Hà Nội muốn thêm sân golf: Thấy trước rủi ro của người dân

Theo dõi VGT trên

Phải đặt trước rất nhiều tình huống trước khi trình dự án sân golf bởi nó ảnh hưởng đến người dân nhiều tỉnh.

Hà Nội muốn thêm sân golf: Thấy trước rủi ro của người dân - Hình 1

Hà Nội muốn thêm sân golf: Thấy trước rủi ro của người dân.

GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trao đổi với Đất Việt về chủ trương đầu tư dự án sân golf ngoài đê sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm và quận Long Biên.

PV: – TP Hà Nội đang xin ý kiến Bộ NN&PTNT về chủ trương đầu tư dự án sân golf gần 300ha ngoài đê sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm và quận Long Biên. Ngoài sân golf còn có các hạng mục như bể bơi, khu tập gyms, tennis, nhà điều hành, trung tâm y tế, công trình phù trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ… Một phần dự án này nằm trong hành lang thoát lũ sông Đuống.

Theo quy định quản lý đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, khu vực hành lang dọc hai bên sông có quy định được phép phát triển các công trình thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí; không được phép phát triển các công trình trong hành lang thoát lũ.

Vậy việc xây dựng sân golf cùng các hạng mục nói trên có phù hợp hay không, thưa ông?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: - Sân golf là một công trình thể thao nên có rất nhiều công trình phụ trợ đi kèm phải xây dựng kiên cố, chứ không phải công trình tạm. Với một số hạng mục kể trên, rõ ràng người ta phải đổ đất sét đầm nện, trồng những loại cỏ đặc biệt.

Trong khi đó, Luật Đê điều năm 2006 có ghi rõ, trong hành lang bảo vệ đê không được xây dựng công trình, dù là công trình kiên cố hay bán kiên cố. Trong phạm vi này, người dân được trồng lúa, cây ngắn ngày.

Nếu có làm khu giải trí, vui chơi như bể bơi thì chỉ dùng phao làm các đường ngăn cách, khi cần có thể dỡ ra chứ không xây dựng tường, hay đường xe đạp trên bãi cát, có chăng có thể rải những lớp sỏi… Nghĩa là phải thiết kế sao cho nó là một bãi tự nhiên, đến mùa lũ thì cho phép ngập, xói rửa. Liệu sân golf cho chịu làm theo kiểu này: sẽ là nơi chơi golf trên cát chứ không phải có các công trình phù trợ đi kèm?

Hà Nội muốn thêm sân golf: Thấy trước rủi ro của người dân - Hình 2

GS.TS Vũ Trọng Hồng

Theo Luật Đê điều, dòng sông có hai nhiệm vụ: cấp nước (cả về lượng và chất) cho con người và thoát lũ để bảo vệ con người.

Đối với nhiệm vụ cấp nước, dự án sân golf sẽ vi phạm nếu như muốn biến thành sân golf vĩnh cửu. Họ phải phun hoá chất để nuôi dưỡng cỏ chứ không phải loại sân golf đ.ánh trên cát như nhiều nước vẫn làm. Giống như dự án sân golf Đồng Mô, sau khi đổ đất đầm nền, người ta trồng cỏ, phun hoá chất lên để chống mối, côn trùng, gây ô nhiễm nguồn nước.

Tại sao không làm sân golf ở bãi giữa sông Hồng mà lại làm ở ngoài đê sông Đuống? Vì nguồn nước đó ô nhiễm thì người dân Hà Nội không chịu mà Thái Bình, Hải Phòng phải chịu.

Video đang HOT

Mặt khác, nếu làm sân golf với nghĩa có công trình, nó sẽ thu hẹp dòng chảy vào mùa lũ, làm tắc nghẽn dòng lũ và khiến nước lũ dâng cao. Nên nhớ rằng, một khi sân golf đã làm kiên cố thì bờ bên kia sẽ bị xói, và khi ấy khả năng kiện nhau, tranh chấp tỉnh này tỉnh nọ, thậm chí người dân bờ bên kia sang phá sân golf khó tránh khỏi. Mà dự án đã lỡ duyệt rồi, liệu có dám dùng quyền lực để cấm sân golf?

