Hà Nội huy động 52 nghìn người ứng trực các trận siêu bão
Để ứng phó với các trận siêu bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Thủ đô, ngoài sử dụng tối đa trang thiết bị, UBND TP Hà Nội còn dự kiến huy động từ 50 đến 52 nghìn người tham gia ứng trực thường xuyên.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định số 3358 về phương án phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế đến thiệt hại mức thấp nhất về người, tài sản và các công trình trọng yếu.
Theo đó, Hà Nội đưa ra hai tình huống giả định các cấp độ bão có thể gây thiệt hại ở mức độ khác nhau. Với tình huống một, bão mạnh, siêu bão (bão mạnh cấp 11, cấp 12, trên cấp 12; giật cấp 13, 14, trên cấp 14) làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện và sức phá hại cực kỳ lớn.
Hà Nội vừa trải qua trận giông lốc lịch sử làm 2 người chết, 1.300 cây cổ thụ bị đổ gãy
Tình huống hai, bão mạnh, rất mạnh (bão mạnh cấp 11, cấp 12, trên cấp 12; giật cấp 13, cấp 14) kèm theo mưa to kéo dài từ 2 đến 3 ngày với tổng lượng mưa trên 500mm, gây ngập lụt trên diện rộng và làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, với sức phá hại cực kỳ lớn.
Video đang HOT
Với các tình huống trên, đài truyền hình, truyền thanh, phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn sẽ tăng cường thời lượng đưa tin, cảnh báo, lưu ý cho người dân, các cơ quan, đơn vị về cường độ, sức tàn phá của bão để mọi người dân nâng cao mức độ cảnh giác.
Về lực lượng ứng phó với bão mạnh, siêu mạnh, Hà Nội dự kiến huy động từ 50 đến 52 nghìn người của các sở ngành, UBND quận huyện tham gia khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố.
Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.
Còn phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ngành, đơn vị thành phố và tại chỗ của các quận, huyện, thị xã.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội: Vẫn ngổn ngang sau cơn giông lịch sử
Đã 10 ngày trôi qua, nhiều đoạn đường trên phố Thái Hà vẫn tan hoang như sau bão với những gốc cây, thân cây ngổn ngang, cản trở giao thông.
Cạnh một điểm xe buýt, gốc cây, thân cây chằng chịt dây điện nằm ngổn ngang trên vỉa hè. Nhiều người dân sinh sống ở trên phố Thái Hà không lý giải được tại sao những gốc cây, thân cây vẫn còn nằm ở đây, dù cơn giông đã qua đi được 10 ngày.
Trên một số tuyến phố như Láng Hạ, Kim Mã, vẫn còn một số địa điểm tương tự như thế này.
Người dân phải tự thu gom, dọn dẹp để tiện việc làm ăn, buôn bán.
Hình ảnh ghi nhận trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Cơn bão mạnh cấp 14 có xu hướng tiến vào Biển Đông Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ, một cơn bão mạnh có tên quốc tế là Noul đang hoạt động cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 730km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 14; có xu hướng tiến vào Bắc Biển Đông. Dự báo hướng đi của bão Noul (ảnh TTDBKTTVTƯ) Theo đó, hồi 20h tối...