Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm 18 lãnh đạo
18 chức danh do HĐND TP bầu và phê chuẩn gồm chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, trưởng các ban HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND và các thành viên UBND thành phố.
Bên lề hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khai mạc sáng 25/6, ông Lê Văn Hoạt, phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội, cho biết, tất cả 18 chức danh trên đều đã có báo cáo tự kiểm điểm gửi các đại biểu HĐND thành phố để nghiên cứu, đánh giá
Hà Nộ sẽ lấy phiếu tín nhiệm 18 vị lãnh đạo
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện dưới ba hình thức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp tương tự như cách Quốc hội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại kỳ họp vừa kết thúc trong tháng 6/2013.
Cùng ngày, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), ông Huỳnh Nghĩa, phó chủ tịch HĐND TP kiêm trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho biết tại kỳ họp diễn ra từ ngày 9 đến 11/7, HĐND TP Đà Nẵng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND TP phê chuẩn.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng sáng 24/6, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết: “Có người bảo lấy phiếu tín nhiệm là hết nhóm lợi ích, cán bộ sẽ tốt hơn thì chưa chắc. Đừng ca ngợi việc này quá. Đây mới chỉ là bước đầu thôi, cần phải từ từ xem cách đó đã tốt hay chưa. Còn bảo lấy phiếu tín nhiệm là bảo bối rồi thì không phải như vậy” – ông Thanh nói.
Trước đó, ngày 10/6 Quốc hội cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
Sáng 11/6 Quốc hội đã công bố kết quả phiếu tín nhiệm, theo đó, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có số phiếu tín nhiệm cao đạt tỷ lệ cao nhất với 372 phiếu, người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu.
Hình thức công bố là tỷ lệ phiếu cụ thể ở 3 mức tín nhiệm của từng chức danh, gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Theo vietbao
Đã bỏ phiếu tín nhiệm, phải có người thay thế
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phương án thay thế cán bộ phải có trước khi một người bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm. Trường hợp đạt tín nhiệm thấp thì phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan, người giới thiệu.
Chiều 12/12, Thường vụ Quốc hội bàn dự thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Thường trực Ủy ban pháp luật trình hai phương án xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Thứ nhất, việc xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức (nếu có) sẽ được tiến hành vào kỳ họp tiếp theo kỳ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm thời gian chuẩn bị thủ tục liên quan đến nhân sự. Dự thảo Nghị quyết đang thể hiện theo ý kiến này.
Phương án thứ hai là không hướng dẫn về nội dung này. Thời điểm tiến hành các quy trình tiếp theo về bỏ phiếu tín nhiệm giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Thường trực HĐND trình Quốc hội hoặc HĐND quyết định để bảo đảm tính linh hoạt trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí, điều chỉnh nhân sự.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trước khi bỏ phiếu tín nhiệm đã phải chuẩn bị phương án thay thế cán bộ. Ảnh: N.Hưng
Ủy ban Pháp luật đề nghị Thường vụ Quốc hội kiến nghị với Ban Tổ chức trung ương Đảng và các cơ quan hữu quan nghiên cứu hướng dẫn, làm rõ hơn quy trình công tác cán bộ trong việc xử lý các trường hợp trên. Cụ thể là trách nhiệm báo cáo các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ của Đảng khi có người không đạt mức độ tín nhiệm cần thiết; trách nhiệm của người, cơ quan đã giới thiệu để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn người có tín nhiệm thấp; quy trình chuẩn bị nhân sự thay thế.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đã lấy phiếu thì phải tính đến bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu thì phải phối hợp với Ban Tổ chức trung ương Đảng để chuẩn bị ngay người thay thế. "Đã làm tờ trình bỏ phiếu thì trong túi phải có ngay tờ trình để bầu luôn vào ngày hôm sau. Đưa ra bỏ phiếu ông A thì phải có ông B thay. Quyền lực phải liên tục", Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông Hùng nhấn mạnh, phải hướng dẫn cho đại biểu khi lấy phiếu, bỏ phiếu là với tư cách đại diện dân cử chứ không phải quyền cá nhân.
Theo Ủy ban Pháp luật, danh sách tất cả người được lấy phiếu tín nhiệm tại mỗi cấp kèm theo chức vụ và mức độ tín nhiệm của từng người sẽ được ghi chung trong một lá phiếu. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải chuẩn bị báo cáo tự nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; tự nhận xét về việc tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả đánh giá tín nhiệm thực hiện tại cơ quan nơi người được lấy phiếu công tác; giải trình về nội dung được nêu trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được gửi đến người được lấy phiếu trong năm công tác đó.
Theo Nghị quyết 35, Quốc hội và HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào kỳ họp thứ nhất, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ. Riêng năm 2013, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp thứ 5 (khoảng tháng 5/2013); HĐND các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp thường lệ đầu tiên trong năm (khoảng tháng 6-7/2013).
Việc hướng dẫn thi hành nghị quyết này sẽ tiếp tục được Ủy ban Thường vụ cho ý kiến tại phiên họp tới.
Theo VNE
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Ngày 29-11, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy - Trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cùng các ĐBQH thuộc đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc với cử tri quận Hai Bà Trưng và Đống Đa để báo cáo kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII. Đánh giá cao Nghị...