Còn nếu sân golf chỉ như một bãi nổi tự nhiên giữa sông mà người dân sông Hồng vẫn trồng ngô, khoai, lạc, thì đến mùa lũ họ lại đi, còn lũ muốn xói đến đâu thì xói. Nhưng như vậy thì chẳng nhà đầu tư nào làm bởi đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận.

PV: - Ở phía trên, ông có cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước khi sân golf phun hoá chất để trừ sâu bệnh, nấm mốc gây hại cho cỏ. Ông có thể phân tích rõ hơn những hoá chất ấy ảnh hưởng đến người dân ở phía hạ lưu như thế nào?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: – Dòng sông của Việt Nam chảy từ trên xuống, cho nên tất cả chất độc hại đều dồn xuống hạ lưu. Hải Phòng rất ô nhiễm bởi gần sát nó có nhiều khu công nghiệp.

Trước kia Hải Phòng phải đưa công trình lấy nước lên tận thượng nguồn để có nước sạch. Nếu trên thượng nguồn sông Đuống lại làm sân golf, sân golf phun hoá chất xuống cỏ, ngấm vào nguồn nước thì Hải Phòng biết lấy nước sạch ở đâu? Họ không thể làm một đường kéo dài vượt ra tận sông Hồng bởi nếu thế, dự án nước sạch ấy sẽ ngốn hết mấy chục nghìn tỷ. Mà nếu lúc đó sân golf được ký rồi, chủ đầu tư có quyền đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của họ.

Năm 2015 chúng ta nói là Năm doanh nghiệp, nếu đã đồng ý cho doanh nghiệp đầu tư thì phải bảo vệ họ, khi doanh nghiệp rủi ro thì phải chia sẻ với họ. Nhưng rủi ro này đã được các nhà khoa học thấy trước và cảnh báo.

Chúng tôi lên sân golf Đồng Mô, họ bảo không phun hoá chất làm sao giữ được cỏ, mà lượng hoá chất này rất cao. Nếu Đồng Mô không làm sân golf nữa và trả lại đất thì nông dân cũng chẳng dám dùng đất ấy. Phải rửa đất hàng chục năm cho xói rửa hết hoá chất. Giống như nhiều khu công nghiệp hiện nay như khu công nghiệp Biên Hoà, Đồng Nai trả lại dân, dân kêu phải mất vài chục năm xử lý hoá chất. Muốn xử lý phải dùng nước, vậy bao nhiêu nước cho vừa?

Tôi vừa đi thăm bãi giữa sông Hồng ở phường Cự Khối và xã Đông Dư, Gia Lâm. Một doanh nhân mua 10ha ở đó và các công trình ông ấy dựng lên đúng là công trình tạm: nhà lợp mái cọ, không có tường kiên cố, trong nhà chỉ lát ít gạch, bóc lên rất dễ. Ngoài vườn trồng cây ngắn ngày và một ít cây dài ngày, đường đất… Nơi vui chơi, giải trí trong Luật Đê điều chính là hình ảnh đó, tức là hoàn toàn để bãi đất tự nhiên, chỉ tôn tạo lên với những công trình tạm.

Với dự án sân golf, nếu chỉ là bãi đ.ánh golf bình thường trên cát, ai thích cứ ra đ.ánh thì tôi ủng hộ. Chứ còn đắp đất, trồng cỏ thì chắc chắn phải phun hoá chất. Phải lường trước được hậu quả của nó chứ đừng nghĩ rằng sẽ có một sân golf bình thường.

PV: – Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu sự tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, những trận lũ lớn có xu hướng tăng cả về số lượng và cường độ. Trong trường hợp xảy ra lũ cực hạn và dự án sân golf được xây dựng trong một phần hành lang thoát lũ, nguy cơ khi ấy là gì, thưa ông?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: - Nói đến biến đổi khí hậu người ta cứ hay nói nước biển dâng, thời tiết bất thường, lũ nhưng người ta quên mất một điều, trong chiến lược về phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu có nói rằng, trong trường hợp biến đổi khí hậu có thể xảy ra những trận lũ đặc biệt, có thể không phải chỉ lũ lịch sử, nó có thể vượt lũ lịch sử, do đó con người phải lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Hà Nội muốn thêm sân golf: Thấy trước rủi ro của người dân - Hình 3

Sân golf Đồng Mô.

Việt Nam tính được đối với hồ Hoà Bình, lũ cực hạn (PMF) là trên 60.000m3/s thì sông Hồng không thể chịu được. Liệu khi ấy người ta có phá đê cho lũ tràn vào khu vực nào đó để bảo vệ Thủ đô hay không? Liệu phân lũ đ.ập đáy có đủ chứa được không trong khi lại vướng 1 sân golf ở đó? Nếu chỉ vì có 1 sân golf án ngữ thu hẹp dòng chảy và làm tắc nghẽn dòng chảy khiến tính mạng người dân gặp nguy hiểm thì khi ấy người ta sẽ kết tội sân golf.

Những nhà đầu tư dự án này và rất nhiều người đã và có thể sẽ phát biểu rằng, Việt Nam có hồ Sơn La, hồ Hoà Bình chứa trên 20 tỷ m3 nước, rồi lâu nay dòng sông bị cạn… nhưng nhân đây, tôi xin nói lại về tình huống mà chúng tôi gặp phải vào năm 1997.

Năm ấy, Việt Nam có một trận lũ lớn nhưng lũ không phải trên thượng nguồn, mưa ở phía sau hồ Hoà Bình, còn dưới biển đang có triều cường, bão sắp vào, nước lúc ấy đã mấp mé mặt đê 5-10 phân. Chúng tôi phải lên gặp Tổng Bí thư xin ra lệnh kêu gọi nhân dân nếu bão vào, vỡ ở đâu thì phải ra sức khắc phục ở đó, ngoài ra chuẩn bị phương án phân lũ đ.ập đáy. Nếu lũ tràn trên chục cây số đê thì không lực lượng nào có thể lấy thân mình che hết được và họ cũng sẽ phải hy sinh. Không ai mong muốn điều ấy xảy ra cả. Đợt đó may là bão không vào, nếu không sẽ phải phân lũ đ.ập đáy, mà phân lũ không đủ chắc chắn phải phá đê.

Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ có những trận lũ đặc biệt mà có thể có những tình huống bất thường mà Việt Nam có thể gặp. Nếu làm sân golf ngoài đê sông Đuống, làm thu hẹp dòng chảy, xảy ra tình huống đến hồ chứa cũng không đảm bảo thì lúc ấy sân golf sẽ trở thành “tội đồ”.

PV: - Sông Đuống làm nhiệm vụ dẫn nước sông Hồng sang sông Thái Bình, nhưng những năm gần đây, nước sông Hồng ngày càng cạn và nhiệm vụ vận tải của sông Đuống trở nên nặng nề hơn. Nếu dự án sân golf thành hiện thực, vận tải trên sông Đuống có bị ảnh hưởng gì không, thưa ông?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: – Nhiệm vụ sông Đuống là phân dòng chảy sông Hồng sang sông Thái Bình nhưng nó cũng là nơi thoát lũ cho sông Hồng, ngoài phương án phân lũ đ.ập đáy. Khi phân lũ đ.ập đáy, vùng Mỹ Đức, Chương Mỹ sẽ bị ngập.

