Hà Nội mở cửa các di tích từ 8/3
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội quyết định cho mở cửa các di tích, cơ sở tôn giáo từ 8/3 nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch.
Chiều 4/3, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Tp. Hà Nội họp phiên thứ 96 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo.
Theo Sở Y tế, mặc dù dịch bệnh tại Hà Nội đã được kiểm soát tuy nhiên nguy cơ vẫn ở mức cao bởi dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, các chuyên gia vẫn nhập cảnh vào Việt Nam, hoạt động nhập cảnh trái phép còn diễn ra tại một số địa phương.
Tại Việt Nam, vẫn ghi nhận thêm ca mắc mới và từ 0h ngày 3/3 tỉnh Hải Dương đã kết thúc thực hiện Chỉ thị 16 nên người dân có thể đi đến các tỉnh thành khác và có thể có nguy cơ khi những người này có mang mầm bệnh mà không có triệu chứng.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng kết luận. (Ảnh Vietnamnet)
Các trường đại học, cao đẳng mở cửa trở lại, sinh viên các tỉnh sẽ trở lại thủ đô học tập nhiều hơn trong đó có thể có những trường hợp đến từ các tỉnh thành có dịch.
Theo đó, các đơn vị phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, để người dân biết các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phối hợp thực hiện. Chủ động phối hợp với các đơn vị triển khai việc tiêm vaccine theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Y tế. Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an TP, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế trên địa bàn để thực hiện rà soát, thống kê đối tượng tiêm vaccine Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ban chỉ đạo yêu cầu, khi học sinh, sinh viên các đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại, nhà trường phải tổ chức khử khuẩn; yêu cầu khai báo y tế, nắm bắt chắc số lượng học sinh, sinh viên quay trở lại từ các vùng dịch để phục vụ giám sát dịch tễ tại cộng đồng; học sinh đến trường phải đeo khẩu trang và được giám sát, kiểm tra thân nhiệt thường xuyên theo quy định.
Chủ động xây dựng kịch bản chi tiết tại nhà trường, cơ sở giáo dục khi học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, Sở VH&TT, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, các di tích trên địa bàn TP, các điều kiện để sẵn sàng mở cửa trở lại khi được phép.
Kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng điểm lại những nguy cơ dịch bệnh có thể quay trở lại Hà Nội. Ông Dũng lưu ý: “Sắp tới các hoạt động được nới lỏng, việc giãn cách được hạn chế, khoảng 750.000 học sinh, sinh viên quay trở lại học tập, sinh sống…Vì vậy không được chủ quan lơ là”.
Video đang HOT
Thực hiện nghiêm việc khai báo qua phần mềm QR Code tại các cơ quan, công sở, nhà hàng, dịch vụ, cơ sở giao dịch… từ Trung ương đến địa phương của Hà Nội. “Đây là hình thức nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, đơn giản và hiệu quả, nếu có dịch truy vết sẽ nhanh hơn. Yêu cầu hết ngày mai 5/3 hoàn thành triển khai việc khai báo QR Code”, ông Dũng đánh giá.
Nếu đảm bảo các yêu cầu thì xem xét mở lại các di tích, cơ sở tôn giáo từ 8/3. Giao Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Trưởng ban tôn giáo TP và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long căn cứ tình hình dịch bệnh và các điều kiện chủ động quyết định thời gian mở lại các di tích đón khách, tuyệt đối không tổ chức lễ hội.
Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm về lây nhiễm trong bệnh viện
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, nếu để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện như Đà Nẵng thì người đứng đầu bệnh viện và cơ quan chủ quản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Sáng 6/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương
Phát biểu tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đang nỗ lực phòng, chống tại ổ dịch Đà Nẵng.
Với tốc độ lây nhiễm nhanh, nguy cơ lớn nhất hiện nay gồm: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tại cụm 3 bệnh viện ở Đà Nẵng.
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm nguy cơ cao gồm những người từ Đà Nẵng trở về các địa phương từ ngày 1/7 trở về sau phải có tinh thần cảnh giác, có ý thức phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Trên thực tế, một số địa phương vẫn còn chủ quan, lơi lỏng, "nghĩ ổ dịch chỉ ở Đà Nẵng," Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các cơ sở y tế, bệnh viện tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh; quy định về khám, chữa bệnh như đeo khẩu trang, giãn cách...
Hiện tại Bộ Y tế tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm với tốc độ gấp khoảng 3 lần so với cao điểm tháng 4/2020.
Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo sở y tế các địa phương chủ động mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, tự đàm phán giá để thực hiện xét nghiệm kháng thể, không chờ thẩm định xét nghiệm từ Bộ Y tế.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, phối hợp chặt chẽ của lực lượng công an, quân đội, y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngay từ những ngày đầu; sự chủ động tăng cường chuyên gia, lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại Đà Nẵng.
Xác định tâm của ổ dịch Đà Nẵng là cụm 3 bệnh viện, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu rõ Đà Nẵng, một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TTg ở mức nguy cơ cao.
Các chuyên gia nhận định theo tiến độ xét nghiệm, trong thời gian tới mỗi ngày có thể phát hiện thêm hàng chục ca nhiễm mới liên quan đến cụm 3 bệnh viện ở Đà Nẵng tại địa phương này cũng như trên cả nước.
Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm mới không phản ánh xu thế tăng hay giảm của dịch bệnh.
Dự kiến sẽ tiếp tục có các ca tử vong do dịch COVID-19 xuất hiện tại những khoa có bệnh nhân nặng thuộc cụm 3 bệnh viện Đà Nẵng.
Tăng cường xét nghiệm kháng nguyên
Liên quan đến công tác xét nghiệm, các chuyên gia nhấn mạnh khi có những sự cố như tại ổ dịch Đà Nẵng, việc xét nghiệm kháng thể là nhằm đánh giá nguy cơ, mức độ lây nhiễm dịch bệnh; sau đó cần tăng cường xét nghiệm kháng nguyên Realtime RT-PCR để phát hiện chính xác các ca nhiễm.
Các thành viên Ban chỉ đạo nêu rõ với nguy cơ lây lan dịch bệnh thường trực trên cả nước thì cần nêu trách nhiệm của người đứng đầu các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo nghiêm quy định hướng dẫn của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất Thủ tướng có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan tới trách nhiệm thuộc về trưởng ban chỉ đạo - người đứng đầu địa phương.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu các bệnh viện tiếp tục thực hiện quy định hướng dẫn khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành; trong đó đảm bảo phân luồng, phân tuyến cho người đến khám, chữa bệnh.
Theo Ban Chỉ đạo, từ thời điểm này trở đi, nếu để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện như Đà Nẵng thì người đứng đầu bệnh viện và cơ quan chủ quản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại một số tỉnh, thành phố.
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 diễn ra từ ngày 8-10/8, các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao các địa phương tích cực, chủ động thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế; đảm bảo an toàn trong quá trình diễn ra kỳ thi.
Huy động thêm nhân lực cho Đà Nẵng, Quảng Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 10 giờ ngày 6/8, Việt Nam ghi nhận 717 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 381 người đã được công bố khỏi bệnh, 9 trường hợp tử vong. Có 328 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam.
Từ ngày 23/7 đến nay, Việt Nam ghi nhận 302 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 34 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 268 trường hợp lây nhiễm trong nước tại 11 tỉnh, thành phố có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng.
Đo thân nhiệt tại chốt kiểm tra dịch trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Cụ thể: Đà Nẵng có 193 trường hợp, Quảng Nam - 48 trường hợp, Thành phố Hồ Chí Minh - 8 trường hợp, Lạng Sơn - 4 trường hợp, Quảng Ngãi - 3 trường hợp, Đắk Lắk - 3 trường hợp, Hà Nội - 3 trường hợp, Thái Bình - 1 trường hợp, Bắc Giang - 2 trường hợp, Đồng Nai - 2 trường hợp, Hà Nam - 1 trường hợp.
Riêng ngày 5/8, Việt Nam ghi nhận 47 trường hợp lây nhiễm trong nước đều liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng, gồm: Đà Nẵng - 34 trường hợp, Quảng Nam - 5 trường hợp, Bắc Giang - 2 trường hợp, Lạng Sơn - 4 trường hợp, Hà Nội - 1 trường hợp và có 1 chuyên gia nước ngoài (được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa-Vũng Tàu). Lạng Sơn và Bắc Giang là hai địa phương mới ghi nhận ca bệnh trong đợt này.
Tính đến ngày 6/8, cả nước có 170.457 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe; trong đó 6.717 người được cách ly tập trung tại bệnh viện; 23.356 người được cách ly tập trung tại cơ sở khác; 140.384 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Cả nước đã thực hiện 523.114 xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Bộ Y tế tiếp tục huy động cán bộ y tế có chuyên môn cao từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, từ các bệnh viện ở Hải Phòng; Bình Định... để chi viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam phòng, chống dịch COVID-19./.
Hà Nội triển khai việc tiêm vaccine Covid-19 theo kế hoạch "Các đơn vị sẽ chủ động phối hợp triển khai việc tiêm vaccine theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Y tế" - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh - Phó Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội cho biết. Chiều 4/3, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch...