Hà Nội hướng đến thành phố du lịch văn minh, nói không với thịt chó, mèo
“Chúng tôi khuyến khích Hà Nội sẽ tiếp bước Hội An bắt tay thực hiện các bước cụ thể để chấm dứt vấn nạn buôn bán thịt chó, mèo”…
Thành phố Hà Nội và Hội An đều được đánh giá là điểm đến thân thiện và mến khách, là nơi du khách trong nước và quốc tế mong muốn tìm đến.
Cách đây gần một năm, Hội An đã ký thỏa thuận hợp tác nói không với việc tiêu thụ thịt chó, mèo.
Vậy với Hà Nội – thành phố vì hòa bình, nơi thu hút hàng triệu du khách, vấn nạn này xem ra cũng đến lúc cần chung tay loại bỏ.
Việc tiêu thụ thịt chó, mèo đã gây những phản cảm nhất định trong mắt du khách, nhất là du khách quốc tế.
Trên thực tế, việc tiêu thụ thịt chó, mèo đã gây những phản cảm nhất định trong mắt du khách, nhất là du khách quốc tế. Chưa kể, một phần nguy cơ mắc bệnh dại cũng đến từ việc buôn bán, giết mổ chó, mèo. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm, trên thế giới có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại và hơn 10 triệu người cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Tại Việt Nam, theo thống kê của các cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm ghi nhận 75 trường hợp tử vong do bệnh dại, và khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn cần điều trị dự phòng bằng vaccine dại, với kinh phí ước tính lên đến hơn 300 tỷ đồng/năm.
Từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo để tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm (dại, xoắn khuẩn, tả…) cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho du khách và người dân.
Anh Lê Quý Dũng, 45 tuổi, sống quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, chia sẻ: “Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng nhậu thịt chó mèo cùng bạn bè. Nhưng hiện tại các tụ điểm thịt chó còn rất ít. Theo tôi, con người ngày càng văn minh hơn, bắt nhịp với xu hướng phát triển hiện đại; thì việc ăn thịt chó mèo cũng sẽ giảm đi. Trong khi các cơ sở thịt chó mèo thường bẩn thỉu, thiếu vệ sinh, bản thân thực phẩm lại không được kiểm định, không những tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh mà còn làm mất hình ảnh đẹp của Thủ đô trong mắt du khách nước ngoài”.
Liên quan đến việc giám sát bệnh dịch từ động vật sang người, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội, cho biết: “Để hạn chế và kiểm soát được những bệnh lây truyền từ động vật sang người, cần phải có những biện pháp cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng như chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ… trong việc tổ chức thực hiện. Luật thú y số 79/2015/QH13 là một trong những văn bản pháp luật cao nhất hiện tại quy định vấn đề này. Trong Điều 16 quy định rõ việc giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế – xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh lây truyền giữa động vật và người”.
Như đã nhắc tới ở đầu bài viết này, tháng 12/2022, UBND thành phố Hội An (Quảng Nam) đã ký thỏa thuận hợp cam kết không tiêu thụ thịt chó, mèo với FOUR PAWS – tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu.
Video đang HOT
Thỏa thuận này không những hướng đến phúc lợi động vật, mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây có thể được coi là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi vật nuôi thông qua các chương trình tiêm chủng và loại trừ bệnh dại, giúp ngăn bệnh dịch bùng phát; đồng thời, xây dựng Hội An là thành phố du lịch thân thiện, không tiêu thụ thịt chó, mèo.
Anh Rory Fridger, khách du lịch đến từ Đan Mạch, cho biết: “Đây là lần thứ hai tôi đến Hà Nội. Tôi rất yêu mến con người nơi đây, luôn hiền hòa thân thiện. Sáng sáng đi bộ quanh Hồ Gươm tôi được ngắm nhìn người dân, các cụ già, gia đình, em nhỏ vui đùa, rất nhiều người đi cùng thú cưng, đó là một hình ảnh sẽ lưu lại trong tôi rất lâu. Tuy nhiên, có một lần tôi đi qua quán thịt chó, chứng kiến những con chó được đem ra làm thịt ngay cạnh lề đường một cách phản cảm và mất vệ sinh… Tôi nghĩ đây chỉ là thiểu số, tôi tin thói quen ăn thịt chó sẽ được người dân yêu hòa bình nơi đây loại bỏ nhanh chóng. Mong Hà Nội sẽ sớm nói không với thịt chó mèo như Hội An”.
Từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo để tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm (dại, xoắn khuẩn, tả…) cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho du khách và người dân.
Theo một cuộc khảo sát của FOUR PAWS vào năm 2021, đa số người dân mong muốn Chính phủ cùng chung tay hành động chấm dứt vấn nạn giết mổ, buôn bán và tiêu thụ chó, mèo. Trong đó, có tới 91% người tham gia khảo sát cho rằng nên đưa ra khuyến nghị cấm, hoặc không khuyến khích việc buôn bán thịt chó, mèo; và 88% người Việt Nam ủng hộ việc cấm nạn buôn bán này.
Để xây dựng một thành phố hòa bình, thân thiện, các công ty lữ hành cũng góp phần không nhỏ cùng chiến dịch chấm dứt vấn nạn buôn bán tiêu thụ thịt chó mèo. Hiện đã có hơn 80 cam kết của các công ty lữ hành chung tay cùng với chiến dịch. Điều này cho thấy mong muốn chấm dứt vấn nạn này là của đông đảo tầng lớp công chúng.
Bà Vũ Hương Giang – Điều phối viên Bền vững của công ty du lịch Easia Travel VN, chia sẻ: “Trong quá trình làm việc với khách du lịch, bản thân tôi và đồng nghiệp cũng đã không ít lần phải đối diện với câu hỏi của khách hàng về việc ăn thịt chó, mèo tại Việt Nam. Câu hỏi này thực sự làm chúng tôi rất bối rối và khó giải đáp. Khi được biết tới FOUR PAWS và những hoạt động tích cực bảo vệ động vật, chúng tôi thực sự rất ấn tượng và đánh giá cao mục tiêu và tầm nhìn của các bạn. Hội An tiên phong nói không với việc buôn bán thịt chó, mèo vào tháng 12/2021 là một minh chứng cho tất cả những nỗ lực của FOUR PAWS”.
Trước đó, thành phố Siem Reap – Campuchia, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới, sau khi thảo luận với FOUR PAWS, cũng có quyết định cấm buôn bán thịt chó, mèo vào năm 2020, và đang tiến hành thực thi lệnh cấm ở bước tiếp theo.
Ký tên ủng hộ chiến dịch “Đây không phải là Việt Nam – This is not Vietnam”.
Bà Ninh Thị Phương Thảo – Điều phối viên chương trình Chấm dứt buôn bán thịt chó và mèo tại Việt Nam của FOUR PAWS, cho biết: “Chúng tôi khuyến khích Hà Nội sẽ tiếp bước Hội An bắt tay thực hiện các bước cụ thể để chấm dứt vấn nạn buôn bán thịt chó, mèo, và sẽ có những bước tích cực để thành công như thành phố Siem Reap ở Campuchia”.
Hiện tại, Four Paws đang hợp tác chặt chẽ với lãnh đạo thành phố Hội An để giúp đẩy mạnh tiến độ giải quyết triệt để vấn đề tiêu thụ thịt chó, mèo; đồng thời, đã phát động một chiến dịch khách du lịch viết thư gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, bày tỏ mối quan ngại về việc tiêu thụ chó, mèo. Điều đáng mừng là chỉ sau vài tuần phát động, đã có hàng ngàn thư được gửi đi. Đây là những sự ủng hộ mạnh mẽ để tiến tới chấm dứt vấn nạn này vì lợi ích của ngành du lịch và sự phát triển của xã hội.
Để tiến tới một Việt Nam thân thiện không thịt chó, mèo và bảo vệ phúc lợi vật nuôi, ngày 8/12 tới đây, FOUR PAWS sẽ tổ chức buổi đối thoại với các bên hữu quan để thảo luận về các giải pháp cho vấn đề này.
Gần 600 đội bắt chó thả rông ở Hà Nội hoạt động thế nào?
Mỗi đội bắt chó thả rông sẽ gồm 6-8 cán bộ của phường, tần suất hoạt động 1-2 lần/tuần nhưng không có lịch cố định nhằm phát hiện, xử lý những tình huống vi phạm của chủ vật nuôi.
Dù đã thuê một căn nhà có cổng hướng ra đường lớn, trong một năm qua, chị Nguyễn Thị Hà (24 tuổi, sống tại Đống Đa, Hà Nội) chọn đi làm qua một con ngõ nhỏ bên cạnh nhà vì sợ chó.
Ngay đầu ngõ nhà Hà là một cửa hàng sửa xe và một hàng ăn. Hai người chủ của cơ sở này nuôi tổng cộng 4 con chó ta to lớn, chúng thường lang thang ở ngoài đường mà không có rọ mõm.
"Một lần, mình bị một trong 4 con đuổi theo ra đến tận đường lớn và phải cố phóng xe thật nhanh để thoát thân. Từ đó mình chọn con ngõ bên cạnh để đi làm, vòng vèo hơn chút nhưng an toàn", Hà kể lại.
Khi nghe về kế hoạch Hà Nội lập đội bắt chó thả rông ở các quận, huyện, Hà cho biết ủng hộ kế hoạch này nhưng băn khoăn không biết các đội này có thể xử lý triệt để tình trạng chó không đeo rọ mõm trong các khu dân cư như nơi Hà đang ở hay không.
Theo kế hoạch UBND Hà Nội vừa ban hành, trong giai đoạn 2022-2030, thành phố sẽ triển khai mô hình bắt chó, mèo thả rông đến 579 xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện của thành phố. Trước mắt, từ nay đến năm 2023, đội bắt chó thả rông sẽ được thành lập ở 175 phường thuộc 12 quận nội thành.
Nhiều khó khăn
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho biết kế hoạch trên được thực hiện theo chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2022-2030.
Theo ông Sơn, mặc dù chưa có quy định cụ thể và chính thức, lực lượng tham gia đội bắt chó thả rông thường sẽ gồm 6-8 người, bao gồm các thành phần bảo vệ tổ dân phố, dân quân, công an, y tế, nhân viên thú y, cán bộ chuyên trách...
Tần suất các đội hoạt động là khoảng 1-2 lần/tuần nhưng không có lịch cố định. Việc này nhằm tăng tính đột xuất để phát hiện, xử lý các vi phạm của chủ vật nuôi bao gồm không rọ mõm cho vật nuôi, không xích chó khi ra nơi công cộng, để chó vệ sinh bừa bãi và cắn người...
"Mục tiêu khi thành lập các đội bắt chó thả rông nhằm tuyên truyền các quy định của pháp luật đến chủ nuôi chó, mèo; ngăn chó dữ tấn công người, đồng thời xử phạt chủ vật nuôi nếu để chó ra đường không rọ mõm, phóng uế bừa bãi...", ông Sơn nói.
Mô hình bắt chó thả rông từng được triển khai tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân vào cuối năm 2018. Ảnh: Q.A.
Theo đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, giai đoạn 2018-2019, nhiều quận nội thành từng triển khai mô hình các đội săn bắt chó thả rông và thu về kết quả tích cực. Người dân có ý thức hơn trong việc cho chó đeo rọ mõm và tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi.
Dù vậy, quá trình hoạt động, các đội gặp nhiều khó khăn như dụng cụ bắt chó chưa chuyên dụng, nhiều con chó to khi bị bắt đã gây thương tích cho tổ. Đồng thời, khi chưa xác minh được chủ của vật nuôi, phường sẽ phải quản lý cả việc nuôi nhốt, chăm sóc và thông báo để chủ nhân tới nhận chó.
Lý giải tình trạng nhiều người không cho chó đeo rọ mõm khi ra nơi công cộng, ông Sơn cho biết nguyên nhân khách quan đến từ việc nhiều con chó sẽ phản ứng nếu như bị đeo rọ, quấn xích. Còn nguyên nhân chủ quan là người nuôi không huấn luyện để con vật quen với việc đeo rọ mõm, cũng như không có ý thức về việc này.
Trước mắt, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, đồng thời bảo vệ vật nuôi của mình bằng các bước: khai báo về vật nuôi với chính quyền địa phương, tiêm vaccine phòng dại, con vật phải được đeo rọ mõm và có người dắt ở nơi công cộng.
Thiếu kinh phí
Trước đó, vào năm 2018-2019, nhiều phường thuộc các quận Thanh Xuân và Ba Đình đã triển khai thí điểm mô hình bắt chó thả rông. Chó lang thang, không rọ mõm, không có chủ đi cùng ở những nơi công cộng sẽ bị bắt và mang về phường. Sau 48 tiếng, nếu không có chủ đến nhận và nộp phạt, chúng sẽ bị tiêu hủy.
Sau khi vật nuôi bị bắt, chủ nhân phải đến nộp phạt với mức 600.000-800.000 đồng. Những chú chó chưa được kiểm dịch phải bắt buộc tiêm phòng dại rồi mới được trả về.
Dù nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân, sau một thời gian hoạt động, các mô hình này phải tạm dừng. Một cán bộ trạm y tế quận Thanh Xuân cho biết việc thực hiện mô hình còn gặp nhiều khó khăn khi ngân sách tại các địa phương không nhiều, không đủ hỗ trợ trang thiết bị đầy đủ cho đội săn bắt.
Trong thời gian nuôi nhốt để chờ chủ đến đón về, địa phương cũng gặp những bất cập trong việc chăm sóc con vật. Phường không có nơi nhốt, giữ chó chuyên dụng mà chủ yếu cho vào lồng, rọ nên khó đảm bảo điều kiện sống, đặc biệt với chó cảnh.
Như vậy, nếu muốn triển khai đồng bộ các đội bắt chó thả rông và đạt mục tiêu quản lý được trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2030, các phường, xã, thị trấn của Hà Nội cần đảm bảo được chi phí vận hành, cũng như đảm bảo an toàn cho các thành viên trong đội.
Ngày càng nhiều người dân kêu gọi chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo Tháng 12/2021, FOUR PAWS, tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu, đã gửi thư kêu gọi chấm dứt ngay nạn buôn bán thịt chó, mèo. Bức thư này hiện đã thu thập được 33.000 chữ ký ủng hộ của người Việt Nam và những người đang sinh sống tại Việt Nam, thông qua chiến dịch "Đây không phải là Việt Nam -...