Hàng năm, chính phủ vẫn hỗ trợ t.iền để người dân trồng trọt, nếu có phân lũ, gây thiệt hại thì Nhà nước sẽ bồi hoàn cho họ. Người dân không mong khu vực mình sinh sống trở thành nơi phân lũ nhưng đó là điều buộc phải làm. Để hạn chế tình huống phân lũ phải nghĩ đến sông Đuống, nơi đóng vai trò quan trọng giúp sông Hồng thoát lũ. Nếu sông Đuống bị thu hẹp thêm thì nhiệm vụ phân lũ tăng lên rất nguy hiểm.

Trở lại nhiệm vụ vận tải của sông Đuống, Ngày xưa người ta chỉ nghĩ sông Đuống phân lũ và chuyển nước sông Hồng sang sông Thái Bình nhưng gần đây Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT từng thảo luận về tình trạng nước sông Hồng ngày càng cạn và muốn chuyển nước sang sông Đuống. Người ta đã làm một số kè, tường để nắn dòng chảy sang sông Đuống. Nếu bây giờ làm 1 công trình sân golf, nghĩa là phải thu hẹp dòng chảy thì chắc chắn Bộ GTVT cũng sẽ vướng, mà Bộ NN&PTNT lại đồng ý là không được.

Bởi sông Đuống đang phải làm nhiệm vụ vận tải rất lớn và Chính phủ cũng đã có chủ trương chuyển nước lên sông Đuống, cho nên muốn làm sân golf, theo tôi, phải xin ý kiến Bộ GTVT, nhân dân dưới Thái Bình và Hải Phòng xem họ có đồng ý không.

Giữa lợi nhuận và thiệt thòi, rủi ro phải cân nhắc, đặc biệt đừng để người dân phải gánh rủi ro.

Theo Dân Việt

“Cân” chi phí xây mới sân bay Long Thành và mở rộng Tân Sơn Nhất

Hàng chục câu hỏi đặt ra với dự án sân bay Long Thành tiếp tục được trả lời, giải đáp trong phiên thảo luận tại UB Thường vụ Quốc hội hôm nay, 26/2. Cơ quan thẩm tra dự án đã "gật đầu" với nhiều nội dung giải trình bổ sung từ Bộ GTVT.

Ngoài vốn đầu tư, UB Kinh tế của Quốc hội cũng báo cáo một số vấn đề lớn còn nhiều ý kiến về dự án này. UB Kinh tế của Quốc hội cho biết đã xem xét sự cần thiết đầu tư sân bay Long Thành trong khi vẫn có ý kiến đề nghị chuyển hoạt động quân sự tại sân bay Tân Sơn Nhất sang sân bay quân sự Biên Hòa để dành toàn bộ quỹ đất tại Tân Sơn Nhất cho mục đích khai thác hàng không dân dụng.

Theo UB Kinh tế, phương án cải tạo, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phát sinh nhiều bất cập mới. Cụ thể, để nâng được công suất sân bay này lên 40 - 50 triệu hành khách/năm, thì phải xây dựng thêm một nhà ga hành khách công suất 15 - 25 triệu hành khách/năm (sử dụng đất quốc phòng hiện quản lý để mở rộng).

Đồng thời, phương án cải tạo cũng đặt ra yêu cầu xây dựng thêm một đường cất, hạ cánh dài 4.000 m, rộng 60 m cách đường cất, hạ cánh hiện hữu 1.035 m về phía Bắc, cùng các công trình phụ trợ và hệ thống đường lăn kết nối. Và để làm công trình này thì cần phải thu hồi đất dân cư ngoài khu vực sân bay và đất quốc phòng hiện tại của sân bay Tân Sơn Nhất.

Chi phí đầu tư theo phương án này quá tốn kém so với phương án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, tổng chi phí ước tính khoảng 9,1 tỷ USD, bao gồm cả chi phí giải tỏa, di dời khoảng 140.000 hộ dân với khoảng 500.000 nhân khẩu.

