Hà Nội “lạ lẫm” ngày đầu năm mới
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, từ sáng sớm nhiều tuyến phố của Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, khác với cảnh vắng vẻ như mọi năm.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, từ sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới 2018, nhiều tuyến phố của Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, khác với cảnh vắng vẻ mọi năm.
Khoảng 7h sáng, trên phố Kim Mã đã xuất hiện nhiều phương tiện lưu thông.
Nguyên nhân đường phố đông đúc hơn mọi năm được nhiều người cho rằng là do nhiều người đã trở lại Thủ đô sớm để làm việc.
Buổi sáng đầu tiên của năm mới tại phố Nguyễn Thái Học.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, có nhiều cửa hàng chọn đóng cửa để tận hưởng không khí ngày đầu năm.
Tại phố đi bộ hồ Gươm, không khí cũng khá nhộn nhịp khi nhiều người dân tập trung về đây để vui chơi.
Video đang HOT
Nhiều gia đình thảnh thơi đi dạo ngày đầu năm.
Khách nước ngoài đi dạo quanh hồ Gươm.
Thời điểm 10h sáng, nhiều cửa hàng trên khu vực phố cổ vẫn “ngủ”.
Một gia đình ghi lại khoảnh khắc năm mới cùng nhau.
Nhiều hoạt động nghệ thuật được tổ chức tại phố đi bộ hồ Gươm.
Phút thảnh thơi ngày đầu năm.
Hai cụ già ghi lại khoảnh khắc cùng nhau.
Vì lượng người kéo về khu vực trung tâm nên nhiều bãi gửi xe chật ních chỗ.
Theo Dantri
Sơn nữ, trai bản xuống phố mưu sinh (kỳ 1): Bỏ rừng về phố đông
Thời gian gần đây, trên đường phố Hà Nội, người ta dễ bắt gặp nhiều đồng bào vùng cao, họ đi thành từng đoàn nhưng rất trật tự, điểm chung là ánh mắt thiếu tự tin, ngơ ngác giữa Thủ đô chộn rộn... Tìm hiểu mới vỡ lẽ, họ là thợ xây dựng, chuyên xây các chung cư cao tầng, chấp nhận làm việc nặng nhọc và ăn ở trong những khu nhà ổ chuột để có tiền gửi về quê chăm lo cho gia đình.
Đồng bào xuống Thủ đô làm thuê, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm chung của họ đều trong tình trạng nghèo, có sức khỏe nhưng ở vùng núi cao không có việc để làm, ít ruộng... Đời sống khó khăn nên bà con phải tìm đường xuống Thủ đô để làm thuê. Họ đi theo những "lối mòn" người trước dẫn người sau, đến với những công trường cao ngất ngưởng ở Thủ đô tìm kế mưu sinh.
"Quê em hết rừng rồi..."
Công việc lao động ở các công trình xây dựng chung cư dù vất vả nhưng công nhân có thu nhập tốt hơn làm nương, làm rẫy ở quê (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Sau khi dỗ cho thằng con ngủ say và đưa con cho bà ngoại, 9 giờ tối Xoa lên xe khách, trả 220.000 đồng tiền vé. Chuyến xe có thể nói là đổi đời đối với một cô gái từ nhỏ đến lớn chỉ biết đến núi rừng, đến tuổi cập kê thì lấy chồng đẻ con. Nếu không có "sự cố" người chồng tự dưng bỏ đi, có lẽ cô sơn nữ này cũng chỉ biết quanh quẩn nơi góc nương của bản Chiềng La.
Không khó khăn khi chúng tôi tìm gặp được cô gái dân tộc Thái Cà Thị Xoa (22 tuổi). So với những người tôi gặp sau mỗi chuyến công tác, khi tiếp xúc, Xoa vẫn còn cái gì đó vô cùng"sơn nữ", mặc dù đầu cũng nhuộm vàng hoe, tóc buông không còn tẳng cẩu - nhưng đó là vẻ bề ngoài. Xoa kể: "Em ở tận Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La. Em đã có gia đình và cậu con trai 3 tuổi, nhưng một ngày xấu trời, chồng bỏ hai mẹ con không lời từ biệt, hơn một năm nay đi đâu cũng không biết nữa. Mà không biết anh ấy có về với mẹ con em nữa không!".
Nói về chuyện hôn nhân cả một đời người, mà Xoa cứ nhẹ như là việc của... hàng xóm. Chồng bỏ đi, Xoa mang con về nhà bố mẹ đẻ ở. Nhà có 7 anh chị em nhưng đều lập gia đình và ở riêng, chỉ có ruộng cấy, lúc nào gặt thì đủ thóc ăn, rừng hết nên không kiếm được gì từ rừng nữa.
Trong một lần từ Thuận Chầu, đưa con ra TP.Sơn La khám bệnh, trên xe, Xoa gặp mấy chị lớn tuổi cũng người Thái kể chuyện đang đi làm thuê ở dưới Hà Nội. Họ nói không cần tay nghề, chỉ cần chịu khó làm theo hướng dẫn của những người đi trước là được. Đồng bào với nhau, chỉ qua câu chuyện tình cờ trên một chuyến xe mà tin nhau. Xoa về gửi con cho bố mẹ rồi theo mấy chị lần đầu tiên đi xuống Hà Nội. Xoa kể: "Đây là chuyến đi xa và dài nhất trong đời mình vào một buổi tối tháng 4 âm lịch". Sau khi dỗ cho thằng con ngủ say và đưa con cho bà ngoại, 9 giờ tối Xoa lên xe khách, trả 220.000 đồng tiền vé. Chuyến xe có thể nói là đổi đời đối với một cô gái từ nhỏ đến lớn chỉ biết đến núi rừng, đến tuổi cập kê thì lấy chồng đẻ con. Nếu không có "sự cố" người chồng tự dưng bỏ đi, có lẽ cô sơn nữ này cũng chỉ biết quanh quẩn nơi góc nương của bản Chiềng La, chứ chẳng có quyết định lên chuyến xe giữa đêm tìm xuống Thủ đô làm việc.
Xoa nhớ lại: "Khi trên ôtô em lo lắm, chẳng biết những người phụ nữ mới quen kia nói có thật không, liệu họ có đi làm thật hay đi đâu? Nhưng rồi lại tự động viên mình, thôi thì người vùng cao chúng mình không nói dối nhau, cứ đi theo họ, họ làm gì mình làm đó, ăn gì mình ăn đó, tối ngủ đâu mình cũng ngủ đó, chứ biết làm sao bây giờ".
Sau một đêm nằm trên xe, Xoa tạm quên đi những nương ngô cao ven núi cao ngất, ruộng lúa cằn cỗi và cả những quả đồi trọc nối đuôi nhau, những mùa đói giáp hạt chẳng đủ cơm mà ăn, và mỗi khi có việc cần đến tiền không tài nào bói ra được, phải đi vay lãi ngày để chữa bệnh cho con trai Khờ Duy Cường.
Không biết chữ thì đi làm thuê
Cà Thị Xoa bỏ rừng xuống phố và làm quen với công việc mới để kiếm sống. Ảnh: G.T
"Giờ vào công trường, biển an toàn nào em cũng đọc được hết, nhưng cũng chỉ là "nhìn tranh đoán chữ" mà thôi". Mùa A Đông
Mùa A Đông (19 tuổi) nhà ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, cách Hà Nội khoảng 560km. Nhìn bề ngoài, hiếm có một người Mông nào khôi ngô như Đông bởi dáng vẻ cao ráo, khuôn mặt vuông vức, ăn mặc thì vô cùng thời trang, dùng điện thoại thông minh nhoay nhoáy.
Vừa gặp Đông buông câu đầu tiên khiến tôi sững người: "Em không biết chữ nên cứ đi làm thuê thôi". Năm 2004, bố mẹ bỏ nhau, mẹ nuôi em trai và đi đâu Đông cũng không biết. Rồi bố cũng bỏ đi, Đông bơ vơ đành phải sang nhà chú ruột ở. Rồi đời Đông bắt đầu những chuỗi ngày đi làm thuê, bằng tất cả sức lực của mình. 14 tuổi Đông đã đi theo mọi người làm thuê, trồng và chăm sóc cà phê. Đời cứ quăng từ nương cà phê này sang đồi cà phê khác, cũng được bữa đói bữa no. Rồi Đông cũng quen với những người đi làm thuê ở Hà Nội, xin đi theo họ xuống làm thợ sắt ở những công trình xây dựng chung cư.
Đông kể: "Em không biết chữ nên xuống đây làm thuê. Đi đâu cũng phải nhờ người đi cùng. Đi chợ mua quần áo thì rủ anh em đi cùng để họ trả tiền cho. Mua cái điện thoại, mới đầu nhờ người lưu số, hướng dẫn sử dụng là dùng được, nhưng khó nhất là lúc điện thoại hết tiền, phải nạp tiền là chịu. Cũng may ở trong nhóm thợ đi làm có nhiều người Mông, nên có việc gì thì cứ nói tiếng mình để nhờ nhau, cũng chẳng ai biết mà cười mình được".
Đông nhớ lần đầu tiên đi làm vào công trường, có những tấm biển an toàn lao động, cậu lơ ngơ không biết chữ nên cứ hồn nhiên vi phạm. Giám sát công trường không cho làm việc, nên phải nhờ người biết chữ dạy cho nhớ và học thuộc lòng những biển đó mới được vào làm. "Giờ vào công trường, biển an toàn nào em cũng đọc được hết, nhưng cũng chỉ là "nhìn tranh đoán chữ" mà thôi" - Đông cười cười bảo thế.
Tôi hỏi Đông, đi làm như vậy tết có về quê không? Cậu cứ cúi gằm mặt vào cái điện thoại mà bấm bấm, lướt lướt... Mãi sau, Đông mới nói như sắp khóc: "Em chỉ ước tết về quê tìm được bố mẹ, được học cái chữ để đi làm thuê dễ dàng hơn thôi. Không có chữ vẫn đi làm thuê được, nhưng có chữ rồi đi làm thuê dễ hơn anh ạ".
Còn tiếp...
Theo Danviet
"Ngấp nghé" Noel và Tết Dương lịch, đường phố Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng Những ngày cuối năm, đường phố Hà Nội thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc nghiêm trọng. Không chỉ vào giờ cao điểm mà ngay cả đêm tối, các tuyến đường vành đai, hướng tâm cũng chật kín phương tiện giao thông. Ùn tắc giao thông, câu chuyện thường xảy ra ở TP Hà Nội, nhưng vào dịp cuối năm nay, tình hình...