Hà Nội: Khốn khổ vì bị kiến ba khoang “tấn công”
Khoảng hai, ba tuần gần đây, kiến ba khoang lại xuất hiện và “tấn công” khá ồ ạt vào các nhà dân ở Hà Nội, đặc biệt là các khu chung cư cao tầng.
Kiến ba khoang: Ảnh minh họa: Internet
Kiến ba khoang loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen – vàng cam xen kẽ. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau như: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt.
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm.
“Bỗng dưng” bị kiến đốt
Sáng 31/3, chị Hiếu, 40 tuổi ở khu chung cư Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đến BV Mắt T.Ư xếp hàng từ sớm để được khám mắt.
Chỉ vào một bên mắt sưng phồng, đỏ mọng, chị kể “nhà tôi ở tầng 8 của chung cư, hai tuần gần đây kiến ba khoang vào nhà nhiều vô kể, nhất là vào buổi tối.
Mới cách đây 5 ngày đã bị kiến đốt vào môi, sưng vều chưa khỏi thì đêm qua nằm ngủ, bị kiến bò lên mắt. Theo phản xạ tôi lấy tay gạt ra thì thấy mắt bỏng rát. Vội vàng dậy lấy nước lạnh chườm nhưng sáng dậy thì một bên mắt đã sưng húp, không thể mở được”.
Video đang HOT
Cùng cảnh ngộ với chị Hiếu là anh Dương, 38 tuổi ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, bế con trai 2 tuổi đến khám tại BV Da liễu. Theo lời anh thì dù nhà đã quán triệt việc “kín cổng cao tường”, đóng tất cả cửa sổ, cửa ra vào khi thấy kiến ba khoang xuất hiện ở khu nhà, nhưng không hiểu sao kiến vẫn vào được nhà. Kết quả là cả hai bố con anh đều bị kiến đốt, bố thì bị một vệt dài đỏ mọng từ cằm xuống cổ, con thì hai bên đùi cũng sưng phồng, nổi mẩn đỏ dày đặc.
Vết loét trên da do bị dính nọc kiến ba khoang. Ảnh: Internet
Tuyệt đối không đập, giết kiến tránh chất độc dính lên da
Theo các nhà khoa học, trên cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại.
Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít. Vị trí hay gặp ở vùng hở như: cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở thân mình vùng kín do kiến bám vào quần áo, khi mặc chúng tiếp xúc trực tiếp vào da.
Tùy vào vị trí tiếp xúc mà có thể bị một hay nhiều tổn thương cùng lúc, bị đối xứng, bị nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Tính chất của thương tổn là những ban đỏ, mụn nước, mụn mủ, trợt loét nông trên da cũng giống như viêm da do ấu trùng bướm nhưng ở cấp độ nặng hơn, có thể bị nhiều tổn thương trên da.
Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa lớn đầu mùa. Chúng thường sống trong ruộng lúa, ăn rầy nâu và rất thích ánh sáng đèn nên thường vào đèn chung với rầy nâu ở những nơi có nhiều ruộng lúa bao quanh.
Biện pháp phòng trị tốt nhất là tránh nơi có đèn sáng quá; rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố (nhất là ở mắt), bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo BS Nguyễn Văn Hưng, BV Da liễu, khi bị kiến ba khoang đốt, tốt nhất người dân nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa về da liễu để điều trị, tránh để xảy ra bị nhiễm trùng.
Đặc biệt, nếu thấy kiến bò trên da người thì không nên đập giết chúng để hạn chế chất độc lan rộng. Người dân cần thổi nhẹ để kiến bay xuống đất và loại bỏ côn trùng này bằng cách dùng giấy ăn, găng tay.
Nếu vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang thì nên rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối loãng. Không rửa bằng nước xà phòng vì sẽ làm tăng kích ứng. Tuyệt đối không được gãi hay chà xát mạnh vùng da bị tổn thương, sau đó bôi bằng hồ nước để làm dịu, mát chỗ tổn thương. Việc điều trị viêm da do kiến khoang không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát và loét.
Nếu thấy da bị phồng rộp, bỏng, rát thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS Hưng cũng khuyến cáo, người dân cần lưu ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, ngủ nằm màn, tắt bớt đèn điện không cần thiết vào buổi tối, có thể trồng những cây có tác dụng đuổi côn trùng như sả, dạ hương quanh khu vực sinh sống.
Theo_Giáo dục thời đại
Dân khốn khổ vì trại heo bốc mùi hôi thối
Từ nhiều năm nay, người dân tại ấp 18 gia đình, xã Bảo Quang, TX.Long Khánh (Đồng Nai) phải sống trong khổ sở bởi mùi hôi thối và ô nhiễm do trại heo Kim Long gây ra.
Cơ sở chăn nuôi heo Kim Long bốc mùi hôi thối đã ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân - Bạch Long
"Thối chịu không nổi "
Chị H., một người dân sống cạnh trại heo bức xúc nói: "Cứ tầm sáng sớm hoặc gần trưa là mùi hôi từ trại heo bốc lên thối không chịu nổi, nhất là những ngày mưa, mùi phân heo càng nồng nặc. Ngồi ăn cơm mà ruồi bu đen bát, nhà nóng nực cũng không dám mở cửa vì mùi thối bay vào. Nhiều lúc tôi khóc than đòi chồng chuyển nhà đi chỗ khác vì mùi hôi thối chịu hết nổi".
Chị H. cho hay, nguồn nước xung quanh trại heo cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước giếng khoan bơm lên bị đen thùi lùi, bốc mùi nồng nặc, để khoảng một giờ cho lắng váng xuống cũng không dùng được. "Người dân bức xúc đã làm đơn, phản ánh trong các cuộc họp nhưng chưa thấy trại heo di dời", chị H. bức xúc.
Không chỉ ảnh hưởng đến khu dân cư, cách trại heo chưa đến 100m là một điểm trường mẫu giáo và trường tiểu học Nguyễn Huệ (phân hiệu 18 gia đình). Do trường nằm ở vị trí cuối hướng gió nên mùi phân heo ảnh hưởng nặng nề nhất. Mấy năm qua, các em học sinh ở đây phải "gồng mình" chịu đựng, học tập và sinh hoạt trong môi trường hôi thối của trại heo. Một giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Huệ ngao ngán kể: "Nhiều giáo viên ở phân hiệu khác về đây "thán phục" sức chịu đựng của các cô giáo ở phân hiệu 18 gia đình, bởi ngửi được "cái mùi đó" thì đúng là giỏi quá rồi".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn xã Bảo Quang có rất nhiều trại heo. Một số trại heo đã được đưa vào vùng chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư. Hiện chỉ còn trại heo Kim Long do bà Phạm Thị Thơm (làm chủ) có quy mô lớn nhất trong khu dân cư.
Sẽ di dời vào cuối năm 2015?
Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Uyên Quyên, Phó Chủ tịch xã Bảo Quang cho hay, trong xã có nhiều trại heo nhưng đều nằm xa khu dân cư. Số lượng những trại heo này cũng khá ít nên không ảnh hưởng gì đến người dân. Chỉ có duy nhất trại heo của bà Thơm ở trong khu dân cư từ hơn 10 năm nay.
Theo Phòng TN-MT TX.Long Khánh, cơ sở chăn nuôi heo Kim Long có quy mô khoảng 5.500 con. Trong quá trình hoạt động có phát sinh mùi hôi ra môi trường xung quanh. Qua kiểm tra, UBND thị xã đã yêu cầu cơ sở này thực hiện các biện pháp khắc phục, đồng thời yêu cầu cơ sở này phải di dời trước ngày 31.12.2015. Hiện nay, bà Thơm đang triển khai xây dựng chuồng trại trên diện tích 5.000m2 tại khu vực ấp Thọ An, xã Bảo Quang (nằm trong khu quy hoạch phát triển chăn nuôi với tổng diện tích 70ha đã được UBND tỉnh phê duyệt).
Cũng theo Phòng TN-MT, UBND TX.Long Khánh đã triển khai kế hoạch di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung từ năm 2005, dự kiến kết thúc lộ trình vào cuối 2015. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn một vài cơ sở chăn nuôi sẽ di dời dứt điểm vào cuối năm nay theo kế hoạch. Sau khi các trại heo di dời, chủ cơ sở bắt buộc phải thực hiện việc khắc phục hậu quả do ô nhiễm, suy thoái môi trường (nếu có) theo quy định.
Bạch Long
Theo Thanhnien
Kiến ba khoang tấn công, người dân hoang mang, lo lắng Trước sự xuất hiện và tấn công người của kiến ba khoang, nhiều người dân tỏ ra hoang mang, lo lắng, nhất là các gia đình có con nhỏ. Sợ hãi là tâm trạng chung của nhiều người dân ở TP Vinh (Nghệ An) trong thời gian gần đây khi nói đến kiến ba khoang. Sau gần một tuần tạm yên, kiến ba...