Cân chi phí xây mới sân bay Long Thành và mở rộng Tân Sơn Nhất - Hình 1

Các phương án cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại được xem là bất khả thi, ngốn kinh phí cực lớn.

Bên cạnh vấn đề tốn kém, UB Kinh tế cũng nêu không ít các bất cập khác của phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Sân bay này hiện nằm trọn trong nội thị TPHCM, khu vực dân cư và thương mại có mật độ dân số rất cao nên không đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn bay, tiếng ồn, khí thải... Theo tiêu chuẩn về phát triển bền vững của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) thì sân bay trong thành phố sẽ không được phép hoạt động vào ban đêm (từ 0h đến 5h), do đó cũng không thể khai thác hết công suất thiết kế.

Liên quan đến vấn đề này, cơ quan chủ trì làm dự án cũng xin ý kiến Bộ Quốc phòng. Báo cáo của Bộ này khẳng định, Tân Sơn Nhất là vị trí quan trọng về quốc phòng, có các đơn vị quân đội đóng quân, đi kèm với hạ tầng, phương tiện hậu cần kỹ thuật, là căn cứ quân sự dự bị chiến lược, nên không thể dành toàn bộ đất cho mục đích khai thác dân sự của sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngoài ra, nhiều câu hỏi đặt ra với dự án đã được Bộ GTVT giải trình để đặt lên bàn nghị sự của UB Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 35 đang diễn ra.

Bảo lưu quan điểm không thể nâng cấp cùng lúc sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hòa để thay thế cho phương án xây dựng mới sân nay Long Thành, Bộ GTVT mô tả cụ thể tình hình tắc nghẽn không lưu khi cùng lúc khai thác 2 sân bay hiện có.

Vùng trời phục vụ cho máy bay tiếp cận cất, hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất có giới hạn nằm trong bán kính 75km từ mặt đất tới độ cao 4.500m, phía Tây bị khuyết một phần bởi biên giới Campuchia, phía Bắc bị khuyết do vùng trời trách nhiệm của sân bay quân sự Biên Hòa chồng lấn lên. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm cách sân bay Biên Hòa 25km về phía Tây Nam trong khi hướng cất hạ cánh của cả 2 sân bay này là hướng Đông Bắc - Tây Nam, tạo thành xung đột nghiêm trọng, thậm chí có xu thế triệt tiêu nhau, tạo ra "nút thắt cổ chai" ở đây. Đây là một lý do quan trọng khiến không thể tiếp tục nâng công suất khai thác của cả 2 sân bay này.

Trong khi đó, theo cơ quan trình dự án, vị trí quy hoạch của sân bay mới Long Thành sẽ giải quyết được hầu hết các hạn chế hiện tại mà Tân Sơn Nhất đang vấp phải, về mặt tổ chức vùng trời. Vị trí sân bay mới dịch chuyển về phía Đông nên phương thức tiếp cận cất, hạ cánh đầu Đông - Bắc của Long Thành ít bị ảnh hưởng bởi phương thức cất, hạ cánh của sân bay Biên Hòa.

Vị trí Long Thành cũng cho phép có thể thiết kế linh hoạt và áp dụng các công nghệ, phương thức bay mới nhất hiện nay (như phương thức dạng chữ U, phương thức hợp điểm), từ đó nâng cao đáng kể công suất tối đa của vùng trời phục vụ cho việc cất, hạ cánh của máy bay tại Long Thành.

Khoảng cách từ Long Thành tới biên giới Campuchia cũng được tăng thêm đáng kể (100km thay vì 60km như đối với Tân Sơn Nhất), sẽ tạo điều kiện cho việc thiết kế và áp dụng các tuyến bay đi/đến theo mô hình lập thể không giao cắt.

Bài toán tắc nghẽn bầu trời cũng được giải quyết khi phần lớn các chuyến bay quốc tế sẽ được chuyển từ Tân Sơn Nhất về Long Thành khai thác khi sân bay này đi vào hoạt động. Như vậy, sau khi có Long Thành, Tân Sơn Nhất sẽ chỉ khai thác 10% các chuyến bay quốc tế, 80% dành cho bay quốc nội. Ngược lại, Long Thành sẽ đảm nhiệm 90% các chuyến bay quốc tế và 20% bay quốc nội của Tân Sơn Nhất chuyển sang.

Việc này được khẳng định sẽ khắc phục được tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất và đáp ứng nhu cầu tăng cao về giao thông hàng không của khu vực. 20% các chuyến bay quốc nội được phục vụ tại Long Thành sẽ chủ yếu là các chuyến bay chuyển tiếp để tạo thuận lợi cho khách hàng.

Về sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, báo cáo của Bộ Quốc phòng cho biết, diện tích làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất là đất dự trữ quốc phòng, khu đất lưu không nằm trong vùng bảo đảm tĩnh không của sườn sân bay. Hiện nay, diện tích đất này được tận dụng để xây dựng sân golf theo kinh nghiệm của một số sân bay trên thế giới. Tổng vốn đầu tư Dự án khoảng 6.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn của các công ty trong nước với quy mô diện tích đất sử dụng là 157,29 ha. Doanh nghiệp cam kết khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất thì trả lại mà không yêu cầu bồi thường. Cũng theo đ.ánh giá của Bộ Quốc phòng, dự án sân golf này cũng đóng góp cho ngân sách TPHCM khoảng 114 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động. Còn Bộ GTVT cho biết, kể cả trường hợp dịch chuyển đường cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay về phía sân golf để làm thêm một đường cất, hạ cánh nữa tại đây thì cũng không đạt tiêu chuẩn khai thác đồng thời song song độc lập. Cùng với hạn chế về vùng trời thì năng lực khai thác của 2 đường cất hạ cách sau khi được dịch chuyển cũng chỉ bằng một đường, năng lực khai thác tối đa của Tân Sơn Nhất cũng chỉ đạt 25-26 triệu khách/năm.

P.Thảo

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
17:13:14 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
20:57:09 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới thành bão số 4 rồi hướng thẳng miền Trung
08:23:12 17/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành trên Biển Đông, khả năng hướng vào miền Trung
14:22:02 17/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4
14:37:58 17/09/2024
Sắp hình thành bão số 4: Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị cảnh báo lũ quét, sạt lở
21:02:03 17/09/2024

Tin đang nóng

Tranh cãi học vấn của Hoa hậu Kỳ Duyên: Nhà trường và chuyên gia nói gì?
21:57:31 18/09/2024
Nữ diễn viên đưa chồng đi thảm đỏ, chỉ 1 chi tiết ông xã cúi người cưng chiều cũng hút triệu view
20:51:28 18/09/2024
"Tóm gọn" Jennie hẹn hò nam idol cực hot ở Mỹ, kéo đến ảnh sau lưng mà sốc vì độ bạo của "đàng gái"
21:34:46 18/09/2024
Hot boy tự phong bại lộ chuyện ủng hộ 10k khoe 10 triệu, "phốt" chấn động năm xưa cũng bị khui lại
20:53:51 18/09/2024
Ngô Cẩn Ngôn gặp khủng hoảng truyền thông sau khi cưới gấp
20:57:41 18/09/2024
10 năm thăng trầm của Nguyễn Cao Kỳ Duyên trong showbiz
23:15:03 18/09/2024
Á hậu Miss Universe Vietnam lên tiếng tin đồn hẹn hò 'chị đẹp' Hà Kino
23:00:01 18/09/2024
Anh Tú Atus bước ra khỏi vùng an toàn thành công sau Anh trai "say hi"
21:45:01 18/09/2024

Tin mới nhất

Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn

22:49:05 18/09/2024
8 thuyền viên gặp nạn trên tàu hàng bị chìm ở vùng biển Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cứu hộ đưa vào bờ an toàn.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Quảng Nam mưa không ngớt, nhiều tuyến đường ngập sâu, học sinh được nghỉ học

20:42:17 18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ sáng 18-9, nhiều nơi ở Quảng Nam mưa không ngớt. Cơn mưa kéo dài cả ngày, khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập cục bộ, gây ách tắc giao thông.

Đà Nẵng: Chốt chặn, cấm lưu thông trên đường ven biển Hoàng Sa từ chiều nay 18.9

20:39:52 18/09/2024
Lãnh đạo UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) yêu cầu cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa; lập chốt ngăn không cho người dân vào vùng nguy hiểm trên bán đảo Sơn Trà.

Quyết định bất ngờ về số phận 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau'

20:34:23 18/09/2024
Hôm nay (18/9), tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ, ông Tăng Vũ Em - Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau - cho biết địa phương đã có quyết định cuối cùng về căn biệt thự xây trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản.

Cảnh báo: Mưa lớn nguy cơ gây ngập lụt ở Đắk Lắk

20:29:44 18/09/2024
Theo đó, trong 24 giờ qua, thời tiết tỉnh Đắk Lắk phổ biến có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến từ 20 đến 70 mm; có nơi lớn hơn như Yang Reh, huyện Krông Bông 100,8mm, TP Buôn Ma Thuột 93 mm...

Xuất hiện vết nứt dài trên đồi, Bắc Giang di dời khẩn cấp 30 hộ dân

20:26:10 18/09/2024
Vết nứt có nguy cơ sạt lở, đe dọa đến đời sống của 30 hộ dân với 170 nhân khẩu. Lực lượng chức năng đã tuyên truyền, vận động các hộ trong vùng nguy hiểm di dời người và tài sản.

Sập hầm chui cao tốc: 1 người t.ử v.ong, công an vào cuộc

20:19:55 18/09/2024
Vụ sập hầm chui đang xây trên cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang thuộc địa phận xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) khiến 1 người t.ử v.ong, cơ quan Công an đã vào cuộc xác minh.

Nước sông Đồng Nai dâng cao, khu dân cư ở Biên Hòa bị ngập

19:43:06 18/09/2024
Chiều 18-9, nước sông Đồng Nai qua thành phố Biên Hòa đã bắt đầu dâng cao.

Cấp cứu 4 cháu bé người Lào bị ngộ độc nấm rừng

18:30:00 18/09/2024
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (Sơn La), các cháu đã được cấp cứu, thông rửa dạ dày và truyền dịch, bù nước điện giải, hiện nay các cháu đã qua cơn nguy kịch.

Đề xuất phương án trục vớt phương tiện trong vụ sập cầu Phong Châu

17:53:00 18/09/2024
Phương án cứu hộ này dựa trên cơ sở đề nghị của Công ty TNHH Hữu Nghị khi đã dùng thợ lặn kiểm tra, đ.ánh giá tại thực địa và tình hình thực tế, vị trí tài sản chìm đắm cũng như dự kiến công tác trục vớt

CSGT Hà Nội mở đường cho sản phụ vỡ ối đến bệnh viện

17:50:43 18/09/2024
2 chiến sĩ CSGT, Công an TP Hà Nội đang làm nhiệm vụ đã điều khiển xe mô tô chuyên dụng mở đường, dẫn xe taxi đưa sản phụ bị vỡ ối đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương cấp cứu an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Món quà Trung thu của chồng tặng con gái t.ố c.áo bí mật đáng sợ của anh ta

Góc tâm tình

05:59:52 19/09/2024
Tôi chụp lại hình ảnh đó, gửi cho chồng và rời đi ngay vì cảm thấy quá ghê sợ con người chồng. Tôi không ngờ anh ta có thể vì t.iền mà bất chấp tất cả.

