Hà Nội lo quá tải nhân lực y tế
Tại phiên chất vấn HĐND TP. Hà Nội diễn ra hôm qua (9.12), đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Bình đặt câu hỏi về dự báo tình hình dịch sắp tới sẽ ra sao trước nguy cơ biến chủng mới Omicron, cũng như giải pháp quản lý F1, điều trị F0 tại nhà thế nào để tránh gây quá tải nhân lực, thuốc điều trị?
Về vấn đề này, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết từ ngày 11.10 tới nay, số ca mắc tăng cao, cao điểm nhất là ngày 6.12 với 774 ca. “Dự báo tình hình số ca tiếp tục tăng cao, khoảng 1.000 ca/ngày; dịch lan trong cộng đồng, lây nhiễm cao tại tất cả quận, huyện, có thể có cả biến chủng Omicron…”, bà Hà nêu và khẳng định TP đã có giải pháp đáp ứng điều trị 100.000 ca bệnh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Y tế thừa nhận: “Hệ thống y tế cơ sở vừa qua thực hiện nhiều nhiệm vụ, nay lại thêm quản lý các trường hợp cách ly, điều trị tại nhà. Mỗi trạm y tế thì chỉ có 5 – 10 người mà phục vụ hàng nghìn, hàng vạn người dân; cơ sở vật chất xuống cấp; nhân lực không thu hút được người có trình độ cao. Quá tải về nhân lực, không đáp ứng được về nhân lực”.
Còn ĐB Vũ Bích Hiền nêu ra việc nhiều phụ huynh còn băn khoăn về rà soát, kiểm tra các tiêu chí an toàn khi cho học sinh đi học trở lại, trong khi nhiều trường ở huyện còn thiếu nhân viên y tế. Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương, số liệu thống kê cho thấy, toàn TP thiếu 423 nhân viên y tế trường học, riêng khối THCS thiếu 88 người, do từ năm 2015, TP tạm dừng tuyển dụng nhân viên y tế tại trường học công lập. Sở GD-ĐT đã đề xuất phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tuyển dụng nhân viên y tế trường học, nếu không thì được ký hợp đồng với các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn. Hiện, sau thời gian thí điểm đi học trực tiếp ở khối 9 và 12 trên địa bàn TP, đến nay đã có 64.000 học sinh đi học đảm bảo an toàn.
Dự báo Hà Nội có thể lên tới 1.000 ca Covid-19 một ngày
Trước chất vấn của nhiều ĐB về quá trình triển khai các dự án (DA) còn chậm, Giám đốc Sở TN-MT Bùi Duy Cường cho biết trong số 379 DA chậm triển khai theo báo cáo giám sát của HĐND TP, có 30 DA kiến nghị thu hồi, nhưng đến nay mới thu hồi 10 DA. Nguyên nhân do chính sách đất đai thay đổi, nhiều chủ đầu tư không phối hợp với chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng và cố tình chây ì, để không phải nộp nghĩa vụ tài chính.
Trong tháng 10.2021, Sở TN-MT đã tham mưu để TP ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra các DA chậm triển khai trên địa bàn H.Mê Linh. Qua rà soát, Sở dự kiến thu hồi 15 DA quy mô 51 ha. Tới đây sẽ tiếp tục thanh kiểm tra một số quận, huyện đang nóng tình trạng DA chậm như: Quốc Oai, Thanh Oai, Hoàng Mai.
Liên quan công tác đầu tư, Thường trực HĐND TP.Hà Nội cũng đánh giá, tỷ lệ hiện thực hóa các DA còn thấp. Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng phê duyệt, TP sẽ có 17 khu xử lý chất thải. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và Khu xử lý chất thải Xuân Sơn là đang hoạt động. Nhiều DA xử lý chất thải đã được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc là đã dừng, hoặc chậm triển khai.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...