Hà Nội nghiên cứu tăng thu nhập cho cán bộ, công chức ngăn tình trạng nghỉ việc
Để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức nghỉ việc, UBND TP Hà Nội giao Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế nâng mức thu nhập đối với người lao động.
Ngày 3/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ký ban hành văn bản về việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc.
Cụ thể, thành phố đã đưa ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, UBND thành phố giao Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị thành phố; thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản và báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố để thực hiện theo thẩm quyền.
Hà Nội nghiên cứu tăng thu nhập cho cán bộ, công chức ngăn tình trạng nghỉ việc. (Ảnh minh hoạ).
Ngoài ra, UBND thành phố đưa ra giải pháp là quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở. Sở, ban, ngành, đơn vị cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội phát triển, gắn kết, gắn bó, ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trên cơ sở các quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về xã hội hóa, định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước…, các sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, các sở ngành nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt, công việc, tạo niềm tin, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
Video đang HOT
TP Hà Nội khuyến khích đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ, công chức, viên chức trẻ.
Các cơ quan, đơn vị khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài một cách thiết thực, cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đối với đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tân Chủ tịch Hà Nội: Kiên quyết loại bỏ cán bộ tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu
Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu hệ thống chính quyền kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ.
Tại kỳ họp thứ 8 (Kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI chiều 22/7, ông Trần Sỹ Thanh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Phát biểu sau khi nhậm chức, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm hết sức lớn lao trước Đảng bộ, chính quyền, cử tri và nhân dân Thủ đô.
"Trước lịch sử ngàn năm văn hiến, với quy mô và tầm vóc vĩ đại của Thủ đô, chúng ta - trong đó có tôi - thấy mình nhỏ bé, nhưng nhận thức được nhiệm vụ được giao là to lớn. Vì thế, với trọng trách được giao là người đứng đầu UBND TP, tôi nguyện cống hiến hết sức mình, tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phát huy cao nhất những kiến thức, khả năng và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác", ông Trần Sỹ Thanh nói.
Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu sau khi nhậm chức.
Tân Chủ tịch Hà Nội cho biết, sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, TP ưu tiên tạo đột phá trên 3 lĩnh vực: hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, mang đặc trưng của Thủ đô, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; Tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa, du lịch.
"Trên cương vị Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tôi sẽ gìn giữ và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được của Thủ đô qua các thời kỳ; Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong nhiệm kỳ 2021-2026; Góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay.
Ông Thanh cũng nói, sẽ từng bước thực hiện mục tiêu để Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, là TP kết nối toàn cầu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn diện, đặc sắc và hài hòa, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, để Hà Nội thực sự trở thành TP đáng sống.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Thực hiện mục tiêu đó, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu hệ thống chính quyền TP phải đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ TP đến cơ sở.
Đồng thời, TP cần tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng; Kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh; Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ, nhất là việc cá thể hóa trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính của TP.
Theo ông Thanh, mục tiêu quan trọng trước mắt để "mỗi người dân, doanh nghiệp cảm nhận được, thụ hưởng được những lợi ích từ quá trình cải cách hoạt động điều hành của chính quyền TP - thước đo của thành công là sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp".
Ông Thanh nhận định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội hôm nay xây dựng Thủ đô còn đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, nhưng cơ hội và thuận lợi vẫn là chủ yếu. Chúng ta có 3 điểm tựa quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị - điểm tựa về chính trị; Hiến pháp và Luật Thủ đô - điểm tựa về pháp lý. Đặc biệt, chúng ta có truyền thống hào hùng, có lòng dân hướng tới một Thủ đô lương tri và phẩm giá, với tinh thần Hà Nội cùng cả nước, cả nước cùng Hà Nội, đây là điểm tựa về tinh thần, nguồn lực vật chất to lớn. Vì vậy, chúng ta có quyền tin tưởng rằng, Hà Nội sẽ chuyển mình và phát triển rực rỡ.
Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh sinh năm 1971, quê ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Ông Thanh từng giữ chức vụ Chánh Văn phòng Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính); Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Tháng 4/2021, ông giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ngày 15/7/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước - thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng Kiểm toán Nhà nước để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời giới thiệu để HĐND TP Hà Nội bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Bộ Nội vụ nói về vụ việc Trưởng khoa ĐH Luật Hà Nội bị tố vi phạm đạo đức Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) đã nắm được thông tin việc một Trưởng khoa của Trường Đại học Luật Hà Nội bị tố cáo cưỡng bức tình dục. Liên quan vụ một Trưởng khoa của Trường Đại học Luật Hà Nội bị tố cáo cưỡng bức tình dục, tại cuộc họp báo định kỳ quý 1 năm 2022 của Bộ...