Có gì mới trong dị bản kinh dị của 'Tấm Cám'?

Phim việt

05:57:12 19/09/2024
Cám - phim kinh dị phóng tác từ truyện cổ tích Tấm Cám - thu hút nhờ lối kể sáng tạo và khâu diễn xuất, song kịch bản còn nhiều hạn chế.

Sau 'Avatar', James Cameron làm phim về vụ n.ém b.om nguyên tử xuống Hiroshima

Hậu trường phim

05:55:37 19/09/2024
Nhà làm phim nổi tiếng James Cameron đã giành được quyền chuyển thể quyển sách Ghosts Of Hiroshima (tạm dịch: Những bóng ma của Hiroshima ) của tác giả Charles Pellegrino lên màn ảnh rộng.

Luật chơi mới của 'Rap Việt 2024'

Tv show

05:54:33 19/09/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, tập đầu tiên của Rap Việt 2024 sẽ lên sóng. Mới đây, chương trình đã tiết lộ luật chơi mới tại vòng chinh phục, gồm khóa vàng và first choice (lựa chọn đầu tiên).

Nhạc sĩ Đức Trí tiết lộ lý do không mời Mỹ Tâm, Phương Vy Idol

Nhạc việt

05:53:58 19/09/2024
Đức Trí thẳng thắn cho biết anh không thể mời quá nhiều ca sĩ trong cùng một liveshow. Ngoài ra, anh cũng muốn những giọng hát mới có cơ hội phát huy tài năng.

Cách nấu ốc chuối đậu thơm ngon, ngậy, bùi cho ngày mát trời, ăn cùng bún hoặc cơm đều xuất sắc

Ẩm thực

05:52:10 19/09/2024
Ốc nấu chuối đậu là món ăn gợi nhớ hương vị quê hương Bắc Bộ, kết hợp vị béo ngậy của ốc với chuối xanh bùi bùi và đậu phụ giòn ngon.

Nữ du khách t.ử v.ong khi bị cá mập tấn công ở Tây Ban Nha

Thế giới

05:50:48 19/09/2024
N.ạn n.hân được đưa đến bệnh viện Doctor Negrin ở Las Palmas. Lực lượng cứu hộ cho biết du khách đã mất 1 chân và sau đó ngừng tim khi đang trên đường đi cấp cứu.

Haaland chuẩn bị phá kỷ lục lịch sử của Ronaldo, Pep Guardiola cảnh báo

Sao thể thao

23:32:58 18/09/2024
HLV Pep Guardiola của Man City đưa ra lời cảnh báo với Erling Haaland khi kỷ lục lịch sử của Ronaldo sắp bị t.iền đạo người Na Uy phá vỡ.

Phim remake hiếm hoi hay chẳng kém bản gốc: Dàn cast "xịn sò", nam chính diễn xuất thần sầu chinh phục cả thế giới

Phim âu mỹ

23:18:13 18/09/2024
Thời điểm hiện tại, rạp Việt đang có một bộ phim rất đáng thử cho các fan của thể loại kinh dị - tâm lý, đó là Không nói điều dữ (tựa Anh: Speak no evil ).

Nghệ sĩ lan tỏa tinh thần thiện nguyện trong bão lũ: Hành động đẹp nhưng không thể tự phát

Sao việt

23:09:14 18/09/2024
Nghệ sĩ làm thiện nguyện trong bão lũ chính là thể hiện trách nhiệm xã hội và cái tâm của họ, nhưng với nhiều trường hợp, việc đứng ra quyên góp vật lực từ đám đông không thể thực hiện một cách tự phát.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phá vỡ Kpop như thế nào?

Nhạc quốc tế

22:43:30 18/09/2024
Nghiên cứu mới của trang musicMagpie cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng của trí tuệ nhân tạo đối với ngành công nghiệp âm nhạc, đặc biệt là Kpop.