Hà Nội khởi công nhà ở xã hội đầu tiên được vay trong gói 30.000 tỷ
Hôm nay, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội chủ trì lễ động thổ khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm. Đây là dự án đầu tiên tại Hà Nội được rót vốn trong gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội, có giá bán dưới 12 triệu đồng/m2.
Dự án Khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm là dự án thuộc quỹ đất 20% của thành phố Hà Nội có diện tích 2,2ha trong tổng số 49ha của Dự án Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, có tổng số 9 tòa nhà chung cư, dự kiến tổng mức đầu tư gần 710 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong năm 2015, cung cấp 1.037 căn hộ cho thị trường.
Khu nhà ở Tây Nam Linh Đàm là dự án nhà ở xã hội được xây dựng có lợi thế về hạ tầng xã hội đồng bộ. (ảnh phối cảnh)
Đáng nói là dự án nằm trong tổng thể Dự án Khu đô thị mới kiểu mẫu Linh Đàm nên được sở hữu các công trình hạ tầng xã hội đồng bộ như: trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, văn hoá, câu lạc bộ, thư viện, vườn hoa, cây xanh, bãi đỗ xe…. Chính vì vậy, cán bộ công nhân viên chức và người thu nhập thấp sở hữu nhà ở xã hội sẽ có điều kiện sống ổn định tại đây.
Video đang HOT
Dự án Khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm cũng là dự án đầu tiên tại Hà Nội được rót vốn trong gói 3.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội của ngân hàng dành cho Tổng công ty đầu tư nhà và phát triển đô thị (HUD) để triển khai xây dựng và hoàn thành khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: các dự án nhà ở xã hội, trong đó có dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm đều sẽ bị khống chế giá bán dưới 12 triệu đồng/m2.
Trước đó, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội đã ký kết Chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
Theo đó, giai đoạn 2011- 2015, thành phố Hà Nội phấn đấu thực hiện xây dựng tối thiểu đạt khoảng 4.700.000 m2 sàn nhà ở xã hội (mỗi năm khoảng 940.000 m2 sàn). Trong đó, nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người thu nhập thấp tại đô thị là 1.100.000 m2 sàn, đáp ứng 15.500 căn hộ; Nhà ở phục vụ tái định cư là 1.600.000 m2 sàn, đáp ứng 20.000 căn hộ.
Trong trường hợp điều kiện kinh tế-xã hội phát triển thuận lợi, các chỉ tiêu trên sẽ được điều chỉnh tăng thêm nhằm phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng mỗi năm đạt 2.000.000 m2 sàn nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Theo Dantri
Quy hoạch Hà Nội còn "nham nhở"
Theo đánh giá của Đoàn giám sát HĐND Hà Nội, chất lượng một số đồ án quy hoạch chi tiết của thành phố còn chưa bảo đảm dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, thậm chí điều chỉnh nhiều lần. Có quy hoạch chưa thực hiện đã điều chỉnh do thiếu tính khả thi.
Trong 5 năm (từ 2008 đến 2012) có 82 đồ án quy hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và 122 đồ án được điều chỉnh. Việc công khai quy hoạch đã được chú trọng, tạo điều kiện để người dân tìm hiểu, thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch. Những hạn chế, thiếu sót trong quá trình quản lý và quy hoạch xây dựng tại Hà Nội cũng được Đoàn giám sát chỉ ra.
Chất lượng một số đồ án quy hoạch chi tiết của Hà Nội còn chưa đảm bảo
Cụ thể, đánh giá của Đoàn giám sát chỉ rõ khu đô thị Nam Trung Yên trải qua 8 lần điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhưng vẫn chưa thể hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, một số công trình dịch vụ, công cộng và xã hội hóa cũng chưa được triển khai. Còn khu đô thị Linh Đàm người dân đã vào ở từ hơn 10 năm nay nhưng hầu hết các dự án chỉnh trang, hệ thống cây xanh vẫn đang triển khai...
Theo Đoàn giám sát, các khu đô thị, khu nhà ở mới khi điều chỉnh quy hoạch đều xin tăng chiều cao công trình, tăng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chuyển chức năng sử dụng đất cây xanh, công trình công cộng sang nhà ở... Sự điều chỉnh này nhằm tăng thêm lợi nhuận từ dự án nhưng lại gia tăng áp lực dân số lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực.
Ngoài ra, Đoàn giám sát chỉ rõ công tác thanh tra, kiểm tra xung quanh quản lý và thực hiện quy hoạch còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý sai phạm còn hạn chế, khắc phục hậu quả chậm. Việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật, quản lý xây dựng giữa một số dự án khu đô thị, khu nhà ở mới với khu dân cư liền kề hoặc giữa các dự án khu đô thị, khu nhà giáp ranh, liền kề còn bất cập, thiếu đồng bộ, gây bức xúc và khó khăn cho người dân.
Qua giám sát, HĐND Hà Nội đưa ra một số kiến nghị nhằm siết lại công tác quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng tại Hà Nội. HĐND Hà Nội đề nghị khẩn trương thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị trên địa bàn, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm. HĐND thành phố yêu cầu nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ và phải có phân kỳ đầu tư thực hiện quy hoạch, không giao chủ đầu tư đồng loạt như vừa qua.
Theo Dantri
Bộ GTVT ra "tối hậu thư" đề nghị Hà Nội dẹp bỏ tình trạng "xẻ thịt" gầm cầu Sau chuyến thị sát tình trạng "xẻ thịt" gầm cầu, gầm đường cao tốc trên địa bàn TP. Hà Nội của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), lãnh đạo Bộ GTVT chính thức có văn bản yêu cầu TP. Hà Nội tăng cường quản lý, dẹp bỏ việc "xẻ thịt" sai quy định. Liên quan đến loạt bài phản ánh tình...