Hà Nội: Lắp 16 camera giám sát tại các điểm ngập úng nặng
Mới đây, Công ty Thoát nước Hà Nội đã hoàn thành việc lắp hệ thống camera giám sát tại các điểm ngập nặng.
Tình trạng ngập lụt diễn ra khá thường xuyên tại Hà Nội vào mùa mưa. Ảnh: NGUYÊN VƯƠNG
Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Uyên – Phó phòng Đối ngoại Truyền thông (Công ty Thoát nước Hà Nội) cho biết, việc triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các điểm ngậpđược triển khai từ tháng 3. Đến nay, đã lắp đặt 16 camera tại các điểm ngập.
Theo đó, camera giám sát được lắp đặt tại các điểm ngập thuộc các quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa…
Theo ông Uyên, trước đây, việc theo dõi điểm úng ngập dựa vào lực lượng tại chỗ. Sau đó, họ có nhiệm vụ thông tin bằng bộ đàm báo cáo về Trung tâm điều hành giám sát hệ thống thoát nước của công ty.
Việc lắp đặt camera tại các điểm ngập úng giúp chống ngập nhanh và hiệu quả hơn. Theo đó, dữ liệu video tại các điểm ngập cho chất lượng hình ảnh cao, có thể quan sát rõ vào ban đêm qua công nghệ hồng ngoại.
Toàn bộ hệ thống dữ liệu ghi nhận được sẽ được truyền về trung tâm giám sát với màn hình quan sát tổng hợp.
Video đang HOT
Cán bộ tại trung tâm thông qua hình ảnh thực tế cung cấp từ hiện trường sẽ điều phối nhân lực, thiết bị, máy móc để xử lý việc úng ngập theo tình hình thực tế sẽ hiệu quả hơn, ông Uyên cho biết.
Ngoài ra, dữ liệu tích hợp sẽ được cập nhật lên hệ thống ứng dụng cảnh báo ngập và chỉ đường (HSDC) được đơn vị này triển khai trước đó hỗ trợ miễn phí cho người dân phòng tránh ngập khi di chuyển.
Thống kê, mùa mưa năm 2018, Hà Nội còn 15 điểm ngập, gồm: Ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành – Bát Đàn – Nhà Hỏa (quận Hoàn Kiếm); Phố Cao Bá Quát (đoạn trước cửa Công ty Môi trường Đô thị); Đội Cấn (trước cửa số nhà 209, quận Ba Đình); Ngã ba La Pho – Thụy Khê (quận Tây Hồ); Phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng); Đường Giải Phóng (đoạn trước cửa bến xe phía Nam); Phố Nguyễn Chính từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; Phố Thanh Đàm (quận Hoàng Mai); Phố Nguyễn Khuyến (khu vực trước cổng trường Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa); Đường Trường Chinh, đoạn Bệnh viện Phòng không Không quân (quận Thanh Xuân); Phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy); Đường Phạm Văn Đồng, trước và đối diện Công ty Cầu 7, ngã ba Tân Xuân – Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm)Đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như Tiếp, trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã ba Hoàng Như Tiếp – Ái Mộ (quận Long Biên).
PV
Theo Laodong
Hà Nội chi 25 tỷ đồng xây dựng hồ ngầm "cứu" ngập?
Đó là kinh phí xây dựng 1 hồ ngầm được ông Võ Tiến Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty MTV Thoát nước Hà Nội cho biết liên quan đến đề xuất xây dựng hồ ngầm chống ngập ở khu vực Đường Thành, chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm).
Chiều 5.6, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Ban QLDA công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội đã thông tin nhiều vấn đề liên quan đến công tác thoát nước mùa mưa 2018 tại Thủ đô.
Ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội phát biểu tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 5.6.2018. (Ảnh: Thành An)
Tại đây, ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: năm 2018 dự báo sẽ có nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Biến đổi khí hậu đã và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thoát nước. Dự kiến lượng mưa năm 2018 sẽ vượt mức trung bình nhiều năm và lượng mưa trong các tháng cao điểm mùa mưa có xu hướng tăng dần từ 5-10%.
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, những năm trước đây trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội còn tồn tại 18 điểm úng ngập tại các tuyến phố chính, thời gian ngập lụt thường kéo dài từ 1-2 giờ. Các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn, cuộc sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng. Đến nay, TP đã giải quyết triệt để được 3/18 điểm ngập, úng tồn tại nhiều năm. Hiện các công trình đang được triển khai tiếp tục thực hiện, giải quyết tình hình úng ngập, khác.
