Hà Nội mờ ảo trong sương mù dày đặc
Sau chuỗi ngày hửng nắng, sáng 7/12, Hà Nội chuyển sang trạng thái mây mù dày đặc, nhiều thời điểm có mưa phùn – kiểu thời tiết khiến nhiều người liên tưởng tới Tết Nguyên đán.
Hồ Tây mây mù trắng xóa trong sáng 7/12. Những ngày trước, Hà Nội liên tục hửng nắng.
Từ ghế ngồi hướng về phía hồ, tầm nhìn hạn chế, hoàn toàn không thấy đường chân trời.
Những bông hoa hoa giấy nở ven hồ Trúc Bạch mờ sương. Cùng với mây mù, nhiệt độ ngoài trời cũng giảm, tuy chưa đến mức quá rét.
Quảng trường Ba Đình trong buổi sáng mờ sương.
Video đang HOT
Cầu Long Biên ẩn hiện trong mây mù. Nhiều thời điểm, Hà Nội có mưa phùn.
Nhìn từ Long Biên, cầu Chương Dương mờ ảo.
Sương bao phủ các ngôi nhà ven sông Hồng.
Nhiệt độ hạ thấp khiến nhiều người đi đường co ro vì không chuẩn bị áo đủ ấm.
Nhà thuyền ẩn hiện trên khúc sông gần cầu Long Biên.
Mây mù bao phủ trên đường Yên Phụ.
Càng về phía Tây, mây mù càng dày đặc. Trong ảnh là đường Nguyễn Trãi hướng về phía Hà Đông.
Nhiều phương tiện giao thông phải bật đèn giữa ban ngày.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Hà Nội: Dân "oải" vì hết mưa phùn lạnh lại đến mưa phùn nóng
Trong nhiều ngày liên tiếp, nhiều khu vực ở thủ đô Hà Nội bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, trời ẩm ướt mưa phùn khiến cho giao thông đi lại khó khăn, người già, trẻ em bị nhiễm lạnh, ho, cảm sốt nhiều hơn. Vậy đến bao giờ Hà Nội mới thoát khỏi tình trạng này?
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lê Thanh Hải cho biết: "Thời điểm này là mùa mưa phùn, ẩm ướt. Mùa này vẫn thường xuất hiện sau khi hết tết. Có hai dạng mưa phùn, đó là mưa phùn nóng và mưa phùn lạnh. Mưa phùn liên tục xuất hiện sau khi gió mùa đông bắc tràn về. Với mưa phùn lạnh, tình trạng mưa phùn ẩm ướt sẽ diễn ra cả ngày, còn với mưa phùn nóng, tình trạng này chỉ diễn ra buổi sáng sớm và ban đêm. Ở giai đoạn này, hai dạng thời tiết trên sẽ nối tiếp nhau liên tục cho tới khi nào bừng nắng lên, thời tiết nóng lên thì sẽ kết thúc".
Hiện tượng sương mù dày đặc ở Hà Nội sẽ kéo dài đến hết tháng 4. Ảnh: Hữu Nghị
Đợt mưa phùn lạnh sẽ kéo dài đến hết tuần, sau đó thời tiết tiếp tục chuyển sang mưa phùn nóng. Sang đầu tuần sau Hà Nội tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới, lúc đó mưa phùn lạnh sẽ quay trở lại và diễn ra trong thời gian dài. Lúc đó Hà Nội tiếp tục chìm trong sương mù dày đặc.
"Hiện nay các dự báo cho thấy thời tiết này sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Sang tháng 4 kiểu thời tiết thế này sẽ giảm dần đi, các đợt mưa phùn lạnh và mưa phùn nóng không kế tiếp nhau nữa, đan xen bằng các đợt nắng ấm. Đến tháng 5, mùa mưa phùn sẽ kết thúc, khi đó sẽ có các đợt mưa rào xuất hiện bất chợt trong ngày" - ông Hải nhận định.
Cũng theo ông Hải, năm 2012 mùa mưa phùn kéo dài liên tục trong 2 tháng, lúc đó sân bay Nội Bài (Hà Nội) buộc phải đóng cửa vì tầm nhìn xa giảm, máy bay không hạ cánh được. mưa phùn, sương mù dày đặc diễn ra trong thời gian rất dài, gây ra hiện tượng ẩm mốc, lúc đó nhà cửa luôn ẩm ướt, các đồ vật, tủ quần áo ẩm mốc hết. Năm 2016 hiện tượng này diễn ra ít, còn năm nay thời tiết này sẽ kéo dài hết tháng 4, sang tháng 5 mới chấm dứt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 16.3, các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục mưa nhỏ, nồm ẩm. Khu vực phía Nam nắng nóng, có mưa dông về chiều, đề phòng tố lốc và gió giật mạnh. Riêng khu vực thủ đô Hà Nội, sáng sớm nay bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc. Trời rét, có mưa nhỏ. Độ ẩm từ 70 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 - 20 độ C.
Theo Danviet
Sài Gòn sương mù giăng phủ như Sa Pa Sáng 8.11, sương mù xuất hiện dày đặc khắp các quận, huyện ở TP.HCM, kèm theo thời tiết se lạnh. Nhiều tòa nhà cao tầng nhìn từ xa chỉ còn thấy mờ ảo dưới lớp sương trắng xoá. Tại các khu vực ngoại thành như: Q.2, huyện Bình Chánh, Nhà Bè..., sương mù dày đặc hơn. Ảnh: H.Trân Q.2 xuất hiện lớp sương...