Hà Nội: Một phụ nữ chết bất thường sau khi tới trụ sở UBND phường
Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ việc bà Nguyễn Hồng Lương (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội) tử vong bất thường vào ngày 2/4 sau khi tới trụ sở UBND phường Điện Biên (quận Ba Đình).
Trụ sở UBND phường Điện Biên – nơi xảy ra việc.
Tự thiêu?
Theo báo cáo của UBND phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội), khoảng 9 giờ ngày 1/4, bà Nguyễn Hồng Lương (số 9, ngách 55/37 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) đi xe đạp một mình tới UBND phường Điện Biên. Khi đến nơi, bà Lương gặp ông Trần Thanh Bình (bảo vệ UBND phường) để xin gặp Chủ tịch UBND phường Điện Biên Trần Mạnh Quân.
Báo cáo cho rằng, vì ông Quân không có mặt ở trụ sở UBND phường nên bà Lương đã xin vào nhà vệ sinh nữ để đi vệ sinh. Khi đó bà Lương có đeo một túi xách.
“Khoảng 5 phút sau, phát hiện có cháy, mùi khét trong nhà vệ sinh nên anh Bình cùng một số cán bộ UBND phường Điện Biên đẩy cửa vào nhà vệ sinh nữ, thấy bà Lương đã dùng xăng đổ xuống nền nhà đốt và đập đầu vào bồn vệ sinh tự thương. Mọi người đã dùng chăn dập lửa và gọi xe cấp cứu đưa bà Lương cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn nhưng do vết bỏng quá nặng nên bà Lương đã tử vong vào lúc 4 giờ 15 phút ngày 2/4″ – báo cáo của UBND phường Điện Biên viết.
Văn bản báo cáo sự việc của UBND phường Điện Biên.
Xuất phát từ khiếu nại lấn chiếm đất
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, trước đây gia đình bà Lương sinh sống trong khu 139 đường Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình).
Toàn bộ diện tích nhà đất tại khu 139 Nguyễn Thái Học trước đây thuộc Khu điều dưỡng thương binh hỏng mắt Hà Nội. Năm 2004 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy hoạch lại trụ sở cơ quan Cục Thương binh liệt sỹ và Người có công, đồng thời bố trí lại nhà ở cho các gia đình thương binh và cán bộ, công chức của cơ quan để làm nhà ở ổn định.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tiến Khởi (chồng bà Lương) là thương binh hạng 1/4, hỏng 2 mắt, tỷ lệ thương tật 91% được phân nhà đất tại đây và đã được UBND quận Ba Đình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ đỏ). Năm 2011 vợ chồng bà Lương, ông Khởi bán nhà và chuyển đến sinh sống tại số 9, ngách 55/37 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình).
Trong khu vực 139 Nguyễn Thái Học có Trạm bơm nước và bể nước với diện tích 35,1 m2. Trước đây trạm bơm này do Khu điều dưỡng thương binh hỏng mắt Hà Nội sử dụng, sau đó để không. Từ năm 1998 gia đình ông Khởi và một gia đình hàng xóm đã quản lý, sử dụng trạm bơm bỏ không này. Sau đó cả hai gia đình đã bàn bạc, đồng ý bàn giao toàn bộ diện tích khu vực trạm bơm này cho phường Điện Biên xây dựng nhà văn hóa. Hiện nay Nhà văn hóa địa bàn dân cư số 5 đã “mọc” lên trên phần đất của trạm bơm nước này.
Chính vì thế nên khi phát hiện gia đình ông Đ.S.N lấn chiếm vào phần đất công này, ông Khởi và bà Lương đã có đơn khiếu nại gửi UBND phường Điện Biên.
“Chúng tôi gửi đơn ngay khi phát hiện gia đình ông N. xây dựng lấn chiếm phần đất này nhưng UBND phường Điện Biên đã “ngâm” đơn của chúng tôi 61 ngày không giải quyết gì. Tới khi họ gọi chúng tôi lên phường để giải quyết hòa giải thì gia đình ông N. đã hoàn thành việc xây dựng và lấn chiếm diện tích của trạm bơm rồi”- ông Khởi nói.
Trong khi đó, UBND phường Điện Biên cho biết ngày 30/10/2014 bà Lương có mang đơn đến gửi UBND phường đòi lại đất. Văn phòng UBND phường đã mời bà Lương vào phòng tiếp dân để giải quyết nhưng do đơn của bà Lương không có giấy tờ chứng minh kèm theo nên không nhận. “Bà Lương đã làm ầm lên, Văn phòng UBND đã báo cáo Chủ tịch UBND phường Điện Biên. Chủ tịch UBND phường Điện Biên đã cùng cán bộ địa chính phường tiếp và giải quyết cụ thể theo hiện trạng và hồ sơ quản lý địa chính lưu giữ. Sau khi giải thích xong bà Lương liên tục chửi bới rồi bỏ đi, để lại đơn ở phường”- báo cáo của UBND phường Điện Biên cho biết.
Đến ngày 15/11/2014, UBND phường Điện Biên đã ban hành văn bản số 168 trả lời gia đình bà Lương: Theo hồ sơ địa chính lưu tại phường, phần diện tích đất bà Lương đòi lại là 1/3 lối đi vào trạm bơm nước là thuộc phần diện tích đã được UBND quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho gia đình ông Đ.S.N.
Ngày 18/11/2014, UBND phường Điện Biên đã mời bà Lương và ông Khởi tới làm việc để bàn giao văn bản trả lời nhưng khi sau khi nghe xong nội dung vợ chồng bà Lương không nhận văn bản.
“UBND phường đã lập biên bản về sự việc không nhận văn bản trả lời, có ký nhận của bà Lương và ông Khởi. Từ đó đến khi xảy ra sự việc bà Lương không có đơn nữa, nhưng vẫn liên tục đến UBND phường gây rối và chửi bới, lăng mạ, vu cáo cán bộ địa chính phường”- văn bản của UBND phường Điện Biên nêu.
Gãy 5 xương sườn
Đáng chú ý, chỉ khoảng 40 phút sau khi bà Lương rời nhà, đi xe đạp tới trụ sở UBND phường Điện Biên, gia đình ông Khởi đã nhận được điện thoại của tổ trưởng dân phố thông báo việc bà Lương bị tai nạn và đã được đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu.
Khi chị Nguyễn Thanh Hiền (24 tuổi, con gái bà Lương) vào Bệnh viện Xanh Pôn thì thấy bà Lương đang nằm ở khoa cấp cứu, toàn thân bị bỏng nặng, có máu chảy trên người và tay chân…
Ông Nguyễn Tiến Khởi (chồng bà Lương) – Thương binh hạng 1/4, hỏng 2 mắt, khẳng định có rất nhiều bất thường trong cái chết của vợ mình.
“Gia đình chúng tôi tới bệnh viện thì khu vực đó có công an gác trong gác ngoài không cho tiếp xúc. Lúc đó nhà tôi còn tỉnh nhưng họ nhất quyết không cho ai vào. Tới khi nhà tôi hôn mê sâu thì mới cho vào gặp nên không nói được lời nào nữa về sự việc đã xảy ra trước đó như thế nào”- ông Khởi kể lại.
Đến rạng sáng ngày 2/4, bà Lương tử vong. Sau đó thi thể bà Lương được chuyển qua nhà xác Bệnh viện quân đội 354 để tiến hành khám nghiệm tử thi.
“Bác sĩ khám nghiệm đã nói với hàng chục người có mặt ở đó rằng nhà tôi bị gãy 5 xương sườn, có vết thương tụ máu ở phần đầu”- ông Khởi nói.
Ông Khởi cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi cho thấy sự mâu thuẫn trong văn bản của UBND phường Điện Biên: “Tại sao nhà tôi lại mang được một số lượng lớn xăng vào trụ sở UBND phường dễ dàng như thế được? Nếu chỉ mang một lượng nhỏ khoảng nửa lít thì có thể gây bỏng nặng như vậy được không? Họ nói nhà tôi đổ xăng ra sàn nhà vệ sinh nữ rồi châm lửa đốt thì có những ai chứng kiến việc đó? Nếu có người đập cửa vào nhà vệ sinh để kéo nhà tôi ra ngoài thì tại sao bà ấy lại gãy 5 xương sườn và bầm tím nhiều chỗ trên người?”.
Theo ông Khởi, việc khiếu nại lên phường chuyện lấn chiếm đất công của gia đình ông N. cũng chỉ vì lợi ích chung cho khu dân cư 139 Nguyễn Thái Học. “Gia đình chúng tôi không có mâu thuẫn gì, hai đứa con đều ngoan ngoãn. Chúng tôi chỉ khiếu nại đòi lại công bằng thôi, làm gì tới mức vợ tôi cực đoan để tự thiêu như họ nói thế được”- ông Khởi bức xúc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, UBND phường Điện Biên cho biết đã báo cáo sự việc lên lãnh đạo UBND quận Ba Đình. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của bà Lương hiện đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Thế Kha
Theo Dantri
Nhà thầu thi công gây bụi bị phạt 29 triệu đồng
Thanh tra Sở GTVT TPHCM vừa lập biên bản vi phạm hành chính, phạt tiền 29 triệu đồng đối với nhà thầu thi công gây bụi làm ô nhiễm môi trường.
Công trình xây dựng đường hai đầu cầu Gò Dưa và cầu Gò Dưa trên đường Kha Vạn Cân thuộc dự án xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhât - Bình Lợi - Vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng, do công ty GS Engineering & Construction (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, Công ty Công trình Địa chất Dong ah Việt Nam là nhà thầu.
Cụ thể, hiện nhà thầu đang thi công lớp đá dăm để hoàn thiện mặt đường dẫn vào cầu Gò Dưa. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhà thầu để bụi bốc lên ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, bảng công bố thông tin không có số điện thoại đường dây nóng Thanh tra Sở GTVT.
Dự án đường HCM: Thứ trưởng nhắc, nhà thầu thay giám đốc
Thanh tra đã yêu cầu nhà thầu thi công khẩn trương khắc phục ngay các tồn tại của công trình này để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Nếu tiếp tục vi phạm, thanh tra sẽ xử phạt vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng hoặc buộc đình chỉ thi công.
Trong khi, theo Thanh tra Sở GTVT, trước đó đã lập 1 biên bản nhắc nhở và 4 biên bản vi phạm hành chính với số tiền phạt 58 triệu đồng đối với công trình này vì các vi phạm như thi công không bố trí đủ rào chắn, biển báo, không thường xuyên quét dọn vệ sinh.
Công trình xây dựng đường hai đầu cầu Gò Dưa
Được biết, ngày 1/4, tình trạng bụi gây ô nhiễm môi trường từ công trình trên đã được cải thiện đáng kể khi đơn vị thi công đã tưới nước thường xuyên.
Trước đó, đối với trường hợp tương tự xảy ra, ngày 17/6/2012, trực tiếp thị sát hiện trường kiểm tra công trình thi công mở rộng QL1A đoạn Dốc Xây - TP.Thanh Hóa, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã hết sức bức xúc trước tình trạng công trình thi công ngổn ngang không dứt điểm, bới tung đường, bụi mù mịt.
Ông Thăng cho biết, đây là dự án người dân đang cực kỳ bức xức vì bụi và công trình thi công ngổn ngang. Do vậy, trong quá trình thi công nếu nhà thầu không chịu tưới nước giảm bụi, gây bức xúc cho người dân thì yêu cầu dừng thi công.
Về trách nhiệm tiến độ thi công công trình chậm, Bộ trưởng Thăng cho rằng, do chủ đầu tư dự án lơ mơ, ban quản lý yếu kém, giám sát và tư vấn kém dẫn tới nhà thầu kém là đương nhiên.
"Nếu nhà thầu không làm được thì đuổi thẳng chứ các ông đừng có phần trăm, phần nghìn rồi các ông không nói được. Còn nếu nhà thầu kém, tư vấn kém các ông không đuổi được thì chứng tỏ các ông có vấn đề với nhà thầu", ông Thăng nói về trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án.
Thái Linh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ 2 phương án hưởng bảo hiểm xã hội Ngày 1/4, Bộ LĐ-TB&XH đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo việc gửi đề xuất tới Chính phủ 2 phương án lựa chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu. Bộ đề nghị thông tin tới người lao động để yên tâm ổn định sản xuất. Đại diện Bộ LĐ-TB&XH giải thích tới công...