Ông Võ Tiến Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty MTV Thoát nước Hà Nội trả lời báo chí tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 5.6.2018. Ảnh: Thành An
Ông Võ Tiến Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, trong năm 2018 với các trận mưa nhỏ hơn 50mm/2h, Hà Nội tồn tại một số điểm ứ đọng, dềnh nước khi mưa do đường trũng, không có điểm ngập úng; với các trận mưa từ 50-100mm/2h, khi mưa với cường độ cao trong thời gian ngắn sẽ gây quá tải cho hệ thống thoát nước, dự kiến sẽ khiến 15 điểm úng ngập và một số điểm dềnh nước nhỏ lẻ trong các ngõ, xóm, khu dân cư.
Tại buổi giao ban, phóng viên các cơ quan báo chí đã đặt các câu hỏi về việc điệp khúc cứ mưa là ngập diễn ra nhiều năm nay, người dân cho rằng tầm nhìn quy hoạch chưa tốt nên tình trạng này. Nguyên nhân giải pháp khắc phục ngập úng tại các khu đô thị, điểm ngập nước tại các khu vực quận Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên,...
Liên quan đến đề xuất thí điểm xây hồ ngầm có thể chứa 2000 m3 nước mưa để chống ngập ở khu vực Đường Thành, chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm), ông Võ Tiến Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, dự án Công nghệ hồ điều tiết ngầm được đối tác Nhật Bản giới thiệu cho TP.Hà Nội. Hiện Nhật Bản đã làm rất thành công; công nghệ này đang được thử nghiệm tại TP.CM và phát huy hiệu quả, sau khi công ty tiến hành khảo sát đã thực hiện đề xuất.
"Quá trình xây dựng hồ điều tiết công ty đã tính toán rất kỹ. Hiện nay khu vực Đường Thành và Phùng Hưng nếu lượng mưa 50mm/2h sẽ bị ngập. Còn hồ điều tiết sẽ đáp ứng lượng mưa 70mm/1h, với phương án này thì hồ ngầm hoàn toàn chứa nước và thoát nước cho một số tuyến phố quanh đây được" - ông Hùng nói.
Về kinh phí thực hiện dự án này, Tổng Giám đốc công ty Thoát nước Hà Nội cho biết mỗi công trình trị giá khoảng 25 tỷ đồng, trong đó 2/3 là vật liệu được mua tại Nhật Bản.
Trong năm 2018 dự kiến Hà Nội sẽ xóa được 3 điểm úng ngập và dự kiến giảm xuống còn 12 điểm úng ngập. 8 điểm ngập úng khác sẽ theo các ban dự án triển khai. Ảnh: Thành An
Trả lời các câu hỏi liên quan khác, ông Võ Tiến Hùng cho hay: Năm 2017 tổng lượng mưa tăng trung bình so với các năm trước từ 15-30%. Năm 2017, công ty đã cũng đã triển khai những biện pháp để thời gian úng ngập không kéo dài. Hiện nay, đơn vị cũng đang triển khai các quy hoạch liên quan đến việc thoát nước phù hợp với quy hoạch của TP.
Lý giải về việc nhiều khu đô thị mới nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngập khi có mưa to, ông Hùng cho rằng, trong một số khu đô thị hệ thống hạ tầng thoát nước đã hoàn chỉnh nhưng việc kết nối với các khu vực xung quanh thì chưa đảm bảo. Một số khu đô thị khi triển khai thực hiện nằm trên địa hình trũng, thấp... Đây là một trong những nguyên nhân tại các khu đô thị còn úng ngập, đặc biệt khu vực phía Tây Nam còn xuất hiện nhiều tình trạng này.
Nói về vấn đề giải quyết điểm úng ngập, Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay, trong năm nay dự kiến sẽ xóa được 3 điểm úng ngập và dự kiến giảm xuống còn 12 điểm úng ngập. 8 điểm ngập úng khác sẽ theo các ban dự án triển khai. Một số điểm ngập úng sẽ được giải quyết bằng phương án hầm nhân tạo.
Theo ông Hùng, "với 3 điểm ngập úng cố hữu, phương án hầm nhân tạo là rất khả thi. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu, đề xuất phương án này. Phương án thi công rất hiện đại, thời gian thi công ngắn".
Hiện nay, đơn vị này đang đề xuất thí điểm tại khu vực Đường Thành.
Theo Danviet
Ảnh: Vớt hàng bao tải cá chết, "sơ tán" cá sống ở hồ Hoàng Cầu Những công nhân môi trường tích cực vớt cá chết tại hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) từ sáng đến chiều nay vẫn chưa hết số cá nổi trên mặt hồ mặc dù hàng bao tải chứa cá chết đã được vận chuyển đi. Vào khoảng 17h30 chiều nay (29.5), theo quan sát của PV Dân Việt tại hồ Hoàng Cầu, những...