Hà Nội mạnh tay, nhiều người dân vẫn thờ ơ với ‘lệnh’ đeo khẩu trang
Trước dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, tại nơi công cộng. Tuy nhiên, người dân ở nhiều khu vực còn thờ ơ với ‘lệnh’ đeo khẩu trang.
Từ ngày 5/11, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý những trường hợp không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Video: Người dân các khu vực Hà Nội lơ là trong việc đeo khẩu trang.
Tại phố đi bộ, lực lượng chức năng chốt chặn trước mỗi điểm vào khu vực phố đi bộ yêu cầu người dân phải thực hiện việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Tuy nhiên, một số người dân chỉ đeo khẩu trang khi đi qua chốt chặn, sau đó lại tháo bỏ ra.
Tại bến xe Mỹ Đình, công tác phòng dịch được tiến hành nghiêm túc, có bảng khuyến cáo yêu cầu người dân đeo khẩu trang, bố trí dung dịch khử khuẩn ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, trong và ngoài khuôn viên bến xe, vẫn có nhiều người không đeo khẩu trang, tụ tập nói chuyện.
Tại bệnh viện Việt Đức – nơi có khả năng lây nhiễm bệnh rất cao, mặc dù, mỗi ngày đều có số lượng lớn người đến thăm khám ,nhưng lại không thực hiện đeo khẩu trang và phối hợp với nhân viên y tế để kiểm tra nhiệt độ, khai báo y tế.
Người nhà bệnh nhân thảo bỏ khẩu trang, ngồi tập trung lại nói chuyện, không đảm bảo khoảng cách an toàn.
Doc các tuyến phố trong không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, người dân cũng “hạn chế” việc đeo khẩu trang bởi lý do cho rằng việc đó không cần thiết lắm.
Công viên là nơi tập trung đông đảo người dân với mọi lứa tuổi khác nhau. Từ các bạn trẻ tham gia tập thể duc thể thao đến các cụ cao tuổi đến để đi dạo, chụp hình.
Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài lại được xem là vướng víu, không cần thiết.
Bạn Nguyễn Thanh Trà, sinh viên Đại học Thương mại Hà Nội chia sẻ: “Mình thấy Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt, nên là nguy cơ bùng phát dịch lại chắc là không có đâu. Hơn nữa mình đi chạy bộ cũng muốn hít thở không khí, nên không tiện đeo khẩu trang.”
Ghi nhận tại các quán trà đá, địa điểm ăn uống trên vỉa hè, nhiều người dân ra vào tập trung cũng chủ quan, không duy trì khoảng cách an toàn, lơ là việc đeo khẩu trang nơi công cộng dù hiện nay thành phố vẫn chưa công bố hết dịch.
Đừng quên hung thần Covid-19
Qua một thời gian dài không có ca mắc mới trong cộng đồng, có vẻ như nhiều người đã quên mất hung thần Covid-19 vẫn hiện diện. Tụ tập ăn uống đông người, không đeo khẩu trang nơi công cộng, thậm chí không khám bệnh khi có các triệu chứng ho, sốt...
Ảnh minh họa
Ngày 28-10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) thông tin nhanh về trường hợp chuyên gia người Hàn Quốc có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2 tại sân bay Nhật Bản sau khi xuất cảnh từ TP HCM, nhiều người mới giật mình lo sợ. Tất bật tìm kiếm thông tin trên internet, nỗi lo sợ càng lớn khi biết được lịch trình dày đặc của vị chuyên gia này và tiếp xúc hàng trăm người từ nhiều khách sạn, đám giỗ, chơi golf và cả tài xế Grab. Cơ quan chức năng đã xét nghiệm nhanh với hơn 300 người có liên quan và rất may mắn đều âm tính.
Các cơ quan y tế Việt Nam cũng đang hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm chuyên sâu của cơ quan y tế Nhật Bản với vị chuyên gia này. Nếu tiếp tục dương tính với SARS-CoV-2 thì một vấn đề rất nghiêm trọng cần phải tầm soát là chuyên gia này bị lây nhiễm từ ai. Nghi vấn trên chưa có câu trả lời thì mọi sự chủ quan đều có thể trả giá đắt và cả hệ thống y tế phải vất vả chống chọi với dịch bệnh như 2 lần bùng phát vừa qua.
Nên nhớ, Covid-19 hiện diện ở hầu hết quốc gia và chưa có ngày nào giảm bớt mức độ nguy hiểm. Nó đang thách thức với cả hệ thống y tế tiên tiến của thế giới. Nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế rất mạnh, có nền y học đỉnh cao... vẫn phải vất vả chống chọi với dịch bệnh từng ngày, từng giờ. Kinh tế từng quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhân mạng thiệt hại mỗi ngày trong khi viễn cảnh khống chế được dịch bệnh còn rất xa.
Tại Việt Nam, chúng ta có những nỗ lực xuất sắc để có thể trở thành một trong những quốc gia ít ỏi ngăn chặn thành công đại dịch. Có thể nói, từng nhà vào cuộc, từng cơ quan ra tay, từng địa phương nỗ lực... Hiện nay, cả hệ thống chính trị vẫn tập trung theo dõi, các cơ sở y tế luôn sẵn sàng, các khu bệnh viện dã chiến luôn chẩn bị đầy đủ... cho thấy mức độ cảnh giác của quốc gia. Không vì lý do gì có thể cho phép bất cứ cá nhân nào chủ quan với dịch bệnh, bởi như thế là mạo hiểm với sức khỏe của cộng đồng, xem thường nỗ lực của cả quốc gia và sinh mạng của người khác.
Hãy luôn nhớ rằng Covid-19 ban đầu xuất phát ở một nhóm rất nhỏ và chỉ trong một thời gian ngắn đã lan rộng toàn cầu và trở thành một trong những thảm họa tồi tệ nhất của loài người. Covid-19 sẽ không chừa một ai, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó vào những lúc bất ngờ nhất.
Với những người chủ quan, chắc có lẽ họ đã vội quên những hình ảnh bi thương nhất của dịch bệnh: những cụ già mắc Covid-19 bị bệnh tật tàn phá cơ thể từng ngày rồi qua đời; những thanh niên khỏe mạnh bỗng dưng phổi suy kiệt, phải thở như bị siết cổ và hôn mê; những đứa trẻ mê man sốt trong khi virus gặm nhấm cơ thể từng ngày...
Nếu ai chủ quan coi thường dịch bệnh thì hãy liên tưởng những hình ảnh đáng thương trên.
Nhiều người dân đeo khẩu trang phòng nguy cơ lây nhiễm COVID - 19 Mặc dù chưa có yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng nhưng những ngày gần đây nhiều người dân ở Thanh Hóa đã tự giác đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe bản thân trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID - 19 trong cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều...