Hà Nội: Nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, đối phó với dịch bệnh có thể kéo dài
Trước diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, có thể kéo dài nên việc mỗi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước nhất là trong việc chi trả khám chữa bệnh.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, TP Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh: XM/Báo Tin tức
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, thành phố Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Trong đó, tập trung nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đối với những người trong độ tuổi.
Theo ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thành phố đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu. Theo đó, thành phố yêu cầu các quận, huyện thị xã trên địa bàn coi việc nâng lỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Các địa phương cần thực hiện, rà soát phân loại từng nhóm đối tượng theo từng địa bàn tại các xã, phường và triển khai các giải pháp thực hiện cụ thể.
Video đang HOT
Đối với các doanh nghiệp, thành phố Hà Nội chỉ đạo các bộ phận, cơ quan chức năng, tăng cường các biện pháp bắt buộc, thanh tra, kiểm tra, rà soát các đơn vị, doanh nghiệp chưa tham gia và đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa tham gia đầy đủ cho người lao động thì cần phải yêu cầu người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho 100% người lao động theo quy định của pháp luật.
Thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo, ban chấp hành hội, đoàn thể trên địa bàn, tuyên truyền để khuyến khích động viên các hội, viên đoàn viên của mình tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Thành phố cũng khuyến khích các cơ quan, tố chức, cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, trong thời gian tới cơ quan này tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động hiệu quả của đại lý thu theo hướng chuyên nghiệp, tận tâm, trách nhiệm, hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội phân tích, đại lý thu chính là “cánh tay nối dài” của ngành bảo hiểm xã hội. Nhân viên đại lý thu luôn bám sát địa bàn, trực tiếp đến từng hộ dân để vận động, tuyên truyền mang những chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến gần người dân hơn. “Khi nhân viên đại lý thu có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt, sẽ thu hút được nhiều người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội qua đó góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Hòa nhìn nhận.
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho biết thêm, dịp này dịch COVID-19 đang diễn ra tại Hà Nội nên việc thanh tra, kiểm tra một số đơn vị về việc chấp hành pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp được tạm hoãn. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã được đẩy lùi, Bảo hiểm xã hội thành phố sẽ chủ trì, phối hợp thanh kiểm tra một số đơn vị có dấu hiệu trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Từ đó kiên quyết xử phạt hành chính hành vi này.
Khi việc thanh kiểm tra được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp các đơn vị doanh nghiệp không dám trốn đóng các loại bảo hiểm, nhờ đó tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được nâng cao hơn vào các năm tiếp theo.
Theo bảo hiểm xã hội Hà Nội, năm 2021 toàn thành phố đạt 91,5% dân số tham giao bảo hiểm y tế.
Số người tham gia BHXH, BHYT giảm do tác động của dịch COVID-19
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, do tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm của người lao động, gây khó khăn cho công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, các chỉ tiêu về phát triển người tham gia của ngành trong quý I/2021 đều giảm so với cuối năm 2020.
Nhân viên Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên hướng dẫn người dân làm thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Số người tham gia bảo hiểm xã hội hiện là gần 16 triệu người, đạt 32,4% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó gần 14,9 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trên 1,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, lần lượt giảm 1,05% và 2,17% so với hết năm 2020.
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp gần 13,2 triệu người, đạt 26,7% lực lượng lao động trong độ tuổi, giảm 1,15% so với hết năm 2020.
Gần 87 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 88,9% dân sô, giảm 1,24% so với hết năm 2020.
Măc du, các chỉ tiêu phat triên đôi tương chưa đat như ky vong, nhưng vân co sư tăng trương so vơi cung ky năm 2020. Đáng chú ý, số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 3 tháng đầu năm 2021 tăng 10,06% so với chỉ tiêu cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, một phần do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nên tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế những tháng đầu năm vẫn cao; tình trạng nợ đọng, chậm đóng tại một số cơ quan, đơn vị còn khá phổ biến. Việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp Để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do dịch COVID-19, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương vào cuộc, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các đối tượng... Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021...