 tấn bị móp đầu, còn lái xe bị kẹt cứng trong cabin. Vụ việc xảy ra lúc 18h45 ngày 22-2, khi các phương tiện đang dừng chờ đèn trên quốc lộ 1, đoạn gần ngã tư Gò Mây, quận Bình Tân (TP.HCM). Theo đó, xe tải BKS: 84C - 007.33...