Hà Nội lên phương án đảm bảo điện cho cả tình huống xấu nhất
Ngay sau khi Chỉ thị số 17/CT-UBND do Chủ tịch UBND thành phố ban hành về việc thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn thành phố trong vòng 15 ngày (kể từ 6 giờ ngày 24/7), để phòng, chống dịch COVID-19, EVNHANOI đã ngay lập tức xây dựng kịch bản để đảm bảo điện an toàn, liên tục cho địa bàn Thủ đô ngay cả trong tình huống xấu nhất.
Các công nhân EVNHANOI kiểm tra mối nối cấp điện trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN phát
Theo lãnh đạo Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI), đơn vị đã tiến hành kích hoạt “Trung tâm điều độ lưới điện thành phố” dự phòng đặt tại quận Tây Hồ nhằm kịp thời hỗ trợ cho Trung tâm điều độ lưới điện chính của thành phố đặt tại 69 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trong trường hợp trung tâm này bị phong tỏa do dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, EVNHANOI đã thành lập 8 cụm Công ty Điện lực cấp quận, huyện để phối hợp trong việc quản lý vận hành, đảm bảo điện phòng chống dịch được hiệu quả, kịp thời. Các đơn vị trong cùng một cụm sẽ hỗ trợ nhau trong việc quản lý vận hành, đảm bảo điện trong tình huống gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời dự phòng nhân lực để sẵn sàng ứng phó tình huống phải cách ly người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19.
EVNHANOI cũng đã kích hoạt 2 khối trung tâm điều hành: Khối 1 điều hành trực tiếp lưới điện, trực ca chế độ 12 giờ, ở nội trú tại trung tâm trong 72 giờ và không được ra ngoài trong thời gian trực nội trú; Khối 2 làm việc từ xa và hỗ trợ cho Khối 1 hoàn thành nhiệm vụ. Trong mọi trường hợp, Trung tâm điều độ Hệ thống điện thành phố Hà Nội (kể cả chính thức hoặc dự phòng – PV) luôn đảm bảo trong chỉ huy cung ứng điện cho Thủ đô.
EVNHANOI đã tăng cường chế độ trực vận hành, chuẩn bị đầy đủ vật tư và thiết bị dự phòng để xử lý nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố. Tổng công ty bố trí máy phát điện Diesel để cung cấp điện tại các điểm đảm bảo điện trong thời gian khắc phục sự cố. Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường các ca trực, các đợt kiểm tra tại trạm cung cấp điện cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.
Trong trường hợp phải xử lý sự cố tại hiện trường hoặc khuôn viên khu vực bệnh viện, cơ sở y tế đang theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19, các đơn vị được trang bị bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn cho các cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ để không bị ảnh hưởng lây nhiễm.
Lãnh đạo EVNHANOI nhấn mạnh, muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, đòi hỏi mỗi các bộ, công nhân viên ngành điện Thủ đô phải có sức khỏe tốt. Do vậy, toàn thể người lao động của đơn vị tuyệt đối tuân thủ các quy định của Bộ Y tế, của thành phố Hà Nội trong phòng, chống dịch để có sức khỏe hoàn thành đảm bảo điện cho Thủ đô ngay cả trong tình huống xấu nhất.
CDC Hà Nội: 'Nhiều người ho, sốt không chủ động khai báo y tế'
Thống kê sau 2 ngày triển khai xét nghiệm sàng lọc cho người ho, sốt chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn Hà Nội, mới có 329 người dân tại 14/30 quận huyện, thị xã đăng ký.
Video đang HOT
Hà Nội vẫn còn mầm bệnh Covid-19 bên ngoài các ổ dịch
Trao đổi với VietNamNet tối 21/7, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, Hà Nội đã qua 2 ngày triển khai chiến dịch xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người ho sốt chưa có nguyên nhân rõ ràng, không cần yếu tố dịch tễ.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có hơn 300 người dân từ các quận huyện tới trạm y tế hoặc gọi đường dây nóng khai báo để được lấy mẫu xét nghiệm. Đây là con số khá ít so với thực tế mà ngành y tế Hà Nội dự kiến.
Cụ thể, thống kê tới trưa 21/7, có tổng số 329 người dân có triệu chứng tại 14/30 quận huyện, thị xã ở Hà Nội đăng ký xét nghiệm.
Trong đó, Quốc Oai (140), Cầu Giấy (35), Hà Đông (25), Long Biên (20), Thạch Thất (20), Sóc Sơn (16), Hoàng Mai (15), Sơn Tây (12), Thường Tín (12), Đan Phượng (10), Chương Mỹ (8), Hoàn Kiếm (8), Thanh Oai (5), Ba Đình (3).
CDC Hà Nội đã phát hiện được 7 ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng (đều tại huyện Quốc Oai) từ số này.
Các quận huyện: Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Ứng Hòa tới trưa 21/7 chưa có người đăng ký.
Ông Tuấn chia sẻ, việc xét nghiệm sàng lọc các đối tượng ho, sốt có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng chống dịch ở Hà Nội hiện nay.
