Hà Nội hỗ trợ 100% trẻ em cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, đối tượng hưởng lợi từ đề án trên: Trẻ em sống trên địa bàn các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố. Thời gian thực hiện từ năm 2019 đến năm 2025. Phạm vi thực hiện tại 14 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố Hà Nội. Cụ thể: 7 xã của huyện Ba Vì (Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài), 1 xã của huyện Chương Mỹ (Trần Phú), 1 xã của huyện Mỹ Đức (An Phú), 2 xã của huyện Quốc Oai (Đông Xuân, Phú Mãn) và 3 xã của huyện Thạch Thất (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung). Đặc biệt quan tâm 4 xã thuộc khu vực II (xã có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) là: Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức).
Ảnh minh họa
Nội dung chính của kế hoạch này là đi đôi với hoạt động truyền thông, vận động xã hội; vận động, hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ nguồn lực, thành phố sẽ tập trung hỗ trợ các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi khám, chữa bệnh, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi, giải trí cho trẻ em; đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi; hỗ trợ pháp lý khi có nhu cầu. Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh của trạm y tế các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng điểm dịch vụ y tế thân thiện tại cộng đồng tạo cơ hội cho trẻ em được khám, điều trị bệnh đảm bảo chất lượng.
Quan tâm, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học. Hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị giảng dạy cho các trường để nâng cao chất lượng dạy và học tại các địa bàn còn khó khăn. Hỗ trợ trẻ em trong các gia đình nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số một số điều kiện cần thiết như sách vở, đồ dùng học tập, học bổng. Tổ chức các lớp dạy nghề, hướng nghiệp cho các em để các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; hỗ trợ kinh phí học nghề, tạo việc làm cho trẻ thuộc gia đình nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Quan tâm đầu tư các trang thiết bị vui chơi giải trí tại cộng đồng, trường học cho trẻ em tại các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi về thể thao cho trẻ em tại các điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa thôn, bản; tổ chức các lớp tập huấn, kỹ năng sống cho trẻ em về phòng, chống xâm hại, lạm dụng, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch này.
Với việc triển khai nhiều nội dung trên, thành phố đạt mục tiêu: Đảm bảo hỗ trợ cho 100% trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học được cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng thông qua tư vấn, khám chữa bệnh và hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ đồ ấm khi có nhu cầu. 100% trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; được truyền thông, tập huấn các nội dung về kỹ năng sống; phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng; được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
Theo PLXH
Để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng: cân nặng không phải là yếu tố duy nhất
Với trẻ đang trên đà phát triển, cân nặng chính là một trong những yếu tố mẹ dễ nhận thấy bằng mắt và dễ "định lượng" bằng những con số cụ thể...
Phải chăng chính điều ấy đã gây nên ngộ nhận: Trẻ béo là trẻ... khỏe?
Không chỉ là yếu tố dễ nhìn thấy đầu tiên, trên thực tế, nhiều mẹ còn chia sẻ: Những "bình luận" về cân nặng của trẻ là điều mẹ thường nghe nhất trong suốt quá trình nuôi dạy, chăm sóc con. Từ hàng xóm đến bạn bè, người thân, ngay khi gặp trẻ nhỏ, câu nhận xét đầu tiên thường là: "Ôi, xem cục cưng của bà bữa nay mũm mĩm chưa này!", "Trộm vía, cháu hay ăn chóng lớn, mẹ nuôi mát tay quá!", "Em xem có cần cho bé đi khám hay uống thêm thuốc gì không, sao thằng bé nhẹ cân thế nhỉ?".
Chị Thùy Liên (Quận Bình Thạnh) còn cho biết: "Ngay cả gửi con đi học mẫu giáo, mỗi ngày khi đón con, câu mình nghe thường xuyên nhất từ cô giáo cũng là, tháng này con chậm lên cân, cô sẽ chú ý cho bé ăn thêm, mẹ ở nhà cũng chú ý nhé vì bé nhẹ cân hơn các bạn khác... Dần dần, mình toàn chú ý đến cân nặng của con và cảm thấy như thể cả cô và mẹ đều đang hợp sức cùng... đua, để giúp bé tăng cân vậy!".
Quá nhiều người quan tâm đến cân nặng của trẻ vô tình đã tạo nên một ngộ nhận sai phổ biến trong cộng đồng các mẹ: Luôn cho rằng trẻ càng "tròn tròn", "mũm mĩm", "cân nặng vượt chuẩn" càng khỏe mạnh, đáng yêu. Khi thấy con tăng cân đều, mẹ rất an tâm. Ngược lại, chỉ cần nghe ai đó đánh giá bé gầy gầy, roi roi, mẹ đã áp lực như thể đang nuôi con chưa đúng cách, tìm đủ mọi phương pháp để con có thể ăn nhiều, chóng "béo khỏe béo đẹp" như... con nhà người ta!
Không ít bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ: Nhiều mẹ vừa đến khám đã hỏi xem có cách nào cho con chóng tăng cân để theo kịp các bạn cùng trang lứa, trong khi bác sĩ đã giải thích rằng nếu xét trên biểu đồ tăng trưởng thì trẻ đang phát triển hoàn toàn bình thường, cân nặng nằm trong chuẩn quy định. Việc cứ lấy sự tròn trịa, mập mạp của bé làm thước đo "tài nuôi con" của mẹ là một ngộ nhận và điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng toàn diện của trẻ, đồng thời khiến trẻ dễ gặp phải những vấn đề tâm lý (khi mẹ cứ "ép ăn").
Có một thực tế đáng lo ngại là tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em từ tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo kết quả điều tra mới nhất về tình trạng trẻ thừa cân béo phì, tỷ lệ trẻ béo phì ở khu vực nội thành TP.HCM hiện nay trên 50%, tại Hà Nội khoảng 41%.
Tăng trưởng toàn diện cho trẻ: Cần hiểu đúng để xây dựng cho trẻ nền tảng tối ưu
Trên thực tế, để đánh giá một em bé có sự tăng trưởng toàn diện thì cân nặng không phải là yếu tố duy nhất giúp xác định điều này. Muốn biết một em bé có đang tăng trưởng toàn diện không, các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên 3 chỉ số cơ bản: chiều cao, cân nặng, sức đề kháng. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của trẻ em từ 0-5 tuổi. Theo đó, một tỷ lệ hợp lý giữa cân nặng và chiều cao cho thấy trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và đủ chất dinh dưỡng
Điều này đồng nghĩa với việc mẹ không nên chỉ chú trọng quá mức đến cân nặng mà bỏ quên chiều cao. Phát triển chiều cao chính là phát triển xương, và mẹ cần chú ý thêm rằng giai đoạn trẻ tăng trưởng xương, phát triển chiều cao tốt nhất là 5 năm đầu đời. Trong 5 năm đầu đời, trẻ có thể đạt đến 60% chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy, mẹ cần giúp trẻ tăng trưởng xương tối đa trước khi kết thúc giai đoạn vàng này.
Bên cạnh chiều cao và cân nặng, sự tăng trưởng toàn diện của trẻ còn đòi hỏi một hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp chống lại nhiễm trùng nói riêng cũng như các bệnh nói chung mà trẻ hay gặp phải. Một em bé có hệ miễn dịch kém sẽ rất dễ mắc phải các bệnh về hô hấp và tiêu hóa (cảm cúm, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa...). Điều đó cản trở trẻ hấp thu dưỡng chất từ các bữa ăn, đồng thời còn khiến trẻ mất đi nhiều cơ hội được vận động, vui chơi, học hỏi.
Bé có hệ miễn dịch phát triển tối ưu sẽ ít mắc bệnh hơn, nếu mắc cũng có sự hồi phục nhanh chóng hơn. Nhờ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, trẻ cũng sẵn sàng ăn nhiều nhóm thực phẩm đa dạng vì trẻ ngon miệng.
Tiến sĩ Li Fei, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Abbott Nutrition chia sẻ cùng các mẹ: "Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ có thể tăng trưởng khỏe mạnh và toàn diện. Khi được bổ sung đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết, trẻ sẽ đạt được cùng lúc cả 3 yếu tố: chiều cao, cân nặng, hệ miễn dịch phát triển tối ưu".
Để có thể giúp trẻ đạt được điều này, mẹ có thể tham khảo thêm tháp dinh dưỡng, theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhằm xác định các nhóm thực phẩm nào cần thiết cho con. Lưu ý rằng ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ cũng sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
"Ngoài ra, bổ sung dinh dưỡng đường uống kéo dài như sử dụng PediaSure cũng sẽ giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung. Đồng thời, việc bổ sung này hỗ trợ tăng tiêu thụ năng lượng và các dưỡng chất chủ yếu cần thiết cho sự tăng trưởng vốn thiếu ở nhiều trẻ em châu Á, như canxi, sắt, vitamin A và C. Trong khi đó, sử dụng PediaSure kéo dài không làm tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm thông thường hàng ngày", Tiến sĩ Li Fei cho biết thêm.
Rõ ràng, thay vì chỉ mong con "mũm mĩm", đã đến lúc mẹ cần giúp trẻ tăng trưởng một cách toàn diện, với việc tập trung phát triển cả 3 yếu tố chiều cao - cân nặng và sức đề kháng, từ đó trẻ bắt kịp tăng trưởng, giảm số ngày bệnh và ăn ngon miệng hơn, giúp bé có cơ hội học hỏi, phát triển khỏe mạnh và toàn diện lâu dài./.
Theo VOV
Thấp còi gây thiệt hại thế nào? Phó GS Trần Văn Cường - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đã nhấn mạnh: Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ thấp còi suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao. Trung bình cứ bốn trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thấp...