Hà Nội lý giải việc chuyển nhượng nhà, đất trung tâm phố cổ
Theo lý giải của Sở Xây dựng, 3 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các vị trí mặt phố ở quận trung tâm Hoàn Kiếm và quận Ba Đình đã được UBND TP chấp thuận bán cho Công ty Đông Á theo nguyên tắc giá bán nhà và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường với thời hạn là 50 năm để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp đề nghị mua lại nhà, đất công ở phố cổ
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội ông Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản gửi báo Tiền Phong liên quan đến thông tin phản ánh về việc Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đông Á (Công ty Đông Á) mua các cơ sở nhà, đất của Nhà nước ở trung tâm phố cổ.
Theo Sở Xây dựng, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Giám đốc Sở Tài chính kiểm tra, làm rõ thông tin báo Tiền Phong phản ánh các cơ sở nhà, đất ở phố cổ là nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước ( 56 Hàng Gai, 46 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và số 7 Đội Cấn, quận Ba Đình- PV) được bán chuyển nhượng cho Công ty Đông Á một cách “bất thường”. Cụ thể doanh nghiệp này được nộp tiền trước rồi mới ra quyết định bán với mức giá thấp hơn so với giá thị trường.
Về việc này, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, trên cơ sở đề nghị được mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 3 địa điểm trên của Công ty Đông Á, ngày 12/11/2010, Sở Xây dựng có văn bản báo cáo UBND TP, trong đó có nội dụng đề xuất phương án bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 3 địa điểm trên cho đơn vị đang thuê là Công ty Đông Á.
Tháng 6/2011, UBND TP có văn bản 4509/UBND-XD chấp thuận về nguyên tắc đề xuất trên của Sở Xây dựng, đồng thời giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan xác định giá bán nhà và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các diện tích trên sát giá thị trường theo quy định hiện hành, trình UBND TP quyết định.
“Tháng 10/2014 liên ngành đã có Tờ trình số 5814/TTrLN-STC-QLCS trình UBND TP về việc xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 3 cơ sở trên”,Sở Xây dựng lý giải.
Sở Xây dựng cho rằng, 3 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại 56 phố Hàng Gai, 46 phố Hàng Trống và số 7 phố Đội Cấn được UBND TP chấp thuận bán cho đơn vị đang thuê nhà là Công ty Đông Á theo nguyên tắc giá bán nhà và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất sát giá thị trường…
Video đang HOT
Theo lý giải, tại chứng thư thẩm định giá được liên ngành chấp thuận làm cơ sở xác định giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp với thời hạn giao 50 năm, trong hồ sơ trình của liên ngành và văn bản số 4509/ UBND-XD chấp thuận nguyên tắc của UBND TP không nêu rõ nội dung này, đề nghị UBND TP chỉ đạo rà soát thêm nội dung này trước khi quyết định đơn giá sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại 3 địa điểm nhà, đất nêu trên.
Bán sát với giá thị trường!
Đề cập về quá trình xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 3 cơ sở trên, Sở Xây dựng cho hay, ngày 21/11/2014, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu ký văn bản giao Sở Tài chính rà soát, giải trình rõ ý kiến của Thường trực HĐND TP, báo cáo UBND TP.
Đến ngày 4/12/2014, Sở Tài chính có Văn bản số 7026/STC-QLCS báo cáo bổ sung Tờ trình số 5814/TTrLN-STC- QLCS ngày 6/10/2014 của liên ngành với nội dung: Trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư số 145 của Bộ Tài chính hướng dẫn vế phương pháp xác định gia đất, đồng thời để đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có hiệu quả, tránh thất thu ngân sách. Liên ngành thống nhất xác định giá đất SXKD phi nông nghiệp đối với 3 cơ sở nhà đất trên của Công ty Đông Á theo phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập (chiết khấu dòng tiền trong khoảng thời gian 50 năm) làm cơ sở xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các cơ sở nhà đất của Công ty Đông Á theo quy định với thời gian tối đa 50 năm.
Sau đó, ngày 31/12/2014 UBND TP chấp thuận đề nghị của liên ngành cụ thể: Cơ sở nhà đất tại 56 Hàng Gai (diện tích nhà, đất là 18,03m2) với tổng giá trị là 1,616 tỷ đồng; Cơ sở nhà đất tại 46 Hàng Trống (diện tích nhà, đất là 20,28m2) với tổng giá trị là 1,731 tỷ đồng; Cơ sở nhà đất tại số 7 Đội Cấn (diện tích nhà, đất là 10,2m2) với tổng giá trị là 507 triệu đồng. Thời hạn sử dụng đất 50 năm kể từ ngày Công ty Đông Á nộp đủ tiền vào ngân sách.
Ngày 20/1/2015, Chi cục Quản lý Công sản-Sở Tài chính có văn bản gửi Công ty Đông Á để hướng dẫn nộp ngân sách giá trị chuyển nhượng công trình trên đất và giá trị quyền sử dụng đất 3 cơ sở nhà, đất này. Sau đó, Sở Xây dựng báo cáo TP về việc doanh nghiệp này đã nộp đủ tiền vào ngân sách Nhà nước theo hướng dẫn của Chi cục Quản lý Công sản.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng xác nhận, sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ tài chính nộp tiền vào ngân sách Nhà nước thì ngày 17/6/2015, UBND TP đã ban hành Quyết định về việc bán nhà chuyên dùng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà 3 cơ sở trên cho Công ty Đông Á.
“3 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại 56 phố Hàng Gai, 46 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và số 7 phố Đội Cấn, quận Ba Đình đã được UBND TP chấp thuận bán cho đơn vị đang thuê nhà là Công ty Đông Á theo nguyên tắc giá bán nhà và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất sát giá thị trường, với thời hạn cho thuê đất là 50 năm để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh”, văn bản của Sở Xây dựng nêu rõ.
Như Tiền Phong thông tin trước đó, năm 2015 Công ty Đông Á đã làm văn bản đề nghị TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cùng lúc 3 cơ sở nhà, đất chuyên dùng tại 3 vị trí mặt phố đắc địa của các quận nội đô lịch sử, nơi có giá nhà đất cao nhất của Thủ đô nói trên. Thông thường các cơ sở nhà, đất công phải được tổ chức bán đấu giá công khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định bán bằng hình thức chỉ định thì sau thời hạn thông báo bán đấu giá mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đối với các trường hợp bán chỉ định khác cũng cần phải xem xét về đối tượng thuê, mua với các tiêu chí rõ ràng.
Ninh Phan
Theo Tiền phong
Kiến nghị Quốc hội cho phép trả hơn 4.000 tỷ GPMB cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
Chính phủ trình Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được Thủ tướng Chính phủ giao là chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức hợp đồng xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT).
Tại Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho Dự án.
Theo số liệu cập nhật của VIDIFI và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án khoảng 4.069 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ là kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Bộ GTVT.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ nguồn vốn này được Chính phủ ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, gia cố đê, kè, xây dựng hồ đập, phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển...
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm để hỗ trợ các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung, Miền núi phía Bắc, thực hiện các dự án thuộc tiêu chí này.
Riêng trong hai năm 2017, 2018, số vốn hỗ trợ các địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đạt trên 12,5 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án nêu trên của Bộ GTVT.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, để triển khai xây dựng, phần chi phí bồi thường GPMB cho dự án khoảng 4.069 tỷ đồng, VIDIFI đã phải vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để chuyển cho 4 địa phương gồm: Hà Nội 892 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ đồng, Hải Dương 992 tỷ đồng và Hải Phòng 1.397 tỷ đồng thực hiện công tác GPMB trong giai đoạn 2008 - 2010.
Đại diện chủ đầu tư nói và cho biết, đây phần tham gia trực tiếp của Nhà nước vào dự án. Do không thể bố trí vốn ngay, Nhà nước đã cam kết sẽ hoàn trả dần khoản tiền này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 746/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, đến nay, theo đại diện chủ đầu tư, sau 10 năm thực hiện, VIDIFI vẫn chưa được Nhà nước hoàn trả kinh phí đền bù GPMB, tái định cư tại dự án như cam kết của Chính phủ trước đó. Không chỉ vậy, VIDIFI còn đang phải tiếp tục vay tín dụng ngân hàng để trả lãi cho các khoản tham gia, hỗ trợ của Nhà nước đã cam kết với lãi suất bình quân 10%/năm.
"Tính đến cuối năm 2018, chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của Nhà nước chưa thực hiện được ước tính khoảng 800 tỷ đồng. Nếu việc hoàn trả của Nhà nước tiếp tục chậm sẽ dẫn đến phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp dự án phá sản", đại diện VIDIFI chia sẻ.
T.Bình
Theo Báo giao thông
Vụ nhà dân nứt toác: Cao ốc 17 tầng xây sắp xong vẫn chưa nghiệm thu phần móng Liên quan đến chung cư 158 Nguyễn Sơn (Long Biên - Hà Nội) thi công gây nứt toác nhiều hộ dân liền kề thì chủ đầu tư dự án này lại tiếp tục lộ sai phạm "khủng" khi công trình xây gần xong 17 tầng nổi nhưng vẫn chưa được nghiệm thu phần kết cấu móng và tầng hầm. Trong khi đó, nhiều...