Hà Nội nêu 3 kịch bản điều hành giảm thiểu thiệt hại do Covid-19
UBND TP.Hà Nội đã đề ra 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại, phục hồi kinh tế đảm bảo an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Sáng 6/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2020 của UBND Hà Nội.
Khách du lịch giảm gần 50%
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở KHĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, quý I/2020 tăng trưởng kinh tế của TP.Hà Nội được duy trì, song hầu hết các chỉ tiêu đạt thấp hơn so với cùng kỳ: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2020 tăng 3,72% (cùng kỳ tăng 6,95%); Khách du lịch giảm mạnh, tổng lượng khách du lịch giảm 47,2%.
Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 63,04 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% (cùng kỳ tăng 10,5%); vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 2% (cùng kỳ tăng 2,61%), tổng dư nợ tăng 1,8% (cùng kỳ tăng 2,59%). Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD; đầu tư trong nước 7,14 nghìn tỷ đồng (08 dự án mới và tăng vốn). Có 6.350 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 103 nghìn tỷ đồng, tăng 1% về số lượng và tăng 98% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2020 của UBND Hà Nội.
Gieo trồng vụ xuân thuận lợi, cây trồng phát triển tốt. Dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát và không phát sinh ổ dịch mới trong 30 ngày. Đàn trâu, bò tăng nhẹ; đàn gia cầm tăng 17,5%, sản lượng thịt tăng 27,3%.
Đáng chú ý, Cục thuế Hà Nội cho biết, đến hết tháng 3 có tới 15.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động; hơn 150.000 hộ kinh doanh gặp khó khăn lớn.
Kết quả trên có phần lớn nguyên nhân do dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự; tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu và cân đối lớn của Thành phố.
Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều đạt thấp so với cùng kỳ, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Chỉ số giá có xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ, nhất là nhóm thực phẩm…
3 kịch bản điều hành
Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý I, TP.Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh Covid-19.
Kịch bản 1: Dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Video đang HOT
Kịch bản 2: Dịch bệnh được kiểm soát vào quý III nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra.
Kịch bản 3: Dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5%).
Trên cơ sở đó, UBND TP sẽ ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19″, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị của TP để tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 5 năm 2016 – 2020; nhất là xây dựng các phương án thu, chi ngân sách, đảm bảo tính khả thi và đáp ứng chi thường xuyên và an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
Trong thời gian tới, để triển khai đồng bộ các biện pháp duy trì, phục hồi phát triển kinh tế UBND TP chỉ đạo các đơn vị thiện rà soát cụ thể, chi tiết từng dự án đầu tư công, xác định rõ khó khăn, vướng mắc để tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh thủ tục, thi công, giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển kinh tế, xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng các dự án khởi công, hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội Đảng toàn quốc.
Đôn đốc quyết liệt các công trình trọng điểm; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.
“Thực hiện cắt giảm ít nhất 5% chi thường xuyên; rà soát cụ thể tình hình tài chính, ngân sách để xây dựng kịch bản điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả, kịp thời đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ cấp bách” – ông Quyền cho hay.
Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội cho rằng, các sở ngành, quận huyện cần cải cách triệt để các thủ tục hành chính; đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết, nhất là thủ tục hành chính liên thông. Mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 gắn với tuyên truyền để nhân dân tham gia sử dụng dịch vụ.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND TP yêu cầu các đơn vị phải đơn giản các thủ tục cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Phân bổ và đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Tập trung sản xuất các sản phẩm có cơ hội phát triển, sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như: Thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế (máy thở, dụng cụ xét nghiệm); dược phẩm;…
Đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng các chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội; Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh trên người, nhất là trong thời gian chuyển mùa, tuyệt đối không để xảy ra dịch chồng dịch…
Hoàng Thành
Phát ngôn ấn tượng của Chủ tịch Hà Nội trong phòng chống Covid-19
Qua hơn 60 ngày đêm phòng chống Covid-19, toàn thành phố Hà Nội đã làm rất quyết liệt. Đáng chú ý, thời gian qua Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đưa ra nhiều chỉ đạo quyết liệt để phòng, chống Covid-19 lây lan trên địa bàn Hà Nội.
Ngày 1/2/2020, UBND TP.Hà Nội có quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (BCĐ phòng, chống Covid-19 Hà Nội) do Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung làm trưởng ban. Trước thời điểm phát hiện ca mắc Covid -19 đầu tiên trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã truyền tải nhiều thông điệp về công tác phòng chống dịch Covid-19 của chính quyền Hà Nội, trong đó tại cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, chiều 28/2 ông đưa ra cảnh báo trên.
Sau khi phát hiện và công bố ca mắc đầu tiên của Hà Nội, Chủ tịch Hà Nội đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp ngay trong đêm 6/3. Tại đây, ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng xác định và tìm toàn bộ những người tiếp xúc với bệnh nhân để tiến hành cách ly giám sát y tế. "Làm trong đêm nay và ngày mai" - ông nói, đồng thời kêu gọi: "Tôi kêu gọi người dân thủ đô bình tĩnh, nhưng không lơ là...".
Chưa đầy 72h sau khi họp khẩn công bố ca mắc Covid -19 đầu tiên, ngày 8/3, ông Nguyễn Đức Chung tiếp tục chủ trì cuộc họp thứ 3 liên quan đến sự việc trên. Tại đây, ông tiếp tục dự báo, diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, khó lường. Ông nhấn mạnh, không ai khác, cách làm tốt nhất là phòng ngừa từ người dân... Mà muốn người dân làm được thì chính quyền phải minh bạch.
