Hà Nội: Không ‘khoanh’ nợ bảo hiểm đối với doanh nghiệp
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, tính đến hết tháng 9/2022, toàn thành phố còn gần 79.000 đơn vị, doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội của gần 1 triệu người lao động với số tiền hơn 5.101 tỷ đồng.
Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Đáng quan tâm, số nợ phải tính lãi là hơn 1.813 tỷ đồng, tăng 205,8 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021, trong đó có tới 3.543 đơn vị nợ kéo dài từ 2 năm trở lên với số tiền nợ hơn 1.450 tỷ đồng, tăng hơn 138 tỷ đồng so với cuối năm 2021.
Đại diện một số đơn vị sử dụng lao động cho biết, việc nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến giảm sâu doanh thu hoặc thua lỗ nên không đủ khả năng tài chính. Từ thực tế này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đề xuất với Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan cho tạm hoãn đóng khoản nợ bảo hiểm xã hội. Ông Đặng Trần Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco1 chia sẻ, đến thời điểm này, đơn vị đang nợ bảo hiểm xã hội là 21,4 tỷ đồng trong thời gian 94 tháng. Đơn vị mong muốn cơ quan bảo hiểm cho “khoanh” nợ trong một khoảng thời gian nhất định để thu hút lao động làm việc trở lại.
Về nội dung trên, ông Vũ Đức Thuật, Phó Giám đốc điều hành Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay do ứng dụng công nghệ thông tin nên các thông tin về quá trình đóng, thanh toán bảo hiểm được hệ thống phần mềm của Bảo hiểm thành phố cập nhật tự động. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động là nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định rõ tại nhiều văn bản pháp luật. Căn cứ vào các yếu tố trên, các cơ quan chức năng không thể tạm hoãn hay “khoanh” nợ, càng không thể giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ trong khoảng thời gian doanh nghiệp còn nợ gốc bảo hiểm xã hội.
Ông Vũ Đức Thuật nhấn mạnh, để quyền lợi của người lao động được đảm bảo, không vi phạm các quy định của pháp luật, đơn vị sử dụng lao động cần hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội. Cũng trên quan điểm không thể châm chước cho các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài ảnh hưởng đến công tác an sinh xã hội của thành phố, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố cho rằng, chậm đóng, nhất là nợ bảo hiểm bị nghiêm cấm tại các quy định hiện hành về bảo hiểm. Theo mức độ vi phạm, các đơn vị nợ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự.
Năm 2021, hỗ trợ trên 33.505 tỷ đồng cho trên 28,26 triệu lượt đối tượng
Chiều 31/12, Văn phòng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, theo báo cáo của Sở LĐTBXH 63 tỉnh, thành phố, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 toàn quốc là trên 33.505 tỷ đồng, hỗ trợ trên 28,26 triệu lượt đối tượng.
Các địa phương ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm giải quyết chi trả kinh phí cho người thuộc diện thụ hưởng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Video đang HOT
Trong đó, riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ 8,85 triệu lượt đối tượng với số tiền 12.244 tỷ đồng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương (3.118 tỷ đồng), Đồng Nai (2.787 tỷ đồng), Hà Nội (2.063 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.742 tỷ đồng), Bắc Giang (858 tỷ đồng), Long An (737 tỷ đồng), Khánh Hòa (505 tỷ đồng).
Về kinh phí hỗ trợ, theo tính toán dự kiến ban đầu không bao gồm kinh phí do địa phương bố trí để hỗ trợ cho lao động tự do và một số đối tượng đặc thù, tổng kinh phí thực hiện gói hỗ trợ (gói 26 nghìn tỷ đồng) đến nay đạt 52,32% kế hoạch dự toán.
Theo Bộ LĐTBXH, về nhóm chính sách về bảo hiểm, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm là 5.438 tỷ đồng (tương đương 32,7% kế hoạch dự toán) hỗ trợ cho 375.857 đơn vị sử dụng lao động và gần 11,4 triệu người lao động. Cơ quan bảo hiểm xã hội đã rà soát và thông báo cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với 11.238.000 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022 với tổng số tiền (tạm tính) khoảng 4.322 tỷ đồng.
Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đã được thực hiện tại 58/63 tỉnh, thành phố với tổng số 844 đơn vị sử dụng lao động và 160.005 người lao động, tổng kinh phí 1.112,4 tỷ đồng. Các địa phương chưa có đối tượng hỗ trợ là: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Đăk Nông và Kon Tum.
Cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 4.644 lao động tại 45 đơn vị sử dụng lao động để làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề. Tại 8 tỉnh, thành phố, 13 đơn vị sử dụng lao động được phê duyệt hỗ trợ 4,33 tỷ đồng để đào tạo nghề, duy trì việc làm cho 1.252 người lao động.
Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã xác nhận danh sách cho gần 2,97 triệu người lao động của 70.515 đơn vị sử dụng lao động để đề nghị hưởng các chính sách hỗ trợ tại 63 tỉnh, thành phố.
