Hà Nội lý giải 5 đô thị vệ tinh ‘nằm chờ’ vì… thiếu nguồn lực
UBND TP Hà Nội cho rằng, do nhiều yếu tố, nguyên nhân chủ quan, khách quan đặc biệt là thiếu nguồn lực phát triển nên việc đầu tư xây dựng các đô thị vệ tinh nhằm giãn dân ra khỏi khu vực nội đô còn nhiều hạn chế.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri về hiệu quả các khu đô thị vệ tinh để đảm bảo việc giãn dân cư ra khỏi khu vực nội đô.
Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải một số chức năng cho đô thị trung tâm như: Công nghiệp, công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, đầu mối hạ tầng kỹ thuật diện rộng…
Các đô thị vệ tinh cách trung tâm thành phố khoảng 25-30km. Đây là khoảng cách tối ưu vừa đảm bảo tính độc lập tương đối của các đô thị vệ tinh, vừa đáp ứng các hoạt động hỗ trợ đối với đô thị trung tâm trên cơ sở các phương tiện giao thông tốc độ cao (đường sắt đô thị, xe buýt tốc độ cao).
Tuy nhiên, UBND TP cho rằng, do nhiều yếu tố, nguyên nhân chủ quan, khách quan đặc biệt là thiếu nguồn lực phát triển ( quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng hạ tầng khung đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; khả năng tạo công ăn việc làm; di chuyển các bộ, ngành, cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế… tạo sức hút dân cư) nên việc đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị vệ tinh nhằm giãn dân ra khỏi khu vực nội đô còn nhiều hạn chế.
“Hiện nay, UBND TP đã phê duyệt 4/5 đồ án quy hoạch chung đô thị vệ tinh: Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn với tổng diện tích khoảng 20.388,3ha. Triển khai cụ thể hóa các quy hoạch chung đô thị vệ tinh được phê duyệt, UBND TP đang chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cùng các nhà tài trợ triển khai lập các quy hoạch phân khu đô thị làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, văn bản nêu rõ.
Video đang HOT
Cũng theo UBND TP, việc giãn dân cư ra khỏi khu vực nội đô tới các khu vực xung quanh (trong đó bao gồm các khu đô thị vệ tinh) là chính sách vĩ mô dựa trên tổng hợp đánh giá của nhiều ngành, nhiều chuyên gia và là trọng tâm của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Luật Thủ đô.
Hiệu quả của việc phát triển các đô thị vệ tinh sẽ được các ngành đánh giá tổng thể sau khi các khu vực đô thị được đưa vào hoạt động, hoàn chỉnh.
Theo Ninh Phan
Tiền phong
Quốc hội quyết định bỏ quy hoạch xây dựng tỉnh
Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Theo đó, quy hoạch xây dựng tỉnh được loại bỏ.
86,19% đại biểu tham gia biểu quyết tại Hội trường Quốc hội sáng nay (20/11) đã đồng ý thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Với luật này, quy hoạch xây dựng tỉnh chính thức được bãi bỏ.
Kết quả thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 37 điều liên quan đến quy hoạch.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải trình, tiếp thu dự án luật, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế - cho biết, về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng (Điều 28), có một số ý kiến đề nghị không lập Quy hoạch xây dựng tỉnh vì nội dung, mức độ chi tiết của Quy hoạch xây dựng tỉnh trùng với Quy hoạch tỉnh tại Luật Quy hoạch.
Một số ý kiến khác đề nghị cần có Quy hoạch xây dựng tỉnh với tính chất là quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành để cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh và là công cụ quan trọng trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Ông Vũ Hồng Thanh cho hay, cũng có ý kiến đề nghị xin ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này. Có ý kiến cho rằng, việc bỏ nội dung quy hoạch xây dựng tỉnh đồng nghĩa với việc phải thay đổi lại toàn bộ hệ thống đồ án quy hoạch xây dựng tỉnh của Việt Nam được xây dựng từ trước đến nay.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
UBTVQH nhận định, do đây là vấn đề mới và còn nhiều ý kiến khác nhau nên để bảo đảm thận trọng, khách quan, việc gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội đã được thực hiện.
Kết quả có 217/469 phiếu (46,26%) đồng ý phương án 1 (Quy hoạch xây dựng tỉnh được lập là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh); 251/469 phiếu (53,51%) đồng ý phương án 2 (Quy hoạch xây dựng tỉnh được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh để bảo đảm sự đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp).
Từ kết quả này, UBVQH tiếp thu, chỉnh lý điều khoản này trong luật theo hướng không tiếp tục lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (Quy hoạch xây dựng tỉnh) mà tích hợp nội dung này vào Quy hoạch tỉnh để bảo đảm không trái với các nguyên tắc xây dựng luật và tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch.
Các loại quy hoạch khác còn lại trong quy hoạch xây dựng (thuộc phụ lục 2 của Luật Quy hoạch) như quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn tiếp tục được lập theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt theo pháp luật về xây dựng vẫn được thực hiện cho đến khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo pháp luật về quy hoạch.
Về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị không nên quy định thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, nên nghiên cứu quy định ít nhất là 10 năm, có loại 20 năm, 30 năm.
UBTVQH báo cáo: thời kỳ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Quy hoạch là 10 năm. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cụ thể hóa quy hoạch tỉnh nên thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện cũng phải phù hợp với thời kỳ của quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch là 10 năm. Do vậy, Ủy ban đề nghị cho giữ như quy định tại dự thảo Luật./.
Theo Trần Ngọc
VOV
Thái Nguyên: Đầu tàu bất động sản khu công nghiệp phía Bắc, đánh thức làn sóng đầu tư của các "ông lớn" Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50km, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 70km... Thái Nguyên được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội của vùng trung du miền núi với Đồng bằng Bắc Bộ, là "đầu tàu" kinh tế của vùng Đông Bắc bao gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng...