Hà Nội kiến nghị thu hồi 3 khu “đất vàng” của TD Group trong Khu đô thị Nam Trung Yên
Theo UBND TP.Hà Nội, đến nay, dự án đã chậm triển khai 11 năm gây lãng phí tài nguyên đất đai. Theo quy định, không có cơ sở pháp lý để cho phép nhà đầu tư tiếp tục triển khai.
UBND TP.Hà Nội mới đây đã có Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát lại các dự án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 07/TB-VPCP ngày 5/01/2019 của Văn Phòng Chính phủ.
Tại văn bản trên, đề cập đến dự án Tổ hợp bãi đỗ xe, phòng khám y tế, dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại và xây dựng công trình hỗn hợp siêu thị, chợ, văn phòng cho thuê tại ô đất B9/CC1, B9/CC3 và C3/HH, C3/CC1-1 Khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, UBND TP.Hà Nội cho biết, dự án đã được điều chỉnh quy hoạch và được tách ra thành 3 dự án: Tòa nhà hỗn hợp, siêu thị, dịch vụ thương mại và căn hộ để ở; Tổ hợp thương mại, dịch vụ công cộng hàng ngày, phòng khám đa khoa và Công trình xã hội hóa khu chợ thương mại thấp tầng.
Đáng chú ý, tại văn bản trên, sau khi liệt kê lại quá trình phê duyệt dự án, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị thu hồi và phục hồi điều tra sai phạm tại 3 khu “đất vàng” thuộc Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) của Công ty CP Đầu tư Thuỳ Dương ( TD Group).
Theo báo cáo, năm 2011, UBND TP. Hà Nội đã giao 3 lô đất B9/CC1, B9/CC3 và C3/CC2 (Khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích 18.328 m2 cho Công ty CP Đầu tư Thùy Dương (TD Group) làm Dự án Tổ hợp bãi đỗ xe, phòng khám y tế, dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại và xây dựng công trình hỗn hợp siêu thị, chợ, văn phòng cho thuê.
Video đang HOT
Dự án trên có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.229 tỷ đồng; trong đó, tiền thuê đất và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 51,2 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ quý IV/2015 đến quý I/2018.
Sau khi được giao dự án, TD Group đã liên danh với Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico), lập ra Công ty CP Handico – Thùy Dương. Tuy nhiên, đến ngày 7/8/2015, Handico bất ngờ xin rút khỏi liên danh, và được UBND TP. Hà Nội chấp thuận.
Cùng ngày 7/8/2015, UBND TP. Hà Nội ban hành 3 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho TD Group, gồm: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho TD Group làm chủ đầu tư dự án Tòa nhà hỗn hợp siêu thị, dịch vụ thương mại và căn hộ để ở tại ô đất C3/HH Khu đô thị Nam Trung Yên. Trong đó, 50% quỹ sàn căn hộ để phục vụ bán cho các hộ gia đình thuộc đối tượng tái định cư do TP chỉ đạo, 50% chủ đầu tư được phép kinh doanh, diện tích sử dụng là 5.661m2.
Quyết định chấp thuận chủ trương cho TD Group làm chủ đầu tư dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ công cộng hàng ngày, phòng khám đa khoa, bãi đỗ xe tại ô đất B9/CC1 và B9/CC3 Khu đô thị Nam Trung Yên, diện tích sử dụng đất là 9.145 m2.
Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho TD Group làm chủ đầu tư dự án Công trình xã hội hóa khu chợ thương mại thấp tầng tại ô đất C3/CC1-1 Khu đô thị Nam Trung Yên, diện tích sử dụng 2.000 m2.
Đáng chú ý, tại báo cáo gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, UBND TP. Hà Nội cho biết, toàn bộ các ô đất B9/CC1, B9/CC3, C3/HH, C3/CC1-1 Khu đô thị Nam Trung Yên được TP thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bằng vốn ODA và vốn ngân sách.
Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu của thành phố được chỉ định giao đất để thực hiện dự án xây dựng công trình công cộng theo hình thức xã hội hóa theo chính sách khuyến khích của thành phố tại thời điểm năm 2007 và quy định của Luật Đất đai.
Tuy nhiên, đến nay, dự án đã chậm triển khai 11 năm gây lãng phí tài nguyên đất đai. Sai phạm của dự án này đã có ý kiến đánh giá của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ, Công an TP. Theo quy định, không có cơ sở pháp lý để cho phép nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án.
Từ thực tế trên, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Nhà nước cần phải thu hồi toàn bộ các khu đất này để đưa vào quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Quản lý sử dụng tài sản công.
Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội cũng cho rằng, Công an TP. Hà Nội cần phục hồi điều tra để xác định vi phạm, xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, các sở, ngành liên quan có trách nhiệm và xử lý khắc phục vi phạm, giải quyết nội dung các công việc của ngành mình theo đúng quy định của pháp luật.
7 dự án BOT bị đề nghị giảm thời gian thu phí 56 năm
Qua kiểm toán các dự án BOT trong năm 2019, Kiểm toán nhà nước đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện hơn 660 tỉ đồng, kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7 dự án 56,4 năm so với phương án ban đầu.
Kiểm toán nhà nước vừa gửi báo cáo Quốc hội tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019. Trong lĩnh vực giao thông, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, Bộ GTVT cho phép lập dự án BOT trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án; không thực hiện quy trình lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án BOT; phê duyệt dự án trước khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Tại nhiều dự án, vẫn có hiện tượng xác định tăng tổng mức đầu tư, như dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình - 45,4 tỉ đồng; cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 2) 61,9 tỉ đồng; dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn, đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc - 7,7 tỉ đồng...
Ngoài ra, vẫn còn nhà đầu tư chưa đảm bảo thu xếp vốn tín dụng như quy định của hợp đồng BOT, như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 1); cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km 45 100 Km108 500, kết hợp tăng cường QL1 đoạn Km1 800 - Km106 500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Một số dự án xác định chi phí sửa chữa, duy tu trong phương án tài chính chưa đủ cơ sở và căn cứ pháp lý. Có dự án chưa cập nhật chi phí sử dụng trạm thu phí không dừng theo hướng dẫn của Bộ GTVT và Chính phủ. Có dự án sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục không thuộc dự án...
Qua kiểm toán các dự án BOT trong năm 2019, Kiểm toán nhà nước đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện hơn 660 tỉ đồng, gồm sai khối lượng 74,5 tỉ đồng, sai đơn giá xấp xỉ 190 tỉ đồng, sai khác 400 tỉ đồng.
Từ đó, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý 925 tỉ đồng, trong đó thu hồi và giảm thanh toán gần 290 tỉ đồng, xử lý khác 620 tỉ đồng, các khoản thuế phải thu và thu hồi khác 19.400 tỉ đồng. Kết quả kiểm toán cũng giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/9 dự án 56,4 năm so với phương án ban đầu, trong đó dự án cầu Hoà Trung giảm 15,8 năm; dự án cầu Chà Là giảm 13,9 năm...
Đồng Nai cam kết bàn giao mặt bằng 1.800 ha để xây sân bay Long Thành trong năm 2020 Đồng Nai đã hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường của 600 hộ gia đình, trong đó đã thực hiện áp giá bồi thường cho 403 hộ, 197 hộ còn lại đang thực hiện áp giá bồi thường. Tại buổi khảo sát và làm việc với UBND huyện Long Thành về tình hình và tiến độ Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ...