Hà Nội: Không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, bệnh viện
Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh lưu ý người dân không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa có Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị lưu ý mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của nhân dân, tập trung ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; chủ động tấn công, thực hiện “quyết liệt hơn nữa”, “thần tốc hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”
Người đứng đầu các đơn vị phải là những “tư lệnh” trên mặt trận chống dịch. Phát huy tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn, không để một người chủ quan, cả xã hội phải vất vả.
Thực hiện giãn cách, phong tỏa khi cần thiết theo hướng dẫn của ngành y tế, không cực đoan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội. Người đứng đầu các cấp phải vào cuộc với tinh thần cao nhất. Mỗi quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, là 1 thành viên của pháo đài để thực hiện phòng chống dịch.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt phương châm: Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch triệt để, thực hiện tốt thông điệp 5K; làm chủ trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian sớm nhất, tuyệt đối không để sót, không bỏ lọt F1, F2 và các ca nghi ngờ.
Video đang HOT
Lãnh đạo TP đề nghị dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết. Trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp, đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2m và các biện pháp đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử khuẩn.
Đồng thời, không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử. Thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch. Người đứng đầu các cấp, đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước TP nếu để xảy ra vi phạm.
Các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các bệnh viện chỉ được bán hàng mang về.
Riêng khu vực xung quanh BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và BV K cơ sở Tân Triều, các bệnh viện khi xuất hiện ổ dịch thì tạm dừng hoạt động các dịch vụ kinh doanh ăn uống, cửa hàng tạp hóa; đóng cửa các khu nhà trọ (phạm vi khu vực, thời gian dừng các hoạt động do Ban chỉ đạo các quận, huyện chủ động quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa bàn).
Người đứng đầu đơn vị không được ra khỏi TP
Chủ tịch Hà Nội lưu ý việc siết chặt toàn bộ quy trình phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh và các hoạt động tại khu vực xung quanh nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch.
Ông yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm quy định về bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn theo quy đúng định của Bộ Y tế. Một bệnh nhân nặng chỉ cho phép một người chăm sóc, không thăm bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn. Tăng cường công tác khám chữa bệnh từ xa và tăng cường khám điều trị ngoại trú, hạn chế tiếp nhận điều trị nội trú nếu không cần thiết.
Trên cơ sở tình hình dịch bệnh cụ thể tại địa phương như số ca mắc, khả năng lây lan, đặc điểm cụ thể tại nơi xuất hiện ca bệnh… Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thị xã quyết định việc phong tỏa theo quy mô thôn, xóm, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, nhà chung cư cao tầng… theo phương châm phong tỏa hẹp nhưng kiểm soát quản lý chặt.
Các đơn vị từ TP đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải rà soát lại, điều chỉnh phương án phòng chống dịch phù hợp với tình hình thực tế, nâng công suất, năng lực về truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị… chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh lan rộng.
Người đứng đầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại đơn vị và trên địa bàn phụ trách.
Ngoài ra, không ra khỏi TP (trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến cấp trên); chịu trách nhiệm theo quy định nếu để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình mắc bệnh Covid-19 do lỗi lơ là, chủ quan, không gương mẫu tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, không kiểm soát tốt, buông lỏng quản lý.
TP sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu và các trường hợp liên quan nếu để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Thủ tướng ứng cử ở khối Chủ tịch nước
Sáng 18/3, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2, 100% đại biểu biểu quyết thông qua danh sách sơ bộ 205 người của các cơ quan Trung ương (T.Ư) ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ở khối Chủ tịch nước, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính ứng cử khối Chính phủ và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ứng cử ở khối Quốc hội.
77 người tự ứng cử
Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tại hội nghị cho thấy, tổng số đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở T.Ư được phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 207 đại biểu. Song các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu là 205 người.
Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Thanh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn, sau khi làm việc với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các cơ sở khám chữa bệnh rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm khối Trung ương là khối đại biểu chuyên trách để tăng đại biểu cho 2 thành phố lớn. Cụ thể, Hà Nội giới thiệu tăng một đại biểu ở Bệnh viện Bạch Mai và TP HCM giới thiệu thêm 1 người ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Thông tin thêm về số lượng người tham gia ứng cử, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh, cho hay tổng số người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến nay là 1.084, đạt tỷ lệ 2,17 người trên một đại biểu được bầu. Ở địa phương, có 879 hồ sơ giới thiệu ứng cử trên tổng số 297 đại biểu được bầu, tỷ lệ bình quân 2,95 lần. Ngoài số ứng viên được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu nêu trên, đến nay 24 tỉnh, thành ghi nhận 77 người nộp hồ sơ tự ứng cử; trong đó Hà Nội 30 người và TPHCM 16 người. "Đây là con số tổng hợp tới ngày 17/3. Một số địa phương vẫn chưa gửi hết báo cáo về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định, các địa phương sẽ phải tổ chức hiệp thương lần thứ 2 trước ngày 19/3", ông Hầu A Lềnh nói.
Điều đặc biệt là trong danh sách gửi tới Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và thông tin giải đáp tại hội nghị cho thấy nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đương nhiệm được giới thiệu ứng cử ở các khối khác vị trí đang công tác. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử ở khối Chủ tịch nước; Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính ứng cử ở khối Chính phủ; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ứng cử ở khối Quốc hội.
Nhiều thay đổi
Ở khối Chủ tịch nước, có 3 người ứng cử, gồm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải.
Trong khi đó, ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ có 15 người, trong đó có 9 gương mặt mới, gồm: Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính, Phó Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Hồng Diên, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; còn lại là 6 người cũ, gồm: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Hội nghị Hiệp thương công tác bầu cử lần thứ 2 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ thực hiện
Tương tự ở khối Quốc hội, cũng xuất hiện nhiều nhân sự mới như Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định... Ở khối MTTQ Việt Nam có sự xuất hiện của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. Ở khối Kiểm toán Nhà nước, người ứng cử là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh. Riêng TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao, 2 người được giới thiệu vẫn là Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Lê Minh Trí.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với MTTQ địa phương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử; đồng thời xác minh, trả lời các vụ việc mà cử tri nêu. Do chỉ còn 1 tháng nữa sẽ diễn ra hội nghị hiệp thương lần thứ ba, ông Mẫn đề nghị các cơ quan liên quan cần tích cực phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ngày 16-5, huyện đảo Trường Sa bầu cử sớm tại 20 khu vực Hội đồng bầu cử quốc gia đồng ý cho tỉnh Khánh Hòa tổ chức bầu cử sớm tại 20 khu vực bỏ phiếu ở các điểm đảo thuộc thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Song Tử Tây vào ngày 16-5 Ngày 7-5, tại TP Nha Trang, đoàn giám sát, kiểm tra công tác bầu cử của Ủy ban Thường vụ Quốc...