Hà Nội ngày đầu hàng quán được bán mang về: ‘Tôi đợi ngày này đã hơn 2 tháng nay’
Nhiều chủ quán và cả người dân tại các quận, huyện ở Hà Nội được mở cửa hàng ăn uống bán mang về không giấu nổi niềm vui sau hơn 2 tháng phải đóng cửa để phòng dịch COVID-19.
Nhiều chủ quán vui mừng sau hơn 2 tháng đóng cửa phòng dịch – Ảnh: PHẠM TUẤN
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong sáng 16-9, các cửa hàng kinh doanh các loại hình dịch vụ được phép mở cửa đã chuẩn bị từ sớm để sẵn sàng mở hàng sau thời gian dài tạm đóng cửa.
Anh Nguyễn Văn Vân (36 tuổi) chủ một cửa hàng bún chả trên đường Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội), cho biết, từ chiều 15-9, gia đình đã dọn dẹp lại hàng quán để chuẩn bị mở cửa bán mang về cho khách hàng.
Một cửa hàng bán phở chuẩn bị đồ sẵn trong hộp – Ảnh: PHẠM TUẤN
“6h sáng nay, tôi đi chợ để chuẩn bị thực phẩm, nguyên liệu. Hơn 2 tháng nay đóng cửa phòng dịch, chúng tôi cũng mong chờ ngày này từ rất lâu rồi, vừa có thêm thu nhập, vừa được làm việc cho người đỡ mệt mỏi uể oải”, anh Vân nói.
Theo anh Vân, cửa hàng sẽ đợi đúng 12h trưa mới bán hàng cho khách, bởi “đợi được 2 tháng rồi, thì đợi thêm mấy tiếng nữa cũng không sao.”.
Nhiều cửa hàng bún chả đã chuẩn bị từ rất sớm – Ảnh: PHẠM TUẤN
“Ngay từ sáng nay nhiều người gọi điện đặt hàng, có người còn gọi bảo làm cho bát bún chả hoành tráng nhất, to nhất để ăn cho thỏa sự chờ đợi”, anh Vân chia sẻ thêm.
Các hàng quán đều treo dòng chữ chỉ bán mang về – Ảnh: PHẠM TUẤN
“Tôi cũng mong đến ngày ngày từ rất lâu vì vừa có thu nhập vừa được làm việc, chứ ngồi không sốt ruột lắm. Nghe thông báo mở lại, tối qua tôi ninh xương để trưa nay bán.”, cô Nga – chủ một quán phở trên đường Đội Cấn – chia sẻ.
Không chỉ các cửa hàng ăn uống, các cơ sở sửa chữa xe, các cửa hàng văn phòng phẩm… trong sáng 16-9 cũng đã sẵn sàng chuẩn bị để mở cửa phục vụ khách hàng.
Anh Trí sửa xe cho khách trong trưa 16-9 – Ảnh: PHẠM TUẤN
Anh Đoàn Văn Trí – chủ cửa hàng sửa chữa xe máy tại phố Thụy Khuê, Tây Hồ – cho biết: “2 tháng đóng cửa, tiền nhà chúng tôi vẫn phải chi trả nên nghe tin được mở cửa rất vui. Sáng nay tôi đã đến sớm để dọn dẹp, lau chùi mọi thứ, vệ sinh, khử khuẩn.
Tuy nhiên khách hàng đến thì vẫn yêu cầu họ đeo khẩu trang, khoảng cách, ai nhà gần có thể để xe lại, sau khi sửa xong tôi sẽ gọi khách ra lấy để tránh đông người có mặt tại xưởng.”
Một cửa hàng văn phòng phẩm cũng mở cửa trong trưa 16-9 – Ảnh: PHẠM TUẤN
Đúng thời điểm 12h trưa 16-9, anh Phạm Văn Quân (30 tuổi, Hà Nội) có mặt tại một cửa hàng phở trên phố Đội Cấn để mua 2 bát phở để mang về: “Tới thời điểm là tranh thủ đi mua, tôi đã chuẩn bị tâm lý khoảng 1 tuần trở lại đây mọi thứ sẽ trở lại bình thường.”.
Chị Nguyễn Hồng Hoa (30 tuổi, Thụy Khuê) trong trưa cùng ngày, cũng có mặt tại một cửa hàng bún chả quen trên phố Thụy Khuê: “Nay được ra ngoài cũng cảm thấy mọi thứ đỡ ngột ngạt hơn…”
“Ôi trời ơi, nay được đi mua bún chả vui lắm, đợi cả 2 tháng nay rồi”, một khách hàng hào hứng chia sẻ – Ảnh: PHẠM TUẤN
Nhiều cửa hàng dán các khuyến cáo về phòng chống dịch – Ảnh: PHẠM TUẤN
Ngày đầu Q.7, TP.HCM thí điểm mở cửa trở lại: Khách chưa nhiều nhưng quán vẫn vui
Ngày đầu Q.7, TP.HCM thí điểm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có kiểm soát, nhiều hàng quán đã mở bán.
