Hà Nội: Kiên quyết xử lý nhà hàng, quán ăn vi phạm phòng, chống dịch Covid-19
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cấp, ngành, chính quyền cơ sở với việc chấp hành các biện pháp PCD Covid-19 trong điều kiện nới lỏng một số hoạt động.
Lực lượng chức năng tuyên truyền nhắc nhở người thân thực hiện biện pháp phòng dịch Covid-19.
Tối 2/7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành văn bản số 2095 về việc tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của thành phố.
Văn bản nêu rõ: Trong những ngày gần đây, theo phản ánh của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng, trên một số địa bàn của Thủ đô bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Cụ thể, tại một số nhà hàng chưa đảm bảo khoảng cách, chưa có tấm chắn, ngồi quá số người quy định, chưa đóng cửa đúng giờ quy định…
Tại một số điểm công cộng xuất hiện tình trạng người dân tập trung đông người, chưa thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Video đang HOT
Chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè vẫn hoạt động gây ảnh hưởng đến các biện pháp phòng chống dịch chung của thành phố.
Trước tình trạng trên, để tiếp tục chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, ông Chử Xuân Dũng yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành TP, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cấp, ngành, chính quyền cơ sở với việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của TP trong điều kiện nới lỏng một số hoạt động.
UBND TP cũng yêu cầu ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền, có biện pháp phù hợp không để tình trạng tập trung đông người tại các địa điểm công cộng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng ăn, uống trong nhà không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, trà đá, cà phê vỉa hè.
Người đứng đầu chính quyền cơ sở, thủ trưởng cơ quan tại cơ sở sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và trước Chủ tịch UBND TP nếu phát sinh trường hợp vi phạm thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý.
Xử lý vi phạm lấn chiếm hè đường: Hình ảnh đẹp trong mùa dịch
Vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, gây mất trật tự, ATGT nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội đã diễn ra hàng chục năm qua, lực lượng chức năng luôn cho rằng không dễ gì xử lý được.
Thế nhưng, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ lạ là có khi chỉ trong một ngày, tất cả vi phạm đã biến mất.
Ban Chỉ đạo 197 phường Vĩnh Phúc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ảnh: Hồng Thái
Như một phép màu
Ngày 11/5 vừa qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa các quán bia, chợ "cóc", chợ tạm trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Chỉ trong chưa đầy một ngày sau khi có chỉ đạo trên, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng lạ thường. Vỉa hè rộng thênh thang, lòng đường như "nở" ra thêm phân nửa, không còn UTGT, không còn cảnh chen chúc, luồn lách trên mọi tuyến đường trung tâm vốn ngày nào cũng căng thẳng vì áp lực giao thông.
Trong ba đợt cao điểm chống dịch Covid-19 trước đó cũng vậy, sau khi UBND TP Hà Nội có chỉ đạo mạnh mẽ, lập tức các hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh bị xóa sạch trong chưa đầy 24 giờ. Điều đó cho thấy một thực tế, khi lực lượng chức năng nghiêm khắc với vi phạm, việc giải phóng vỉa hè, lòng đường không phải là bất khả thi. Đồng thời, khi hành lang giao thông, không gian cho người đi bộ được dọn sạch, trả về đúng công năng của nó, hiệu quả kéo giảm UTGT trở nên rõ rệt hơn gấp nhiều lần.
Cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng dịch, do học sinh, sinh viên được nghỉ học, lượng người và phương tiện lưu thông trên đường giảm mạnh, áp lực giao thông theo đó bớt đi rất nhiều. Nhưng cũng không thể phủ nhận, khi vi phạm lấn chiếm hè đường bị xử lý triệt để, Hà Nội rất khác, đường phố rộng rãi hơn, yên bình và và dễ lưu thông hơn.
Nhiều người thậm chí còn coi việc tạm dừng hoàn toàn các chợ "cóc", chợ tạm, quán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trong thời gian ngắn ngủi như vậy là phép màu. Nó cho thấy một kết quả khác hẳn tình cảnh của hàng chục năm qua, khi lực lượng chức năng thì "than khó", còn người dân phải bức xúc triền miên với vi phạm mà chẳng cách nào dẹp nổi.
Hết dịch bệnh sẽ ra sao?
Đó là câu hỏi lớn dành cho Hà Nội. Khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, đẩy lùi, TP trở lại nhịp sống thường nhật, các hàng quán sẽ lại bung ra lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tình trạng dừng đỗ xe tuỳ tiện tái diễn. Liệu Hà Nội có biện pháp nào để giải quyết, xử lý triệt để không hay lại tiếp tục "chịu trận"?
Việc bảo vệ hành lang giao thông, không gian dành cho người đi bộ đối với một đô thị lớn như Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh tốc độ gia tăng dân số, phương tiện quá nhanh, còn hạ tầng lại chậm phát triển, vận tải công cộng chưa thu hút được đông đảo người dân. Bởi khi đường thông, hè thoáng, các phương tiện lưu thông tốt hơn, có trật tự hơn, người đi bộ không bị ép phải tràn xuống lòng đường gây cản trở xe cộ. Xe cơ giới không phải chen chúc, lấn làn, tranh giành nhau từng chút để thoát ra khỏi những cung đường ùn tắc đến ngạt thở.
Quan trọng hơn, khi hè, đường thông thoáng, người dân sẽ có không gian đi bộ dễ dàng, tiếp cận tốt hơn với xe buýt, tàu điện... Và ngược lại, phương tiện vận tải công cộng cũng đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, tần suất hoạt động dày đặc hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách. Từ đó thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng mới có cơ hội dần thay thế truyền thống sử dụng xe cá nhân, góp phần rất quan trọng vào giảm thiểu UTGT và ô nhiễm môi trường cho Hà Nội.
Nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm hè, đường, hành lang giao thông diễn ra rất nhức nhối tại Hà Nội cũng như nhiều TP khác. Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, mở nhiều đợt cao điểm giải tỏa nhưng kết quả lại chỉ như "đá ném ao bèo". Hà Nội cần lắm sự quyết tâm, nghiêm khắc và nỗ lực mạnh mẽ trong việc xử lý vi phạm lấn chiếm hè đường như trong các đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như vừa qua.
Khu du lịch Suối cá Cẩm Lương tăng cường công tác phòng dịch COVID-19 dịp nghỉ lễ Dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay, huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 nghiêm túc theo quy định tại Khu du lịch Suối cá Cẩm Lương. Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Khu du lịch Suối cá Cẩm Lương được thực hiện nghiêm túc, chủ động Đây là điểm du lịch luôn...