Hà Nội khuyến khích đầu tư vào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Để khuyến khích người dân đầu tư vào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thành phố Hà Nội có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ đối với các tổ chức, gia đình, cá nhân khi mua các loại máy, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất lao động theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, Hà Nội sẽ xem xét hỗ trợ 100% phí quản lý cho đối tượng mua (vay vốn của Quỹ Khuyến nông thành phố), 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Hà Nội tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn với thời hạn vay tối đa là 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 100% giá trị sản phẩm.
Với mục tiêu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ, Hà Nội sẽ tạo nguồn kinh phí gần 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ cho việc cơ giới hóa.
Theo đó, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đối với các cây chủ lực sẽ đạt 15 – 98%. Các ngành hàng nông sản được cơ giới hóa đồng bộ gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, cụ thể: Khâu làm đất là 98%, gieo cấy 15%, chăm sóc 60%, thu hoạch (lúa) 95%…/.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện toàn thành phố Hà Nội có 5.676 máy làm đất, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 877 máy gặt đập liên hợp… Đến nay, cơ giới hóa trong khâu làm đất của Hà Nội đạt 100% diện tích đất nông nghiệp và diện tích lúa được thu hoạch bằng máy đạt 90%.
Trong đó, huyện Phú Xuyên của Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác cơ giới hóa nông nghiệp, nhờ đó giải phóng được sức lao động, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất, góp phần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
Video đang HOT
Đến nay, hơn 1.000 ha lúa của huyện Phú Xuyên đã sử dụng phương thức mạ khay, cấy máy. Nhiều địa phương có tới hơn 90% diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch…
Huyện Quốc Oai người dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng từ 10% lên 80% và việc áp dụng cơ giới hóa trong gieo cấy đã mang lại hiệu quả tích cực. Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy cơ giới hóa khâu gieo trồng thông qua việc thực nghiệm cấy lúa bằng mạ khay và đã nhân rộng tới 14 xã, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.
Ngổn ngang dự án chống ngập nghìn tỷ phía Tây Hà Nội
Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020, tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thiện.
Nhiều ngày gần đây, sau những trận mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố Thủ đô lại ngập trong "biển nước". Đơn cử như cơn mưa chiều 29/5 đã nhấn chìm hàng chục tuyến phố tại các quận nội thành, có khu vực bị nước ngập dâng cao quá yên xe máy và tràn vào nhà dân.
Riêng các tuyến phố khu vực phía Tây như Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn, Mỹ Đình, Dương Đình Nghệ và một số khu vực, dân cư bị ảnh hưởng nặng nề vì nước ngập sau mưa.
Thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho các hạng mục tiêu thoát nước. Trong đó, dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020. Đến nay, hạng mục xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã hoàn thành, nhưng còn nhiều hạng mục khác vẫn dở dang.
Hình ảnh hệ thống kênh dẫn tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội chưa được hoàn thiện:
Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội gồm hai hạng mục lớn: Xây dựng cụm công trình đầu mối Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút.
Đây là một trong những công trình trọng điểm của Hà Nội, có nhiệm vụ tiêu thoát nước và phòng, chống úng ngập cho khoảng 6.300 ha sản xuất nông nghiệp, dân sinh thuộc các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức...
Một đoạn kênh hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội đã hoàn thành của dự án.
Tuy nhiên, cơ bản dự án vẫn còn đang ngổn ngang.
Nhiều đoạn quây tôn kín nhưng chưa thi công, có đoạn lòng sông chỉ rộng vài mét bởi đất đá trong quá trình xây dựng san lấp.
Khối lượng thi công cừ cứng hóa bờ kênh trên toàn tuyến vẫn còn dở dang.
Mặc dù trong ngày làm việc, nhưng không có một bóng dáng công nhân thi công.
Thiết bị, máy móc hầu như không có trên công trường.
Người dân bên đường tận dụng làm dịch vụ rửa xe ô tô, xe máy.
Giữa lòng kênh nhiều đoạn ngổn ngang ụ đất, ngăn dòng chảy của nước.
Tại trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã triển khai thực hiện thi công xong cụm công trình các hạng mục.
Đến thời điểm hiện tại dự án đã đủ điều kiện để vận hành phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn, ngập úng xảy ra.
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa với 10 tổ máy, tổng công suất 120m3/s. Dự án này khi vận hành tiêu thoát nước cứu ngập cho 6 quận huyện nội, ngoại thành phía Tây Thủ đô, tuy nhiên đến nay vẫn đang "chờ nước" để tiêu úng.
Hợp tác đào tạo thí sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới lần thứ 46 Ngày 24/5, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ký biên bản hợp tác ghi nhớ (MOU) với Công ty TNHH DENSO Việt Nam về hợp tác đào tạo thí sinh tham dự Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới lần thứ 46. Quang cảnh lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Công ty...