"Phải nhìn nhận thực tế rằng Hà Nội vẫn còn mầm bệnh trong cộng đồng, ở bên ngoài các ổ dịch. Xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng là giải pháp giúp "bắt" được F0 lẩn khuất để dập dịch kịp thời. Cách này rõ ràng đã phát huy hiệu quả khi chúng ta phát hiện được 7 F0 trong 329 người đăng ký" , ông Tuấn nói.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại một số địa điểm ở quận Đống Đa, Hà Nội - Ảnh: Phạm Hải
Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh, việc xét nghiệm sàng lọc hoàn toàn MIỄN PHÍ. Bên cạnh đó, chỉ người có kết quả dương tính SARS-CoV-2 mới cần chuyển tới bệnh viện cách ly, điều trị. Tất cả người có xét nghiệm âm tính đều được về nhà, không yêu cầu cách ly tập trung.
Bởi vậy, người dân nên trung thực khai báo khi có triệu chứng để giúp sức cùng chính quyền và ngành y tế Hà Nội kiểm soát dịch bệnh.
Ông Khổng Minh Tuấn cũng nhận định, thời gian tới, Hà Nội có khả năng tiếp tục ghi nhận các ca dương tính SARS-CoV-2. Đây là điều "khó tránh" bởi mỗi ngày, thành phố vẫn đón 3000-5000 người dân Hà Nội từ tỉnh thành khác về nhà, bao gồm cả tỉnh thành có dịch.
Quy mô phong tỏa linh hoạt theo từng trường hợp
Về vấn đề phong tỏa các địa điểm liên quan bệnh nhân Covid-19, theo ông Tuấn, ở các đợt dịch trước đây, khi xuất hiện ca dương tính, lực lượng chức năng thường phong tỏa toàn bộ tòa nhà, con ngõ liên quan trong khoảng 14-21 ngày. Tuy nhiên, hiện Hà Nội không áp dụng quy định phong tỏa, cách ly theo nguyên tắc cố định như trên.
Qua việc đánh giá nguy cơ ở từng nơi, địa phương sẽ phong tỏa theo chỉ định chuyên môn để vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Cụ thể, tùy vào mối liên hệ, diện giao tiếp, sinh hoạt,... của đối tượng F0, vùng phong tỏa sẽ được mở rộng hay thu hẹp, có thể chỉ một tầng trong tòa nhà, một số hộ dân lân cận thay vì diện rộng như trước đây.
Phong tỏa 1 ngách ở Linh Quang, Văn Chương, quận Đống Đa - Ảnh: Phạm Hải
Ông Tuấn nhấn mạnh, người dân, hộ dân thuộc diện F1, tức xác định chắc chắn có tiếp xúc gần ca nhiễm sẽ phải đi cách ly tập trung; người thuộc diện F2 phải cách ly tại nhà, theo thời gian quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, một nhóm khác được xếp vào diện "liên quan", không tính vào F1 hoặc F2. "Bản thân người dân đôi lúc không thể nhớ có từng tiếp xúc với bệnh nhân hay không, camera cũng không thể kiểm soát toàn bộ. Bởi vậy, một số người cùng tầng, tầng trên, tầng dưới, người bảo vệ, bán hàng,... trong tòa nhà có thể được tính thuộc diện liên quan", ông Tuấn cho hay.
Quy định với đối tượng liên quan như có cách ly y tế hay không, có cần lấy mẫu xét nghiệm không,... căn cứ vào tình hình dịch bệnh của từng địa điểm, do lực lượng chức năng địa phương quyết định.
Ông Tuấn khuyến cáo người dân nên tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn: "Nếu thuộc diện cách ly tại nhà, cần chấp hành quy định cách ly nghiêm chỉnh. Khi có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19 như ho, sốt, phải báo cáo ngay cho y tế địa phương".
Từ đầu đợt dịch thứ 4 (ngày 29/4) tới tối 21/7, Hà Nội ghi nhận 554 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, có 336 ca bệnh phát hiện tại cộng đồng, 218 người phát hiện dương tính khi đã cách ly.
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội có công văn gửi CDC Hà Nội, và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, yêu cầu tiếp tục rà soát, xét nghiệm sàng lọc cho đối tượng nguy cơ tại cộng đồng. Ngoài người có biểu hiện ho, sốt, Hà Nội cũng sẽ tổ chức rà soát, xác minh, xét nghiệm đối với người về từ các vùng dịch; người làm lái xe, phụ xe buýt, bán vé xe buýt trên địa bàn.
Nhiều doanh nghiệp phát triển các giải pháp ứng phó dịch COVID-19 Trải qua 3 đợt dịch bệnh, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) đã cùng với các đối tác phát triển những giải pháp ứng phó dịch COVID-19. Theo đó, đã có nhiều giải pháp đã được cải tiến, nâng cấp hoặc tích hợp thêm phù hợp với hoàn cảnh công việc và tình hình thực tế. Theo QTSC, với lợi thế là...