Hà Nội mùa thép bay, dân được du lịch mạo hiểm
Hà Nội nổi tiếng với “Hà Nội mùa chim làm tổ”, “ Hà Nội mùa thu”, “Hà Nội mùa lá bay”. Giờ thì có cả “Hà Nội mùa thép bay”.
Vụ sập cần cẩu làm hỏng nhà dân và 2 người đi đường bị thương
Sau rất nhiều tai nạn liên tục từ các công trình đường sắt trên cao gần đây, chiều 14/5, trong phiên họp để nghe báo cáo giải quyết các sự cố UBND thành phố Hà Nội đã quyết định giao công an thành phố thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra nhiều dự án như đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội và các điểm rào chắn trên đường bộ của các công trình đang thi công, bắt đầu từ ngày 15/5.
Đó là tin tức được nhiều báo đăng tải vào ngày 15/5.
Đọc báo những ngày này mới thấy sự mất an toàn của các công trường đường sắt trên cao ở Hà Nội khiến người dân quá bức xúc và lo lắng. Có báo giật tít: “Bộ trưởng Thăng có biết dân chúng tôi sợ lắm không”, có báo thì viết bài “Ra đường sợ nhất thép rơi…”
Đúng là bây giờ ra đường ngoài tai nạn giao thông, người Hà Nội còn có một nỗi khiếp đảm với các món “quà tặng của tử thần” từ trên trời rơi xuống. Đó là thép, cần cẩu, xà beng, giàn giáo, thanh dầm… từ các công trình đường sắt trên cao.
Người chết cũng đã có, người bị thương cũng nhiều, người chết hụt cũng có một vài vụ. Bởi vậy có người nói từ hồi thành phố có các dự án đường sắt trên cao, Hà Nội ngoài 4 mùa xuân, hạ, thu, đông còn có thêm mùa thứ 5, đó là mùa thép bay quanh năm.
Khỏi phải nói cái mùa thép bay này kinh dị đến mức nào, kinh dị hơn gấp nhiều lần những bộ phim kinh dị lừng danh trên thế giới. Đang lưu thông trên đường (mà thực ra là dưới chân các đại công trường) thì bỗng đâu có cả cột thép bay xuống đè lên người.
Nói chung khi ấy người tham gia giao thông đành phải tự an ủi bằng câu tục ngữ dân gian hiện đại: “Giày dép còn có số”.
Video đang HOT
Những người gây ra tai nạn cho dân thì sao? Báo điện tử VOV cho biết: “Tại cuộc họp chiều 14/5, UBND thành phố Hà Nội đã phê bình Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và đơn vị tư vấn Systra chưa làm tốt công tác quản lý, giám sát thi công.
Yêu cầu Ban quản lý này và đơn vị tư vấn Systra chỉ đạo các phòng, ban và các cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm để có biện pháp quản lý, giám sát thi công có hiệu quả và an toàn”.
Nghe cái điệp khúc “phê bình và nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm” này mới quen tai và êm ái làm sao.
Sau vụ sáng rơi xà beng vào xe taxi, chiều sập cẩn cầu làm 2 bị thương trong đó có 1 bà bầu vào ngày 12/5 vừa qua ở tuyến đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội, giải pháp xử lý đưa ra là “nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm”. Thật là một biện pháp xử lý vô cùng… nghiêm túc.
Thể nào đọc đến đây, cũng có bạn đọc bức xúc khi so sánh với nước nọ nước kia trên thế giới, khi có tai nạn xảy ra gây chết người hoặc bị thương, hàng loạt các cá nhân chịu trách nhiệm liên quan từ thấp đến cao sẽ phải ra tòa, bị phạt tù.
Nói chung, đó là một phản ứng bình thường, dễ hiểu. Chỉ có điều, bạn đọc cần phải ghi nhớ, ở ta, biện pháp xử lý sai phạm được ưa chuộng nhất vẫn là “kiểm điểm rút kinh nghiệm” mà thôi, không nên xé to chuyện làm gì.
Bởi người tài càng ngày càng quý hiếm. Quý bạn đọc chắc còn nhớ thông tin Hà Nội mở cuộc xét tuyển công chức, có tới gần 50% thủ khoa, thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài mà vẫn trượt vỏ chuối thẳng cẳng đó thôi.
Thế nên thưa các vị công dân Hà Nội và công dân ở nơi khác đến Hà Nội, quý vị đừng vội cả tin rằng cái “mùa thép bay” từ nay sẽ nhanh chóng chấm dứt. Trái lại, nên coi đó là một trải nghiệm mạo hiểm mỗi khi ra đường.
Này nhé, biết bao nhiêu tỷ phú trên thế giới phải bỏ rất nhiều tiền cho một chuyến du hành một chiều lên sao Hỏa và không trở về nữa. Rất nhiều người giàu có phải xếp hàng để được trải nghiệm các chuyến du lịch mạo hiểm đánh đu với tử thần.
Trong khi ấy thì người Hà Nội chỉ cần xách xe máy chạy ra đường, lượn vè vè dưới chân công trình các tuyến đường sắt trên cao là đã có được trải nghiệm mạo hiểm. Thế thì dân thủ đô còn đòi hỏi gì nữa nhỉ?
Mi An
Theo_Báo Đất Việt
Cảnh báo: Trẻ em Sài Gòn nhảy cầu mạo hiểm
Gần một tháng nay, dọc theo bờ kênh Tàu Hũ - Bến Nghé (đoạn nối giữa quận 5 và quận 8, TP.HCM) vào mỗi buổi chiều lại có rất đông các em nhỏ đến đây chơi đùa và nhảy từ trên cầu cao xuống sông tắm. Các em thi nhau trình diễn những màn nhào lộn, nhảy cầu hết sức nguy hiểm.
Bất chấp dòng nước lộm cộm rác bẩn và thường xuyên có ghe tàu qua lại, các em vẫn vô tư bơi lội trước nhiều mối tai nạn đe doạ, rình rập đến tính mạng có thể ập tới bất cứ lúc nào.
Đứng từ phần tam cấp của cầu bộ hành cách mặt nước khoảng 3 mét, một nhóm các em tầm từ 10 đến 16 tuổi tập trung lại với nhau để chuẩn bị trình diễn cho những màn nhào lộn. Sau một hồi bàn bạc, một em đi trước sẽ bắt đầu leo lên phần lan can phía trên cầu, một tiếng la lớn vang lên, em này liền lao thẳng xuống mặt nước dưới sự hò reo của đám bạn trên bờ. Trước sự cổ vũ nhiệt tình từ phía trên, nhiều em khác trong nhóm cũng lần luợt thi nhau nhào lộn, cắm đầu vun vút xuống mặt nước đen ngòm, đầy mùi tanh hôi của rác bẩn.
Những pha nhảy tự do khiến người xem bắt gặp cảnh này không khỏi rùng mình lo lắng.
Ngoài ra, nhóm trẻ còn tiếp tục đùa giỡn, đuổi bắt ngay trên những bề mặt trơn trợt dọc theo bờ kè, hay phía dưới chân cầu. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, tai nạn sẽ xảy ra.
Vô từ rượt đuổi dẫu cho địa hình ở đây khá trơn trợt và việc xảy ra tai nạn hoàn toàn có thể xảy ra.
Dù cho xung quanh hai bên bờ có rất đông người người dân sinh sống cũng như hành nghề buôn bán nhưng dường như, họ vẫn mặc nhiên phớt lờ trước những trò chơi đầy mạo hiểm của các em nhỏ này. Chú Ngọc, người bán hàng gần đây cho hay "dạo đầu chúng tôi thường xuyên nhắc nhở nhưng phần lớn trẻ ra đây bơi lội đều là trẻ em lang thang nên khi bị nói, chúng ngay lập tức đáp trả lại và thậm chí còn có thái độ hăm doạ mọi người."
Nhiều em nhỏ đã tỏ ra đuối sức và phải rất cố gắng mới có thể quay trở lại được vào bờ.
Việc leo trèo, vượt qua hàng rào sắt ngăn cách xem ra không mấy khó khăn đối với lũ trẻ.
Không chỉ riêng khu vực này có đông trẻ em tìm ra tắm sông vui đùa mà tình trạng trên còn xuất hiện ở nhiều địa điểm khác như 2 đầu cầu Mống (Q.1 nối Q.4), kênh Tẻ- Q.7.
Rất mong các phụ huynh và cơ quan chức năng quan tâm, quản lý trẻ, tránh để xảy ra những tai nạn đáng tiếc nhất là khi mùa hè đang đến gần.
Đức Nam- Hữu Nhật
Theo_PLO
Cảnh đón bắt xe buýt mạo hiểm giữa thủ đô Nhiều điểm đón trả khách dựng cạnh hàng rào công trường đường sắt trên cao. Mỗi lần đón, xuống xe, hành khách phải chịu cảnh mưa ướt, bụi bẩn và những nguy hiểm rình rập. Do công trường đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (đoạn Ba La - Yên Nghĩa) thi công nên các phương tiện phải dạt về một...