Đối với nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền, tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bằng tiền là trên 25.751 tỷ đồng (tương đương 244% kế hoạch dự toán), hỗ trợ gần 15,88 triệu đối tượng. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, ngân sách nhà nước đã chi 14.916 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho trên 17,88 triệu đối tượng.
Trong số này, trên 1,2 triệu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ với tổng số tiền 4.240 tỷ đồng. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Hà Nội, Bắc Giang.
482.090 người lao động ngừng việc được hỗ trợ 634 tỷ đồng. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Đồng Nai, Bắc Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương.
2.640 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hỗ trợ gần 10,5 tỷ đồng. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Người lao động mang thai và 375.280 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đã được hỗ trợ bổ sung với mức 1 triệu đồng/người.
702.210 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 468,7 tỷ đồng. 52.880 trẻ em, 10 người cao tuổi và 4 người khuyết tật là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 1 triệu đồng/người. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Long An, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Giang, Nghệ An, Đồng Nai. Một số địa phương đã ban hành chính sách không thu tiền ăn của đối tượng F0, F1 tại các cơ sở cách ly, điều trị tập trung nên không báo cáo số liệu cụ thể về chính sách này.
1.602 đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV được hỗ trợ kinh phí 5,9 tỷ đồng. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Thái Nguyên.
14.695 hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ kinh phí 54,5 tỷ đồng. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Lâm Đồng.
252.375 hộ kinh doanh được hỗ trợ với kinh phí 714,7 tỷ đồng. Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Đồng Tháp.
Đáng chú ý, trên 14,89 triệu người lao động tự do và các đối tượng đặc thù đã được hỗ trợ với tổng kinh phí 19.568 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các công ty xổ số kiến thiết,... Các địa phương có số kinh phí hỗ trợ lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Cần Thơ, Trà Vinh. Một số địa phương chưa có số liệu báo cáo hỗ trợ lao động tự do và đối tượng đặc thù: Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.
Đối với nhóm chính sách cho vay vốn, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đã phê duyệt hồ sơ cho 2.485 lượt người sử dụng lao động vay vốn trên 2.325 tỷ đồng để trả lương cho 605.711 lượt người lao động. Đã giải ngân 2.315 tỷ đồng (tương đương 31% kế hoạch dự toán) hỗ trợ 2.474 lượt người sử dụng lao động để trả lương cho 603.050 lượt người lao động.
Trong tổng số người sử dụng lao động (NSDLĐ) được hỗ trợ vay vốn, số đơn vị sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc chiếm 58,4%; số NSDLĐ vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất sau khi tạm dừng hoạt động chiếm 28,3%; số NSDLĐ vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên chiếm 13,3%.
Một số địa phương có tổng kinh phí giải ngân cao là Bắc Giang (382,9 tỷ đồng), Thành phố Hồ Chí Minh (379,2 tỷ đồng), Đồng Nai (359,2 tỷ đồng), Bình Dương (219,7 tỷ đồng), Hà Nội (162,2 tỷ đồng), Cần Thơ (118,1 tỷ đồng), Bắc Ninh (114,4 tỷ đồng).
Đối với việc triển khai Nghị quyết số 116 và Quyết định 28, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, về cơ bản đã hoàn thành xong việc xác định số giảm đóng cho 363.600 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,68 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm đóng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) khoảng 7.595 tỷ đồng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã rà soát và gửi danh sách người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đến 364.875 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 12.165.786 lao động thuộc diện được hỗ trợ. Có 351.566 đơn vị đã gửi danh sách xác nhận hưởng hỗ trợ cho 12.105.125 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Số người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đề nghị hỗ trợ là 1.636.875 người. Có 28.827 người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 12.800.278 lao động (gồm 11.709.841 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 1.090.437 người đã dừng tham gia) với số tiền hỗ trợ 30.323 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 30.069 tỷ đồng cho 12.698.562 người lao động, trong đó đại đa số là chi trả qua tài khoản cá nhân.
Theo Bộ LĐTBXH, một số chính sách an sinh xã hội khác cũng được triển khai hiệu quả như: Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 46 tỉnh, thành phố hỗ trợ 14,68 tỷ đồng cho 3.321 trẻ em, gồm 2.840 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em - số tiền 14,2 tỷ đồng) và 481 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức 1 triệu đồng/trẻ em - số tiền 481 triệu đồng).
Tính đến tháng 11/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp 6.343,095 tấn gạo hỗ trợ 422.873 người (115.538 hộ) thiếu đói dịp giáp hạt; hỗ trợ 739,86 tấn gạo cứu đói cho 12.957 hộ với 49.324 nhân khẩu thiếu đói do thiếu đất lúa sản xuất vụ Hè Thu năm 2021. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất cấp hơn 141.971 tấn gạo hỗ trợ cho 9.464.746 người (2.412.311 hộ) thiếu đói do đại dịch COVID-19.
Hỗ trợ lao động thất nghiệp tại hòa nhập thị trường lao động Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, qua 11 tháng năm 2021, số lượng lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thành phố là trên 60.600 người, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lao động đến khai thông tin tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà...