Hà Nội mở rộng xét nghiệm RT-PCR để phòng chống COVID-19
Thường trực Thành uỷ Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm PCR cho những người về từ Đà Nẵng từ ngày 15/7-29/7, hoàn thành trong ngày 20/8; mở rộng chỉ định xét nghiệm PCR cho những trường hợp ho, sốt, khó thở và các trường hợp khác theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Chiều 18/8, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.
Tại cuộc họp, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu trong thời gian tới, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, thành phố về công tác phòng, chống dịch. Các cấp, các ngành phải tăng cường công tác thông tin, truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, nhất là trên báo chí, mạng internet…, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân về các biện pháp phòng, chống dịch, như: Đeo khẩu trang, không tụ tập đông người… Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương cần kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về công tác phòng, chống dịch của thành phố cho các cơ quan báo chí và nhân dân.
Theo đó, toàn thành phố phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và người dân, nhất là cấp cơ sở, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh với phương châm “4 tại chỗ”, “vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng”, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện ca bệnh, khoanh vùng, xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan.
Video đang HOT
Cũng theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, các cơ quan chức năng thành phố cần tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm và tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm PCR cho những người về từ thành phố Đà Nẵng từ ngày 15/7 đến ngày 29/7, hoàn thành trong ngày 20/8; mở rộng chỉ định xét nghiệm PCR cho những trường hợp ho, sốt, khó thở và các trường hợp khác theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Khi phát hiện ca bệnh, các cơ quan chức năng cần tập trung điều tra, xác minh truy vết những người tiếp xúc gần (F1) và người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) để cách ly kịp thời, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm và không được bỏ sót.
Thường trực Thành ủy yêu cầu, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải tăng cường công tác khám sàng lọc, phân loại người bệnh đến khám, thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện sớm ca mắc COVID-19; thực hiện nghiêm túc việc phân luồng, cách ly và kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phòng tránh lây nhiễm trong các cơ sở y tế cũng như lây nhiễm từ các cơ sở y tế ra cộng đồng.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố khẩn trương ban hành các quy định, quy trình cụ thể về phòng, chống dịch trong các cơ quan, doanh nghiệp, nơi công cộng; các quy trình khám, chữa bệnh an toàn tại các bệnh viện nhằm phòng tránh lây nhiễm trong các cơ sở y tế cũng như lây nhiễm ra cộng đồng; cần làm rõ quy định nào bắt buộc thực hiện, nếu vi phạm phải xử phạt, quy định nào khuyến cáo thực hiện để người dân nâng cao ý thức phòng tránh; chuẩn bị bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng cho tình huống dịch bùng phát ở cấp độ cao.
Bệnh nhân 418 tử vong sau 4 lần âm tính COVID-19
Tối 18-8, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin về trường hợp bệnh nhân số 418.
Bệnh nhân số 418, nam, 61 tuổi, ngụ quận Hải Châu, Đà Nẵng, đã tử vong hôm 12-8 vừa qua sau khi có 4 kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Thông thường, đây là ca tử vong thứ 26 có liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt do bệnh nhân đã có 4 kết quả xét nghiệm âm tính, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh, nhưng ngay sau khi có kết quả âm tính thứ 4, bệnh nhân tử vong. Cụ thể như sau:
Bệnh nhân 418 là nam, 61 tuổi, địa chỉ Thanh Bình, Hải Châu, Đà Nẵng. Tiền sử COVID-19, tăng huyết áp, suy thận mạn tính, đái tháo đường type 2, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính 4 lần với SARS-CoV-2 vào ngày 4-8, 10-8, 11-8, 12-8. Chiều ngày 12-8, bệnh nhân tử vong do các biến chứng của suy thận mạn tính tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Chẩn đoán khi tử vong: choáng nhiễm trùng nhiễm độc, suy đa tạng không phục hồi, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh nhân 418 là trường hợp mắc bệnh sớm, ngay những ngày đầu tiên của dịch tại Đà Nẵng, bệnh chuyển nặng ngay những ngày đầu và có thời điểm là bệnh nhân nặng nhất.
Bên cạnh đó, tối 18-8, Bệnh viện Trung ương Huế công bố chữa khỏi cho 5 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, có 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính 6 lần (BN523) được xuất viện về nhà và cách ly tại nhà.
Bốn trường hợp còn lại có bệnh nền rất nặng như suy thận mạn, suy tim, tăng huyết áp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 3-8 lần.
Sau khi công bố khỏi bệnh, theo kế hoạch ngày 19-8 các bệnh nhân sẽ được chuyển về Bệnh viện C Đà Nẵng để tiếp tục lọc máu định kỳ và điều trị tiếp các bệnh nền.
PTT Vũ Đức Đam: Ít nhất 1 năm nữa vaccine COVID-19 mới có thể đến với mọi người Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, dịch bệnh còn kéo dài, ít nhất 1 năm nữa vaccine mới có thể đến với mọi người, vì vậy sẽ phải chung sống an toàn trong dịch. Ngày 18/8, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: " Thời gian qua do...