Hà Nội làm rõ nguyên nhân rùa quý hiếm nhất thế giới chết ở hồ Đồng Mô
UBND TP Hà Nội giao các sở, ngành, địa phương liên quan thành lập tổ công tác khám nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân rùa quý hiếm nhất thế giới nặng gần 100kg chết ở hồ Đồng Mô ( Sơn Tây).
Con rùa mai mềm thuộc họ rùa hồ Hoàn Kiếm được phát hiện ở hồ Đồng Mô năm 2020 – Ảnh: IMC
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo về việc xử lý vụ rùa hồ Gươm nặng gần 100kg bị chết ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây) vào ngày 23-4-2023.
Văn bản nêu rõ, TP thống nhất chủ trương đối với đề xuất về xác định nguyên nhân rùa bị chết và biện pháp bảo quản xác của con rùa trên theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đồng thời, giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập tổ công tác khám nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân dẫn đến việc rùa bị chết.
“Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa, báo cáo UBND TP kết quả theo quy định” – ông Nguyễn Mạnh Quyền chỉ đạo.
Video đang HOT
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan đánh giá chất lượng nước, môi trường tại vị trí phát hiện rùa chết và tại các vị trí có nguồn xả thải lớn vào hồ.
Đồng thời, báo cáo đánh giá kết quả quan trắc môi trường nước trên hai hồ Đồng Mô và Xuân Khanh, báo cáo UBND TP kết quả trước ngày 10-6-2023.
Thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để xác định nguyên nhân dẫn tới việc rùa bị chết, đồng thời lên phương án bảo quản xác rùa.
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 24-4, ông Phùng Huy Vinh – trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây (Hà Nội) – xác nhận một con rùa thuộc họ rùa hồ Hoàn Kiếm vừa được phát hiện đã chết ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây).
Cụ thể, theo vị này, cán bộ thuộc tổ chức phi chính phủ IMC – quản lý dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm (Việt Nam) – đã phát hiện một con rùa mai mềm lớn tại hồ Đồng Mô bị chết, nổi trên mặt nước.
Ông Vinh cho biết thêm, hiện chưa xác định được nguyên nhân khiến con rùa trên bị chết, và phải chờ các đơn vị liên quan giải phẫu mới có kết luận cuối cùng.
Được biết, con rùa mai mềm ở hồ Đồng Mô bị chết có chiều dài toàn thân 1,56m, chiều dài mai rùa 0,98m, chiều rộng mai rùa 0,76m và cân nặng 93kg.
Lực lượng chức năng chưa xác định được độ tuổi của con rùa ở hồ Đồng Mô.
Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới với ghi nhận chính thức chỉ có ba cá thể: một sống ở vườn thú Tô Châu (Trung Quốc), một ở hồ Xuân Khanh (Hà Nội) và một vừa chết ở hồ Đồng Mô.
Trước đó, năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng với sự phối hợp của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) và tổ chức WCS đã công bố kết quả xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô.
Kết quả xét nghiệm gene khẳng định rằng con rùa cái được bẫy bắt vào tháng 10-2020 là loài Giải Sin-hoe ( Rafetus swinhoei), loài rùa mai mềm đang gần bên bờ tuyệt chủng; loài rùa này còn có tên gọi là Giải Sin-hoe – rùa Hoàn Kiếm.
Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã chết
Sáng 23/4, rùa Hoàn Kiếm nặng 93kg đã chết, nổi trên mặt hồ Đồng Mô.
Sáng 24/4, trả lời PV VTC News, ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây (Hà Nội) xác nhận, rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã chết.
Theo ông Vinh, sáng 23/4, xác rùa mai mềm lớn tại hồ Đồng Mô nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng phải giải phẫu mới xác định được thời gian rùa Hoàn Kiếm chết.
Rùa Hoàn Kiếm mai mềm có chiều dài toàn thân 1,56m, chiều dài mai rùa 0,98m, chiều rộng mai rùa 0,76m, cân nặng hiện tại 93kg. Nguyên nhân rùa chết hiện chưa xác định.
Cận cảnh đầu và vân rùa Hoàn Kiếm. (Ảnh: WCS Việt Nam).
Năm 2020, cơ quan chức năng phối hợp với các chuyên gia bảo tồn đã bắt được một con rùa mai mềm ở hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Tổ công tác cùng các chuyên gia trong và ngoài nước thống nhất kiểm tra hình thái và lấy mẫu máu, mẫu mô.
Kết quả xác định ban đầu cho thấy con rùa hồ Đồng Mô lúc đó nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm.
Các nhà khoa học cũng dùng máy siêu âm do các chuyên gia của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) thực hiện để xác định giới tính và cho ra kết quả giống cái.
Để khẳng định chắc chắn con rùa ở hồ Đồng Mô cùng loài với cụ rùa hồ Gươm, các nhà khoa học đã lấy mẫu gửi đến hai phòng thí nghiệm là Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Phòng Tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Quá trình phân tích gen của cả 2 đơn vị đều cho một kết quả, kết luận mẫu phân tích 99,99% thuộc loài Giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm).
Theo kế hoạch bảo tồn rùa Hoàn Kiếm của UBND Hà Nội, giai đoạn 2021-2025 thành phố sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất ghép đôi sinh sản. Sau đó sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản loài rùa Hoàn Kiếm.
Hà Nội: Phấn đấu hỗ trợ trên 8.000 lượt người trong Tháng Nhân đạo năm 2022 Sáng 27/4, tại huyện Mỹ Đức, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình hưởng ứng Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia, triển khai Tháng Nhân đạo năm 2022 trên địa bàn thành phố. Ký kết chương trình phối hợp trong công tác thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ trường học giai đoạn 2022-2026 giữa...