Dù lượng khách chưa nhiều như trước dịch nhưng các chủ quán vẫn vui vẻ vì có đồng ra đồng vào trang trải.
Đợi người của quán cơm chuẩn bị xong các phần khách đặt, shipper mới vào bên trong để lấy đi giao. Ảnh KHẢ HÒA
Hôm nay, 15.9 là ngày đầu Q.7, TP.HCM thí điểm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có kiểm soát. Nhiều hàng quán bán cơm, phở, cà phê... đủ điều kiện kinh doanh đã được phép mở bán. Mặc dù đơn hàng không nhiều như trước khi có dịch, nhưng hầu hết chủ quán đều vui mừng khi từng bước được buôn bán trở lại, có đồng ra đồng vào trang trải.
Anh Nguyễn Nam Hoàng Tuấn (chủ quán cơm tấm Tý Mập trên đường Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Q.7) cho biết khi hay tin UBND TP.HCM cho mở thí điểm một số dịch vụ thiết yếu trên địa bàn Q.7 nên anh chủ động liên hệ với địa phương và làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Quán cơm của anh được UBND P. Tân Phong chấp thuận cho phép mở cửa kinh doanh.
Anh Tuấn đã thu xếp chỗ ở lại cho những nhân viên phục vụ nhằm đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ" và xét nghiệm tầm soát dịch Covid-19 theo quy định.
Cơm tấm Tý Mập trên đường Lê Văn Lương, P.Tân Phong, Q.7 được phép mở bán trở lại sau khi đủ điều kiện theo yêu cầu phòng dịch . Ảnh KHẢ HÒA
Anh Hoàng Tuấn, chủ quán cơm tấm Tý Mập, cho biết anh đã sắp xếp chỗ ở lại cho nhân viên để đảm bảo "3 tại chỗ" . Ảnh KHẢ HÒA
Số lượng quán anh Tuấn bán ra chỉ khoảng 50 - 60 phần/ngày. Trước khi bùng dịch, quán cơm của anh hoạt động từ sáng đến chiều tối, còn bây giờ chỉ bán đến khoảng 14 giờ là nghỉ.
Theo Anh Tuấn, do phải vận chuyển nguyên liệu bằng xe tải nên chi phí có đội lên chút ít. "Nhưng được mở cửa hàng bán lại là vui rồi. Mình vừa có tiền trả lương cho nhân viên, vừa có tiền trả chi phí thuê mặt bằng", anh Tuấn nói.
Mặc dù việc buôn bán chưa thể trở lại giống như khi chưa có dịch Covid-19 nhưng anh Tuấn ủng hộ chủ trương chung về phòng dịch của chính quyền và mong muốn dịch Covid-19 sớm được kiểm soát.
Quán bún Sài Gòn hiếm hoi mở bán online: Vài tiếng đã hết sạch hàng
Tại bàn giao - nhận cơm có nước sát khuẩn để shipper sử dụng khi vào lấy hàng . Ảnh KHẢ HÒA
Số lượng bán ra của quán Tý Mập chỉ khoảng 50 - 60 phần/ngày, ít hơn trước kia . Ảnh KHẢ HÒA
Shipper chờ "nổ" đơn trước quán cà phê Phúc Long trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 . Ảnh KHẢ HÒA
Nhiều shipper tất bật mùa dịch bởi người dân hiện đặt mua hàng online là chủ yếu . Ảnh KHẢ HÒA
Nhân viên quán cà phê Phúc Long chuẩn bị các phần nước uống theo đơn hàng... . Ảnh KHẢ HÒA
... sau đó vào trong để shipper vào nhận hàng . Ảnh KHẢ HÒA
Nữ shipper kiểm tra lại đơn hàng nước uống trước khi rời quán . Ảnh KHẢ HÒA
Công việc của shipper khá bận rộn trong ngày đầu Q.7 thí điểm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có kiểm soát . Ảnh KHẢ HÒA
Quán phở Việt Nam trên đường Bùi Bằng Đoàn, Q.7, cũng mở bán đợt này . Ảnh KHẢ HÒA
Phở là món được người dân đặt mua khá nhiều sau thời gian ở nhà phòng dịch, tự nấu ăn . Ảnh KHẢ HÒA
Nhiều shipper cho biết nhận đơn đồ ăn, thức uống sẽ mất thời gian chờ đợi hơn so với các đơn hàng khác nhưng vẫn cố gắng nhận đơn vì người dân đang rất cần . Ảnh KHẢ HÒA
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...