Hà Nội loay hoay cải tạo 1.600 chung cư cũ
Dù đã ban hành các cơ chế, chính sách, tổ chức nhiều tạo đàm, hội thảo nhưng đến nay thành phố Hà Nội mới cải tạo được 14 trên tổng số gần 1.580 chung cư cũ.
Tại Hội thảo bàn về cơ chế để cải tạo chung cư cũ do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức ngày 4/4, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, việc cải tạo chung cư cũ đã bàn nhiều, có không ít ý kiến thuyết phục, các giải pháp tưởng có vẻ khả thi nhưng diễn biến để hiện thực hóa lại vô cùng khó khăn.
“Chỉ mới có khoảng 1% số dự án chung cư cũ được cải tạo. Lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp ai cũng hiểu, cũng công nhận nhưng chưa tìm ra được lời giải cuối cùng. Nếu Hà Nội và TP HCM không làm được thì các tỉnh dù chung cư cũ rất ít cũng khó làm được”, ông Hùng nói.
Thành phố Hà Nội hiện có hàng nghìn khu chung cư cũ cần cải tạo. Ảnh: Quý Đoàn.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thông tin, trên địa bàn thành phố có gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.
Video đang HOT
Theo ông Dục, thành phố đã giao nhiệm vụ cho các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác điều tra xã hội học, xây dựng nhiệm vụ thiết kế, quy hoạch tại 26 khu chung cư tập trung và 67 nhà chung cư độc lập.
Tuy nhiên, đến nay mới có 14 chung cư cũ được xây dựng mới và đưa vào sử dụng, 5 chung cư cũ đang phá dỡ, triển khai xây dựng. Có 4 khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Theo ông Dục, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định xác định rõ trách nhiệm của các chủ sở hữu nhà chung cư trong việc cải tạo lại nơi ở của mình, đồng thời cơ bản tháo gỡ những bất cập, tồn tại trong thực tế cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ độc lập. Mặc dù vậy vẫn còn một số nội dung chưa phù hợp với thực tế tại Hà Nội, đặc biệt là khi cải tạo, xây dựng lại toàn khu chung cư cũ.
Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, khi cải tạo chung cư cũ nên linh động cho phép tăng mật độ dân số ở mức độ nhất định bằng cách cho phép tăng chiều cao (số tầng) của dự án. Mặt khác, có thể chuyển dự án cải tạo chung cư cũ thành dự án trung, cao cấp để tận dụng vị trí, bù đắp chi phí tài chính mà không tăng mật độ dân số quá cao. Tránh việc thay chung cư cũ bằng chung cư mới xây nhưng chất lượng thấp do thỏa thuận với người dân về diện tích mà không cam kết rõ về chất lượng và mức độ hoàn thiện.
Có quan điểm khác, PGS Vũ Thị Minh (ĐH Kinh tế quốc dân) lại ủng hộ việc hạ tầng thay vì nâng tầng chiều cao của các dự án cải tạo chung cư cũ. PGS Minh cho rằng, Hà Nội hiện tại nhìn từ trên cao xuống rất xấu về mặt mỹ quan, nếu tiếp tục nâng tầng các dự án có khả năng sẽ khiến cho bức tranh đô thị thêm lộn xộn.
Đồng quan điểm, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội nhấn mạnh, cần tôn trọng quy hoạch chung của thành phố trong quá trình cải tạo chung cư cũ.
“Quy hoạch cải tạo, tái thiết chung cư cũ phải được lập quy hoạch cho toàn khu, đồng thời phải tuân thủ quy hoạch của thành phố về quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành với các tiêu chí chính là: Dân số, không gian và hệ số sử dụng đấ, ông Nghiêm nêu quan điểm.
Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất 6 cơ chế chính sách khung cải tạo chung cư cũ trong đó có chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư:
Hoàn trả diện tích căn hộ tái định cư với hệ số k=1; Trường hợp diện tích căn hộ tái định cư tại chỗ lớn hơn thì chủ sở hữu phải trả tiền mua diện tích tăng thêm cho nhà đầu tư với giá thành xây lắp cộng 10% lợi nhuận định mức cho nhà đầu tư.
Những hộ tại tầng 1 đang kinh doanh được bố trí thuê 1 ki ốt để kinh doanh khi dự án cải tạo, xây dựng mới nhà chung cư hoàn thành, đối với nhà thấp tầng giá trị bồi thường theo thực tế diện tích sử dụng hợp pháp.
Trường hợp nếu di chuyển ra ngoài vành đai 3 thì được ưu tiên mua căn hộ với hệ số k = 2 tại dự án nhà ở thương mại do doanh nghiệp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư làm chủ đầu tư.
Võ Hải
Theo VNE
Công bố 42 chung cư cũ thuộc diện nguy hiểm ở Hà Nội
UBND TP.Hà Nội vừa công bố kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư ở 5 quận, huyện, trong đó có 39 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ C, 1 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ B, 2 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ D cần phải di dân gấp.
Ảnh minh họa
UBND TP.Hà Nội yêu cầu Q.Ba Đình chỉ đạo P.Ngọc Khánh, P.Thành Công cùng với các tổ chức đoàn thể thông báo đến các chủ sở hữu, sử dụng căn hộ tại nhà A Ngọc Khánh, P.Ngọc Khánh (đơn nguyên 1) và nhà G6A Thành Công, P.Thành Công (đơn nguyên 2) là nhà thuộc diện nguy hiểm mức D, cần di dời gấp.
Theo đó, các chủ sở hữu, sử dụng căn hộ tại 2 tòa chung cư cũ kể trên phải chủ động tháo dỡ những phần cơi nới trái phép. Đồng thời, những đơn vị liên quan phải lắp đặt biển báo, rào chắn, chống đỡ những kết cấu nguy hiểm và xây dựng phương án đề phòng trường hợp khẩn cấp. UBND Q.Ba Đình phải tổ chức khảo sát, lập phương án di dân, bố trí tạm cư gửi Sở Xây dựng trình UBND TP.Hà Nội quyết định.
Lê Quân
Theo Thanhnien
2 chung cư ở trung tâm Sài Gòn phải tháo dỡ khẩn cấp Độ chịu lực của hai chung cư hơn 40 tuổi ở quận 1 (TP HCM) xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào... cần di dời dân khẩn cấp. Chung cư cũ trên đường Bùi Viện được đánh giá nguy hiểm mức độ D, cần phá dỡ khẩn cấp. Ảnh: Thành Nguyễn. UBND quận 1 vừa thông báo cho cư...