Hà Nội lo ngại thêm điểm ùn tắc khi thông xe vành đai 2
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, khi thông xe Vành đai 2, Ngã Tư Sở sẽ ùn tắc; phía cầu Vĩnh Tuy, các phương tiện sẽ dồn xuống nút giao Cổ Linh…
Sáng 8/12, tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI, bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ đại biểu HĐND thành phố. Theo đó, các tổ đại biểu HĐND thành phố đã thảo luận với 55 lượt đại biểu phát biểu với gần 200 nội dung, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội dự báo tình trạng ùn tắc giao thông sẽ diễn ra tại Ngã Tư Sở khi vành đai 2 được thông xe.
Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội, đại biểu đề nghị nghiên cứu các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc tại khu vực nội đô một số khu vực (như các cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, Vành đai 3, các khu vực cửa ngõ Thủ đô…); đề nghị có giải pháp điều hành giao thông thông minh nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông; nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, đơn giá, định mức trong lĩnh vực giao thông.
Video đang HOT
Về vấn đề ùn tắc giao thông, theo ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thành phố có khoảng 10 triệu dân với 7 triệu phương tiện, trong đó có một triệu ô tô. Số ô tô trong 10 năm qua tăng gấp 30 lần. Trung bình mỗi năm phương tiện tăng 4-5% trong khi quỹ đất dành cho giao thông đô thị tăng 0,28%.
Hiện cầu Thanh Trì có lưu lượng gấp 8 lần thiết kế, Vành đai 3 gấp 6 lần. Do đó dịp cuối năm ùn tắc sẽ phức tạp hơn do lưu lượng người, phương tiện tham gia lớn, nhiều công trình thi công làm ảnh hưởng đi lại.
Thêm ví dụ về việc ùn tắc giao thông cuối năm, Giám đốc sở Giao thông vận tải Hà Nội chỉ rõ, chỉ một điểm quây tôn thi công hố ga thuộc dự án nhà máy nước thải Yên Xá trên đường Nguyễn Xiển đã gây ùn tắc, trong khi sẽ rào chắn 19 ga trên đường này. Đơn vị sẽ phối hợp các đơn vị xén giải phân cách giữa để phương tiện tránh điểm rào chắn, đồng thời giải tỏa những điểm bán cây cảnh, hoa lấn chiếm hè đường.
Ông Nguyễn Phi Thường dự báo, khi thông xe Vành đai 2 trên cao, Ngã Tư Sở sẽ ùn tắc do phương tiện đi trên cao dồn xuống nhiều hơn, đoạn Ngã Tư Sở – Cầu Giấy hiện chưa có đường trên cao. Còn khi xong cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 thì lưu lượng lại dồn xuống nút giao Cổ Linh, Long Biên. “Sở đã thành lập tổ công tác hàng ngày xuống hiện trường, tuần nào Giám đốc Sở cũng ngồi nghe báo cáo rồi cùng anh em bàn giải pháp tổ chức lại giao thông để giảm ùn tắc”, ông Nguyễn Phi Thường đề nghị HĐND ưu tiên vốn đầu tư công cho các dự án giao thông.
Hà Nội: Tuyến đường Nguyễn Trãi-Trần Phú sẽ có thêm 22 'lô cốt'
Để phục vụ thi công dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục điều chỉnh phân làn giao thông trên đường Nguyễn Trãi-Trần Phú, từ đó sẽ có thêm 22 'lô cốt'.
Theo đó, để việc thi công dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được thuận lợi, giao thông theo hướng từ Hà Đông đi Khuất Duy Tiến (đi thẳng qua hầm chui Thanh Xuân, quay đầu tại lối mở trước cổng Đại học Khoa học tự nhiên để đi Khuất Duy Tiến) sẽ được điều chỉnh lại. Đoạn từ Khuất Duy Tiến đến cầu Trắng, Hà Đông so với đoạn tuyến từ Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến đoạn đường Nguyễn Trãi sẽ bị thu hẹp hơn 1 làn đường cho mỗi chiều.
Giao thông qua đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) sẽ được điều chỉnh lại nhằm phụ vụ thi công dự án Nhà máy nước thải Yên Xá.
Với việc rào chắn thi công 14 ga trên một chiều đường từ ngã tư Trần Phú - Mỗ Lao - Vũ Trọng Khánh đến ngã tư cầu Trắng, chiều rộng lòng đường còn lại 10-12m. Để phân luồng cho các phương tiện lưu thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thực hiện đóng nút giao Trần Phú - Mỗ Lao - Vũ Trọng Khánh, tổ chức cho các phương tiện rẽ phải quay đầu để lưu thông qua nút. Thời gian tới, việc chuẩn bị thi công 8 ga trên đường Nguyễn Trãi (từ ngõ 495 đến đường Nguyễn Xiển sẽ làm thu hẹp lòng đường, đặc biệt vị trí cạnh hầm chui Thanh Xuân còn 4m).
Hiện Sở Giao thông Vận tải đang phối hợp với Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan thí điểm điều chỉnh giao thông cho các phương tiện xe máy, xe thô sơ, xe buýt lưu thông tại 2 làn sát vỉa hè; các phương tiện ô tô lưu thông tại 3-4 làn sát dải phân cách giữa trên trục đường Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đường Nguyễn Trãi là tuyến đường trục chính đô thị lưu lượng phương tiện lưu thông lớn, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm. Trên tuyến có nhiều giao cắt với các đường ngang, điểm quay đầu nên vẫn còn tồn tại tình trạng ùn ứ vào giờ cao điểm. Thêm vào đó, hai bên đường nhiều cơ quan, trường học, cửa hàng, chung cư do vậy phát sinh nhu cầu chính đáng cho các phương tiện ô tô ra, vào làn đường cho xe máy, xe buýt đồng thời khó khăn trong việc xử lý các vi phạm theo quy định.
Trong khi đó, ý thức của của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao, theo thói quen không tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức nghiên cứu giải pháp tổng thể tổ chức giao thông trên toàn tuyến (Nguyễn Trãi, Trần Phú) và các tuyến đường kết nối có liên quan.
Bức xúc hàng loạt 'lô cốt' mọc giữa đường bức tử giao thông Thủ đô Chỉ dài 1,2 km, nằm từ ngã ba giao cắt với đường Trần Phú đến ngã ba giao cắt đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), nhưng cả năm nay trên phố Vũ Trọng Khánh chình ình 9 "lô cốt" rào chắn cứng, án ngữ 2/3 tuyến đường, tạo thành nút cổ chai, gây ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao...