Hà Nội: Họp chợ dưới chân tượng đài
Sân chơi dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ tối tối lại biến thành cái chợ bán gươm, kiếm, súng… bằng nhựa. Điều đáng nói là chợ này “họp” đủ 30 ngày/tháng, ngay trước cửa UBND TP Hà Nội mà không hề bị xử lý.
18h, khi ánh đèn bật sáng cũng là lúc “đội quân” hàng rong mang từng bao tải lớn nhỏ đựng đồ chơi bằng nhựa đủ loại đến dải xuống đất bầy bán.
Sau khi bỏ ra 50.000 đồng để mua cho con trai 1 chiếc… súng nhựa lắp pin có đèn nhấp nháy, anh Phạm Thành Nam (nhà ở phố Giảng Võ, Hà Nội) bức xúc: “Con mình khóc đòi mua khi thấy trẻ con nhà khác có. Dù biết là nguy hiểm nhưng mình phải chiều con vì có rất nhiều người phụ nữ mang bán các loại đồ chơi, họ vừa bầy bán vừa áp sát các cháu nhỏ để mời chào”.
Đến khoảng 21h thì đã có khoảng 50 “sạp” bán những đồ chơi ngồi la liệt chiếm gần hết sân chơi dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ.
Nhiều gia đình đưa con nhỏ ra đây chơi, hóng mát phải chen chân giữa những “sạp” hàng. “Tôi phải lắc đầu, mỏi miệng từ chối những lời mời mua đồ chơi của những người bán hàng nơi đây. Sao một điểm vui chơi ngay giữa trung tâm Hà Nội mà lại chở thành cái chợ bán đồ chơi, thậm chí là những đồ chơi bạo lực, không rõ nguồn gốc mà cơ quan chức năng lại không biết?”, chị Đào Thị Lan (Thanh Xuân – Hà Nội) phàn nàn.
Mỗi tối, khi ánh đèn vườn hoa dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ bật sáng cũng là lúc những người bán đồ chơi về đây tụ họp
Video đang HOT
Đến 21h mỗi tối “chợ” đã quy tụ gần 50 “sạp” hàng như thế này
Chèo kéo những em nhỏ đến vui chơi bằng đồ chơi bạo lực, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Chợ” họp từ nhiều tháng nay ngay giữa trung tâm Hà Nội, dưới chân tượng đài
Theo VietNamNet
Những gầm cầu nhếch nhác tại TP HCM
Tận dụng làm nơi họp chợ, chỗ ở cho những người vô gia cư thậm chí là để hút chích, đi vệ sinh, vận chuyển hàng hóa... những gầm cầu ở TP HCM đang trở thành lãnh địa của nhiều người.
Đại lộ Võ Văn Kiệt (Đại lộ Đông Tây) vốn là đại lộ đẹp nhất tại TP HCM. Tuy nhiên, do vị trí giao nhau giữa nhiều cầu bộ hành nên dưới các gầm cầu này luôn được dùng để buôn bán, họp chợ.
Gầm cầm Ông Lãnh, quận 1 lại trở thành nơi vận chuyển rau củ quả, cản trở phương tiện giao thông. Đây là cây cầu dài nhất bắc qua kênh Bến Nghé (đoạn qua cầu Chữ Y), giáp ranh giữa quận 1 và quận 4.
Cứ mỗi khi chiều đến, cầu Ông Lãnh thường xuất hiện những thanh niên tụ tập từng nhóm nhỏ để nhậu nhẹt, đánh bài... Theo phản ánh của nhiều người dân, đây còn là nơi "tập kết" của người nghiện ma túy.
Cầu Nguyễn Văn Cừ nối liền quận 4, 8 với trung tâm thành phố giờ thành chỗ ngủ của người vô gia cư.
Còn tại cầu Thủ Thiêm nối hai bờ sông Sài Gòn với quận 2, quận Bình Thạnh tới Khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm thành phố thành nơi ngắm cảnh của nhiều người. Từ đây, các dịch vụ buôn bán cũng ăn theo.
Chân cầu Thủ Thiêm, phía quận Bình Thạnh thành nơi tập kết rác.
Một số nơi thành nhà vệ sinh...
Cầu Nguyễn Tri Phương nối 2 bờ quận 5 và quận 8, bắc qua kênh Tàu Hủ được tận dụng làm nơi để xe rác và bán hàng rong.
Người chủ xe ba gác này vẫn ngủ say, bất chấp rác chất thành đống cạnh đó.
Theo VNExpress
Họp chợ trên đường tàu Mua bán thực phẩm, hoa quả ngay trên đường ray, có tàu đến thì chạy... là thực trạng tại đoạn đường sắt đi qua xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội). Đoạn đường sắt km13 024, tuyến Bắc Hồng - Văn Điển đi xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, đang tồn tại một chợ cóc. Sát chợ cóc này là chợ Cổ Nhuế....