Hà Nội: Kiểm soát số lượng, đơn giá vật tư y tế phòng chống COVID-19
Sau vụ việc ở CDC Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội quán triệt, yêu cầu các đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về mua sắm, kiểm soát chặt chẽ số lượng, đơn giá vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về các nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và các tháng cuối năm 2020. Thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, tổng công ty, công ty, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trực thuộc thành phố tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành cao nhất kết quả phát triển kinh tế- xã hội của thành phố năm 2020, trong đó, xác định mục tiêu trọng tâm là kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19, kiên quyết ngăn ngừa không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn thành phố và phát sinh các nguồn lây nhiễm từ nước ngoài, coi đây là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt đến hết năm 2020; song song với tập trung khôi phục, phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội của thành phố.
Liên quan đến công tác kiểm soát, kiên quyết ngăn ngừa dịch COVID-19, UBND thành phố giao Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, quyết không để dịch bệnh tái phát trở lại. Thực hiện tiếp nhận, quản lý chặt chẽ số lượng người Việt Nam từ châu Âu, châu Úc, Singapore, Hoa Kỳ,… chuẩn bị nhập cảnh về Việt Nam; các chuyên gia kỹ thuật, nhà ngoại giao quốc tế chuẩn bị làm việc tại Hà Nội trong thời gian tới như: bố trí nơi ở, khu vực cách ly đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu về phòng dịch; kiểm soát chặt chẽ tình hình, thường xuyên kiểm tra, khám sức khỏe y tế theo quy định.
Video đang HOT
Theo thông báo, sau vụ việc ở CDC Hà Nội, trong các cuộc làm việc, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đã quán triệt, yêu cầu các đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về mua sắm, kiểm soát chặt chẽ số lượng, đơn giá vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Thanh tra thành phố khẩn trương kiểm tra, hoàn thành thống kê chi tiết, cụ thể danh mục, số lượng vật tư, thiết bị y tế đã mua sắm phục vụ công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị, báo cáo Thành ủy, UBND thành phố; đồng thời, kiểm soát các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao đã mua dự trữ đảm bảo tuyệt đối không để phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao phục vụ công tác phòng chống dịch.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã quyết liệt triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt loăng quăng, bọ gậy, phun tiêu độc, khử khuẩn diện rộng, đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là tại khu vực có bệnh nhân, thực hiện phương châm vào từng ngõ, gõ từng nhà, lực lượng cộng tác viên, đội xung kích sẽ kiểm tra từng hộ gia đình để hướng dẫn, giám sát hoạt động diệt gọ gậy. Phải triển khai một cách thật sự hiệu quả, tránh làm phong trào, đảm bảo trên 90% hộ gia đình được phun hóa chất và phấn đấu 100% hộ gia đình được vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để từng người dân biết về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống, qua đó mỗi người dân tự tìm diệt bọ gậy tại gia đình và áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Tăng cường truyền thông trực tiếp tại khu vực xuất hiện bệnh nhân, sử dụng loa di động và triển khai họp tổ dân phố, nhà trường, phát phiếu điều tra diệt bọ gậy cho học sinh về triển khai tại gia đình.
“Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thị xã và các xã, phường thị trấn phải chịu trách nhiệm nếu không chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch, hoặc để dịch diễn biến phức tạp, kéo dài trên địa bàn”, UBND thành phố nêu.
Hà Nội đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2031/UBND-KGVX, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng qua tài khoản cá nhân.
Công văn nêu rõ, ngày 3-4-2020, UBND thành phố đã ban hành Công văn số 1123/UBND-KGVX về việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Trong quá trình triển khai, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân (thẻ ATM) đã thể hiện được tính ưu việt, công tác chi trả được thực hiện nhanh gọn, kịp thời, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người hưởng, tiết kiệm thời gian, giảm nhân lực và chi phí cho xã hội.
Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã: Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 3984/UBND-KGVX, ngày 13-9-2019, về việc chi trả các chế độ BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngân hàng thương mại, BHXH các quận, huyện, thị xã hướng dẫn người hưởng mở tài khoản cá nhân (ATM) để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn bố trí, sắp xếp, phát triển mạng lưới cây ATM đặc biệt là các vùng ngoại thành tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng khi nhận lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân.
Trong công văn này, UBND thành phố giao BHXH thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện, trước ngày 15-11 hằng tháng.
Hà Nội chi hơn 474 tỷ đồng hỗ trợ người bị ảnh hưởng COVID-19 Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 của TP. Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, 99,9% số đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo ảnh hưởng dịch COVID-19 đã được nhận hỗ trợ khoảng hơn 474 tỷ đồng Hà Nội...