Hà Nội muốn cấm bán thịt chó ở nội thành từ 2021
Ngoài việc thiếu nhân văn, sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả virus dại.
UBND Hà Nội vừa ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố.
UBND TP yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông phổ biến về tính chất nguy hiểm của bệnh dại để người dân chủ động phòng, chống. Sở này cũng cần tuyên truyền về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm; ý nghĩa nhân văn của việc đối xử nhân đạo với súc vât để dần thay đối thói quen và nhận thức khi sử dụng thit chó, mèo làm thực phẩm, đảm bảo văn minh đô thị.
Thịt chó là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam. Ảnh minh họa: DPA.
Theo UBND Hà Nội, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại. Ngoài ra, việc này còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm như dại, xoắn khuẩn, tả… cho những người tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo.
Bên cạnh đó, UBND TP còn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng, chống bệnh dại; Thực hiện chương trình hợp tác về phòng, chống bệnh dại với các tổ chức.
Sở Y tế tăng cường truyền thông về bệnh dại; giám sát bệnh dại trên người và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ có ca bệnh dại trên động vật, nhằm đảm; bảo an toàn sức khỏe cho người bị động vật cắn…
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết Hà Nội hiện có khoảng 493.000 con chó và mèo. Mục đích nuôi chó để giữ nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích khác như: làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm.
Video đang HOT
“Chúng tôi dự kiến 3-5 năm nữa, vào khoảng 2021 sẽ cấm bán thịt chó ở các quận nội thành Hà Nội”, ông Sơn chia sẻ.
Theo báo cáo từ trạm thú y các quận huyện, thị xã từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn Hà Nội, ghi nhận 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai.
Bệnh dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người do virus dại gây ra. Động vật sau khi nhiễm virus dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài. Khi đã lên cơn dại, khả năng cứu chữa của cả người và động vật gần như không còn.
Virus dại xâm nhập vào cơ thể người qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở, thậm chí cả qua đường ăn uống nếu nạn nhân ăn phải những thực phẩm được chế biến từ động vật nhiễm virus.
Quang Huy
Theo Zing
Đến năm 2021, Hà Nội sẽ không kinh doanh thịt chó ở nội thành
Hà Nội sẽ có lộ trình hạn chế hoạt động giết mổ chó, mèo làm thực phẩm, tiến tới không kinh doanh, buôn bán giết mổ chó, mèo. Đến năm 2021, khu vực nội thành không kinh doanh thịt chó, mèo.
Hà Nội sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó ẢNH PHAN HẬU
Như Báo Thanh Niên đưa tin, UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành và chính quyến các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền người dân không ăn thịt chó
Ngoài yêu cầu chính quyền các địa phương triển khai ngay việc cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi; tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành các quy định về phòng, chống bệnh dịch, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương tuyên truyền về nguy cơ và tác hại mắc bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm.
Chiều nay, 12.9, trao đổi với Thanh Niên, ông Đoàn Hồng Phong, Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội), cho biết văn bản nêu trên được UBND TP.Hà Nội ban hành ngày 10.9, xuất phát từ nội dung tham mưu, đề xuất của cơ quan thú y, ngành nông nghiệp thành phố.
Theo ông Phong, đây là cũng là chủ trương của UBND TP.Hà Nội trong kiểm soát chặt chẽ đàn chó, mèo nuôi và các điểm giết mổ, kinh doanh để phòng ngừa bệnh dại.
Giải thích về cơ sở của những đề xuất đã được chính quyền UBND Hà Nội thông qua, ông Phong cho rằng, những năm gần đây, việc kinh doanh, giết mổ chó, mèo; sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách du lịch, nhất là du khách quốc tế, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, chó mèo nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiêm phòng đầy đủ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh tả... Những người tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ chó, mèo hoặc sử dụng thịt chó, mèo còn tiềm ẩn nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm...
Theo thống kê của Chi cục Thú y Hà Nội, hiện tổng đàn chó, mèo trên địa bàn có khoảng 493.000 con, trong đó nuôi giữ nhà khoảng 87,5%, số còn lại là nuôi làm cảnh, hoặc làm thực phẩm.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Chi cục Thú y Hà Nội ghi nhận có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại ở các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ và Sóc Sơn. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, cơ quan thú y xác định có 2 mẫu lấy tại quận Hoàng Mai và quận Bắc Từ Liêm dương tính với bệnh dại.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, Hà Nội ghi nhận 5.098 người bị súc vật cắn phải điều trị dự phòng. Trong đó, số người bị chó cắn nhiều nhất, chiếm 87%; số người bị mèo cắn chiếm 11,7%; số người bị dơi, chuột, khỉ... cắn chỉ chiếm 1,3%.
Cũng theo thống kê, Hà Nội hiện có 1.013 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm; giết mổ chó mèo; 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo làm cảnh. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Hồng Phong, công tác quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm đối với thịt chó, thịt mèo hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cơ chế về pháp lý.
"Trên thực tế, các điểm giết mổ chó, mèo không hình thành những cơ sở lớn như lò mổ, mà chỉ tồn tại ở các cửa hàng nhỏ lẻ, rất khó kiểm tra, kiểm soát. Cơ quan cấp trên là Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) chưa ban hành được quy trình kiểm soát giết mổ chó, mèo nên địa phương không biết dựa vào đâu để kiểm tra", ông Phong nói.
Kiên trì vận động, người dân sẽ đồng thuận, ủng hộ
Đại diện Chi cục Thú y Hà Nội cũng cho hay, theo chỉ đạo của UBND thành phố, các quận, huyện, thị xã phải xây dựng lộ trình hạn chế giết mổ chó, mèo thương phẩm. Đối với các quận nội thành, nội thị địa phương, sẽ hạn chế các cơ sở kinh doanh thịt chó, mèo.
Đến năm 2021, ở các quận nội thành sẽ không kinh doanh thịt chó, mèo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng vận động, tuyên truyền cho người dân từ bỏ tập quán, thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
"Theo quan sát của tôi, trong giai đoạn hiện nay, người dân không có nhiều nhu cầu sử dụng thịt chó như trước nữa. Việc vận động người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó và đối xử nhân đạo với con vật nếu làm kiên trì sẽ được người dân đồng thuận, ủng hộ", ông Phong nói.
Cũng theo văn bản của UBND TP.Hà Nội, Sở NN- PTNT Hà Nội sẽ là cơ quan phối hợp với các tổ chức về động vật như Hiệp hội Bản năng sống, Tổ chức Soi Dog... triển khai chương trình hợp tác về phòng chống bệnh dại.
Bên cạnh đó, Sở này cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức thành lập Trạm kiểm nghiệm bệnh vật nuôi và quản lý tiếp nhận chó, mèo thả rông.
Theo TNO
Nên cấm hẳn việc kinh doanh và ăn thịt chó, mèo! Từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là góp phần làm giảm bớt những vụ trộm chó gây bất ổn trong xã hội; cải thiện hình ảnh người Việt trong mắt du khách Mới đây UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về tăng cường côngtác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo, trong...