Đây là phát biểu của ông Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ngày 13/3 trước sự việc Hà Nội sẽ công bố các ca dương tính trước mà không đợi Bộ Y tế công bố. Sau đó, ông cũng đề nghị với T.Ư và được cho phép công bố các ca mắc Covid-19 khi đã xét nghiệm dương tính.
Đây là phát biểu của Chủ tịch Hà Nội tại cuộc họp BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hà Nội chiều 16/3.
Cũng tại cuộc họp của BCĐ phòng, chống Covid-19 Hà Nội, ngày 18/3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung truyền đi một thông điệp trên và đưa ra cảnh báo: "Rất có khả năng từ ngày mai số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội sẽ tăng lên 2 con số. TP đang chủ động, kiểm soát tốt dịch bệnh. Tôi đề nghị người dân không hoảng loạn, tập trung chăm sóc sức khỏe cho mình, người thân. Không có việc gì quan trọng không nên ra ngoài..."
Thông điệp trên được người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh tại cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ngày 20/3, trước thông tin trên mạng xã hội cho rằng TP.Hà Nội phong tỏa thành phố khiến nhiều người dân đổ xô đi mua đồ, tích trữ lương thực.
Ngày 23/3, tại cuộc họp BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các gia đình có thân nhân đi cách ly tập trung nên yên tâm vì đang được phục vụ rất tốt và nhấn mạnh như trên. Đồng thời, ông Chung yêu cầu: "Tất cả mọi người nên ở nhà, trừ việc ra ngoài mua lương thực thực phẩm. Tất cả quán cà phê, quán bar, nhà hàng, tập gym phải dừng toàn bộ, không kể nội thành, ngoại thành... Nếu vẫn còn tụ tập, vẫn còn uống cà phê thì nguy cơ lây lan nhanh".
Cũng tại cuộc họp ngày 23/3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ cách đây 3 tuần ông có khuyên con mua dự trữ thức ăn và ở yên trong nhà 3 tháng tại Mỹ và nhấn mạnh: "Ngày hôm nay cũng là cao điểm, đã đón nhận khoảng 1.000 công dân về nước. Tôi tin trong ngày mai, ngày kia sẽ giảm. Như ngày mai theo thông tin đến nay có khoảng 300 người được đón về".
Tại phiên họp BCĐ phòng, chống Covid-19 Hà Nội, ngày 25/3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, việc lây nhiễm ở bệnh viện Bạch Mai có cả yếu tố đông người và liên quan đến các bệnh nhân nặng nằm ở đây. " Ổ bệnh này có thể gieo rắc đến các tỉnh..."- ông nói.
Cũng trong ngày 25/3, chia sẻ với báo giới, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và kêu gọi mỗi người dân cần nâng cao ý thức, hạn chế tụ tập đông người, khi bắt buộc phải ra ngoài thì đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác. "Nếu người dân không tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định, khuyến cáo thì mọi nỗ lực của Chính phủ, Hà Nội sẽ đổ xuống sông, xuống biển"- ông Chung nói khi đề cập đến việc hàng trăm người dân vẫn chen lấn đi lễ phủ Tây Hồ vào ngày 24/3 (tức mùng 1 tháng 3 âm lịch).
Ngày 26/3, ông Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đoàn công tác số 2 của Thường vụ Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại quận Cầu Giấy và Tây Hồ và khẳng định như trên. Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hà Nội phân tích rõ, theo các dịch tễ học tính toán, tỷ lệ bình thường trên thế giới với 938 trường hợp lấy mẫu có 4 ca dương tính với Covid-19, vậy còn 2.200 mẫu thì sẽ có thể có 8 ca dương tính. Với tỷ lệ lây nhiễm trung bình trên thế giới, con số 20 ca dương tính là cảnh báo về dịch tễ học. "Đây là con số dự báo trên xác suất khoa học, không phải con số vu vơ để cảnh báo để mọi người thấy nguy cơ tiềm tàng..." - ông Chung nhấn mạnh.
Đây là thông điệp của Chủ tịch Hà Nội đưa ra trong cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ngày 27/3 để cảnh báo đến người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Hà Nội.
Ngày 29/3, phát biểu tại phiên họp trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hà Nội cho biết, rất có thể trong một vài ngày tới sẽ có những "đốm cháy nhỏ" dịch Covid-19 ở Hà Nội và một số tỉnh liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Ông Chung cho rằng, cần cái nhìn thực tiễn hơn, quan sát tình hình thế giới và Việt Nam nghiêm túc hơn để nhận thức rõ diễn biến dịch bệnh, nguy cơ, dự báo được để có hành động đúng.
Tại cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ngày 3/4, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra một thông điệp dứt khoát: "Từ ngày mai (4/4) lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, trường hợp nào không nằm trong diện được đi ra ngoài đường sẽ bị phạt". Tuy vậy, cách nào để xác định được người ra đường không vì mục đích thiết yếu chưa được lãnh đạo TP đề cập trong cuộc họp. Ngay sau đó, thông qua báo giới ông đã phân tích rõ hơn về vấn đề này.
Thành An
Chủ tịch Hà Nội nói về căn cứ phạt người ra đường khi không cần thiết "Việc xử phạt các đối tượng không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng là hoàn toàn có cơ sở, giống người không chấp hành đeo khẩu trang", Chủ tịch Hà Nội nói. Trước diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khi xuất hiện các ca nhiễm ngoài cộng đồng không xác định được nguồn gốc, Chủ tịch Hà Nội...