Hà Nội nên có đường mang tên Tướng Giáp?
Một số nhà khoa học từng giúp việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng con đường cao tốc từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, Hà Nội sẽ mang tên của Đại tướng.
Cách đây chừng hơn một tháng (26/8), tại căn nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội), những người từng giúp việc cho Đại tướng có cuộc hội ngộ nhân dịp sinh nhật lần 103 của Đại tướng.
Tại đây, nhiều cán bộ lão thành lo ngại đến ngày xấu nhất, đó là ngày Đại tướng sẽ “rời bỏ anh em” vì tuổi cao sức yếu. Nhiều ý kiến cho rằng, sau đi Đại tướng nằm xuống, Hà Nội cần có con đường mang tên ông.
Ngày 5/10, một ngày sau khi Đại tướng qua đời, PV có liên lạc với một vài nhà khoa học từng giúp việc cho Đại tướng.
Giáo sư Sử học Phan Huy Lê cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm, mới xem xét đặt tên đường. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay. Các nhân vật lịch sử như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… là tiền lệ.
Cuộc gặp của những người từng giúp việc Đại tướng nhân dịp đại tướng sinh nhật 103 tuổi (25/8)
Theo GS Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần đặc cách như vậy. Vấn đề là chọn con đường nào xứng đáng, khang trang tiêu biểu cho công lao cống hiến của Đại tướng đối với đất nước, Thủ đô.
Sáng 5/10, trao đổi với PV, nhiều ý kiến các nhà khoa học gợi ý, Hà Nội có thể chọn đường cao tốc từ Nội Bài – đến cầu Nhật Tân, nối sân bay vào trung tâm Thành phố để đặt tên đường mang tên Đại tướng.
Theo các nhà khoa học, đây là con đường xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng cơ sở hiện đại. Cầu Nhật Tân đang gấp rút xây dựng, con đường sắp hình thành, lấy tên Đại tướng đặt tên có vẻ hợp lý.
Tại cuộc gặp gỡ những người giúp việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều ý kiến mong muốn xây dựng nhà lưu niệm Đại tướng để lưu giữ di vật quý của Đại tướng ở nhà số 30 Hoàng Diệu.
Video đang HOT
Đây là ngôi nhà Đại tướng sống từ 1954 đến nay, dưới nhà có hầm chỉ huy, phòng khách đầy tặng phẩm quý của người dân trong nước và thế giới… cần phỉ lưu giữ lại cho con cháu sau này.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Những bức ảnh tư liệu quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, là vị tướng huyền thoại được nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế yêu mến, ngưỡng mộ.
Ngôi nhà của ông bà Võ Quang Nghiêm, Nguyễn Thị Kiên tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời.
Trường Quốc học Huế, nơi vị tướng huyền thoại đã theo học (1924 - 1927)
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải).
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thứ 4 từ trái sang) cùng một số đại biểu tại Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ hai gồm các chính trị viên khu và các chính trị viên trung đoàn, họp từ ngày 6-11/3/1948.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (cụt tay) và Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên Giới.
Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954. Từ phải sang trái: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Miền và Tư lệnh trưởng bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn (1971).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975).
Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục Tác Chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng Tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Đại tướng nghỉ trưa trong một lần thăm lại di tích Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ (tháng 4/2004).
Đại tướng thăm hầm Tướng De Castries, chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 4/2004. Bên cạnh là Đại tá Nguyễn Huyên, Trưởng Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac (1997).
Đại tướng thư giãn bên cây đàn piano.
Theo TTXVN
Về bức ảnh Bác Hồ và Tướng Giáp trên ô tô ở Quảng trường Ba Đình Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống. Thế là tôi có được bức ảnh có một không hai: Cụ Hồ ngồi bên có ông Giáp. Ngày 2.9.1945, có người Hà Nội nào mà ngồi yên được. Tôi cũng...