Hà Nội không nên nóng vội cấp “thẻ xanh Covid”?
Trước ý kiến nên nghiên cứu cấp “thẻ xanh” cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả.
Xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng
Tại cuộc họp Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều 22/9, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh đánh giá thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch, tỷ lệ mắc rất thấp, đặc biệt trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ông Hạnh nhận định trong thời gian tới thành phố vẫn còn xuất hiện các F0 trong cộng đồng. Vì vậy, ông cho rằng việc kiên quyết xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nghiên cứu “ thẻ xanh Covid” (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, thành phố phải chủ động đánh giá nguy cơ, giao Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm, tập trung vào những đối tượng ho, sốt trong cộng đồng; những đối tượng nguy cơ cao và những khu vực có nguy cơ cao (khu vực ổ dịch cũ, các khu công nghiệp) và kế hoạch này cần thực hiện và đánh giá 2 tuần một lần.
Liên quan đến vấn đề “thẻ xanh” đối với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong khi đó, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn bị mắc Covid-19. Vì vậy, ông khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin không nên chủ quan.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đến thời điểm này dịch bệnh tại Hà Nội không bùng phát đã là một thành công.
Tuy nhiên, để trở về “zero Covid” là rất khó, bởi dịch vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng, đã xâm nhập vào các chuỗi như lái xe, shipper… Hơn nữa, tình hình dịch trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng chia sẻ thêm là sau khi tiêm một mũi vắc xin thì miễn dịch còn kém. Chỉ đến khi tiêm đủ 2 mũi mới đủ miễn dịch nhưng điều này cũng chỉ giảm lây nhiễm, giảm nguy cơ trở nặng chứ không đảm bảo hoàn toàn không lây nhiễm. Đặc biệt, khả năng truyền bệnh giữa người tiêm và chưa tiêm là giống nhau, vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em, người già, người có bệnh nền…
Trước ý kiến Hà Nội nên nghiên cứu cấp thẻ xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, ông Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
Từ ý kiến chia sẻ của các chuyên gia y tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin là cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng, song không vì thế mà người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin lại chủ quan, lơ là.
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 (Ảnh: Hữu Nghị).
Đáng chú ý, ông Dũng bày tỏ việc người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 là hình ảnh không đẹp đối với công tác phòng, chống dịch của thành phố. Từ việc này cho thấy một số địa phương của thành phố chưa thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thành, xây dựng kế hoạch và triển khai Chỉ thị 22 của UBND thành phố, đảm bảo rõ người, rõ việc. Trong đó, ông Dũng nhấn mạnh phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Cuối cùng, lãnh đạo UBND TP đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ Chỉ thị 22 của UBND thành phố để tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo an toàn đối với từng loại hình đơn vị, công ty, công sở. Các sở, ngành cần cụ thể hóa, tham mưu với thành phố để hoàn thiện bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 đối với từng loại hình, từng ngành nghề trên địa bàn.
Số lượng F0 ngoài cộng đồng tại Hà Nội sau 25 ngày giãn cách
Số ca mắc mới trong ngày của thành phố có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch của Hà Nội vẫn rất cao.
Tính đến 18h ngày 18/8, theo Bộ Y tế, Hà Nội đã ghi nhận 2.591 bệnh nhân Covid-19, 33 người tử vong trong làn sóng thứ 4. Sau 25 ngày giãn cách xã hội, thành phố có những biến động về F0, diễn biến dịch vẫn rất phức tạp.
Trung bình 60 ca mắc mới một ngày
Thống kê từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy tính từ ngày 29/4 đến nay, thành phố đã ghi nhận 2.359 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.234 ca. Số F0 được cách ly là 1.125 trường hợp.
Ngoài ra, 191 trường hợp liên quan các ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K trên địa bàn cũng được Bộ Y tế công bố trước đó.
Theo CDC Hà Nội, từ khi giãn cách xã hội (24/7) đến nay, trung bình mỗi ngày, thành phố phát hiện thêm trên dưới 60 F0. Đỉnh điểm như ngày 30/7, Hà Nội ghi nhận 119 bệnh nhân. Các ngày 6/8, 13/8, số F0 trong ngày vượt mốc 100 ca. Riêng chiều 15/8, thành phố không ghi nhận trường hợp dương tính.
Có thể thấy, lượng bệnh nhân mới trong ngày ở Hà Nội có nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, gần một tháng giãn cách, số F0 trong vòng 24 giờ có xu hướng giảm, thấp hơn con số trung bình.
Về nguồn lây, tính riêng từ 1/8 đến tối 18/8, sau 10 ngày, thành phố đã phát hiện 1.113 ca mới.
Trong đó, 68 trường hợp có kết quả mắc Covid-19 sau khi sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng. 951 F0 là các ca ho, sốt tại cộng đồng thứ phát. 26 ca sàng lọc ở khu vực có nguy cơ cao, 3 trường hợp sàng lọc vì thuộc nhóm nguy cơ và 132 F0 phát hiện qua các nguồn lây khác.
Ở giai đoạn trước đó (24/7-31/7), thành phố ghi nhận 1.174 F0, gồm các ca ho, sốt tại cộng đồng (49), nguồn lây thứ phát (269), khác (856).
Có thể thấy, lượng F0 phát hiện qua nguồn lây thứ phát trong 10 ngày trở lại đây của Hà Nội tăng vọt. Số bệnh nhân có nguồn lây khác giảm mạnh, cho thấy mức độ kiểm soát ngày càng chặt của ngành y tế.
Huyện Đông Anh đang là địa phương có tổng F0 nhiều nhất thành phố (311 người). Thanh Trì xếp thứ 2 với 260. Các khu vực trên 200 F0 gồm Đống Đa (253), Hoàng Mai (215), Hai Bà Trưng (207). Ngoài ra, huyện Thường Tín, quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, cũng đã vượt mốc 100 ca mắc. Ba Vì, Phú Xuyên là khu vực ghi nhận số F0 thấp nhất toàn thành phố với tổng cộng 8 trường hợp mắc Covid-19.
"Kiềng 3 chân" trong chiến lược dập dịch
Thành phố chỉ còn chưa đầy 5 ngày nữa sẽ kết thúc lần giãn cách xã hội thứ 2. Đây là thời gian vàng để Hà Nội nhanh chóng dập dịch, chuẩn bị kỹ lưỡng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
Lá chắn thép giúp thành phố hoàn thành mục tiêu này đó là xét nghiệm diện rộng, chuẩn bị cho các tầng điều trị và tăng tốc độ bao phủ vaccine.
Sáng 18/8, CDC Hà Nội thông tin từ ngày 18 đến 20/8, thành phố sẽ triển khai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc đợt 2 tại khu vực nguy cơ cao và 13 nhóm người nguy cơ. Số lượng mẫu được lấy dự kiến là 1 triệu.
Mục tiêu trong đợt 2 này, thành phố tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0 tại các khu vực "vùng đỏ", khu vực nguy cơ, khu vực trọng điểm và những ổ dịch mới phát sinh. Ngoài ra, việc lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều...
Hà Nội lập nhiều chốt kiểm tra, tăng tốc độ xét nghiệm sàng lọc để tách F0 khỏi cộng đồng. Ảnh: Việt Linh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết TP đã giao đơn vị nâng công suất xét nghiệm lên 200.000 mẫu/ngày; cách ly tập trung lên 50.000 chỗ; công suất điều trị lên 40.000 giường và thành lập trung tâm hồi sức tích cực, phân luồng để có thể tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch...
Trong thời gian giãn cách xã hội, Bí thư Hà Nội sẽ giao ngành y tế và địa phương đẩy mạnh tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 với mục tiêu vaccine về đến đâu, tiêm ngay đến đó, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, an toàn.
Bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, đánh giá chiến lược xét nghiệm diện rộng của Hà Nội rất phù hợp với giai đoạn hiện nay khi số ca mắc phát hiện qua sàng lọc tăng nhanh mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề phải làm sao nâng cao năng lực xét nghiệm bằng việc nhanh chóng bổ sung máy móc, sinh phẩm, đào tạo nhân lực lấy mẫu để có kết quả trong thời gian ngắn.
Theo bà Thu Anh, xét nghiệm diện rộng không chỉ giúp thành phố sớm cách ly F0 mà còn là cơ sở quan trọng để đánh giá diễn biến dịch bệnh trên địa bàn. Phải dựa trên nhiều dữ liệu như số ca mắc, số bệnh nhân nặng, số trường hợp tử vong, tỷ lệ nhiễm trên số xét nghiệm đã làm, ngành y tế mới đánh giá nguy cơ bùng phát dịch.
Về vấn đề vaccine, thống kê từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 của Bộ Y tế, Hà Nội đã được phân bổ hơn 2,9 triệu liều so với dự kiến hơn 11,3 triệu liều. Tính đến sáng 18/8, 39,08% người dân từ 18 tuổi trở lên của thành phố đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19. Tổng số người được tiêm là 2.245.509.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguy cơ của Hà Nội hiện vẫn rất cao, kết quả sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng.
Do đó, việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Ngoài ra, những nguy cơ lây nhiễm từ ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị..., cũng cần được tập trung giải quyết, không để lây lan từ đây.
Theo ông Phu, nhìn chung, tình hình dịch ở Hà Nội vẫn kiểm soát được. Nhưng trước nguy cơ tiềm ẩn và biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, dịch Covid-19 tại TP còn phức tạp.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng Hà Nội cần tiếp tục thực hiện giãn cách để bảo vệ thành quả vừa qua. Mục đích giãn cách là tiếp tục phát hiện ổ dịch mới, từ đó, truy vết, phong tỏa, ngăn vùng đỏ không lây lan, bảo vệ vùng xanh để dịch không xâm nhập.
Chuyên gia nhận định: Nếu không nghiêm, Hà Nội sẽ khó khống chế dịch! Số mắc Covid-19 của Hà Nội gần đây gia tăng, nhiều ca được phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng. TS Trần Đắc Phu cho rằng đây là các ca "chỉ điểm", là phần nổi của tảng băng chìm. Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã có 656 trường hợp mắc, riêng từ ngày 5/7 đến trưa...