Hà Nội: Hỗ trợ những quận, huyện cần ‘giải cứu’ nông sản
Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã tổng hợp nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ nông sản của thành phố.
Sở Công thương kiểm tra tình hình tiêu thụ nông sản tại huyện Mê Linh
Theo đó, Sở Công Thương đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã thống kê thông tin các vùng, hợp tác xã, hộ sản xuất, nuôi trồng sản phẩm nông sản thành phố Hà Nội (rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, trứng gia cầm…) đến thời điểm thu hoạch trong năm 2021 có khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cần được hỗ trợ kết nối, tiêu thụ (nếu cần thiết).
Bên cạnh đó, các đơn vị cử cán bộ đại diện làm đầu mối liên hệ trong công tác phối hợp cùng Sở Công Thương tổ chức giải pháp kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố.
Trước đó, lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội đã có buổi làm việc với huyện Mê Linh, quận Bắc Từ Liêm về việc ùn ứ nông sản.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, tính đến 25/2, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2021 trên địa bàn huyện khoảng 5.900ha. Trong đó, cây lúa là 3.800ha; cây rau các loại khoảng 355ha trồng tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Tiến Thắng…; hoa các loại khoảng 670ha, trồng tập trung tại các xã Mê Linh, Văn Khê…; cây trồng khác khoảng 1.100ha.
Ngoài ra, diện tích rau các loại vụ đông năm 2020 đang trong giai đoạn thu hoạch khoảng 700ha, sản lượng khoảng 14.500 tấn.
Thời điểm hiện tại, nông sản bà con tiêu thụ chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đến thời điểm này, toàn huyện còn khoảng 600 tấn củ cải cần tiêu thụ. Trước tình hình trên, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con nông dân và không có việc cần phải giải cứu.
Các hệ thống phân phối của Hà Nội nỗ lực hỗ trợ tiêu thụ nông sản từ Hải Dương
Ngày 21-2, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các hệ thống phân phối của Hà Nội đang nỗ lực hỗ trợ tỉnh Hải Dương và một số huyện ngoại thành Hà Nội tiêu thụ nông sản.
Riêng tỉnh Hải Dương, lượng nông sản tiêu thụ trung bình khoảng 100 tấn/tuần.
Người dân đến mua ủng hộ nông sản Hải Dương trưa 21-2 tại 38 Giải Phóng.
Hàng hóa và xe vận chuyển đều được kiểm dịch, phun khử khuẩn kỹ càng. Tuy nhiên, do việc kiểm soát về chất lượng sản phẩm cũng như phòng dịch đòi hỏi kỹ lưỡng nên tiến độ vận chuyển chậm.
Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp cùng Sở Công Thương Hải Dương kết nối giới thiệu 66 cơ sở thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội với các đơn vị sản xuất của tỉnh Hải Dương; có văn bản gửi Công an thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản của Hải Dương vào Hà Nội tiêu thụ.
"Bên cạnh các mặt hàng rau củ quả, hiện Hải Dương cũng đang tồn đọng lượng lớn gà, giá 47.000 đồng/kg. Ngành Công Thương Hà Nội đang liên hệ các cơ sở giết mổ tập trung, đề nghị chung tay để kiểm dịch, sơ chế, đóng gói và tiêu thụ. Đồng thời, vận động các cơ quan, công sở, đoàn hội, khu dân phố trên địa bàn mua ủng hộ bà con nông dân. Qua trao đổi, đã có một số cơ sở giết mổ lớn sẵn sàng hỗ trợ không lấy lãi", bà Trần Thị Phương Lan thông tin.
Về phía đơn vị phân phối, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông) cho biết, siêu thị đang phối hợp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hợp tác xã trong vùng dịch Covid-19, trong đó có tỉnh Hải Dương. Trước mắt, hệ thống Co.opmart dự kiến sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại 10 điểm do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ tại Hà Nội. Siêu thị đã làm việc với tỉnh Hải Dương để việc vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Một số sản phẩm nông sản của các tỉnh trong vùng dịch đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc sẽ được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị.
"Dự kiến, từ ngày 22-2, điểm bán đầu tiên sẽ được triển khai tại Liên minh Hợp tác xã Hà Nội. Do nông sản không bảo quản được lâu nên siêu thị sẽ tiêu thụ tại khu vực miền Bắc trước", bà Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ.
Tương tự, một số doanh nghiệp phân phối lớn cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương và các hộ sản xuất, kinh doanh, nông dân để thu mua, tiêu thụ.
Ngoài ra, trên các mạng xã hội, nhiều cá nhân, hội, nhóm cũng đã tham gia tiêu thụ nông sản cho Hải Dương và được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt tình. Trên Facebook của chị Phạm Minh Thắm, chỉ trong một ngày kêu gọi "Xin hãy chung tay cùng người Hải Dương", nhóm của chị đã có hàng nghìn đơn hàng với tổng số lên tới hàng trăm tấn ổi, su hào, cà rốt, súp lơ, bắp cải, cà chua... Nông sản sẽ được một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu gom và đội xe của hợp tác xã hỗ trợ vận chuyển, bảo đảm quy trình khử khuẩn theo quy định của các chốt phòng dịch. Giá cả các mặt hàng khá rẻ: Ổi Thanh Hà 1 túi 10kg giá 50.000 đồng, su hào 40.000 đồng/1 túi 20 củ, bắp cải 35.000 đồng/1 túi 10kg, cà rốt 70.000 đồng/1 túi 10kg, cà chua 50.000 đồng/1 túi 10kg.
Trên địa bàn Hà Nội trong ngày 21-2 cũng xuất hiện một số điểm bán nông sản của nông dân tỉnh Hải Dương, được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt tình.
Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch COVID-19 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những chuyến hàng chở bắp cải của nông dân Hải Dương tập kết tại số 38 Giải Phóng. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN) Ngày 24/2, Văn phòng Chính...