Hà Nội: Hộ nghèo được giảm giá 100% tiền nước sạch vì ảnh hưởng dịch Covid-19
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản thống nhất đề xuất của các đơn vị cấp nước về việc hỗ trợ để giảm giá cho một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Cụ thể, tại Văn bản số 4305/UBND-KT ngày 7/9/2020 về việc hỗ trợ để giảm giá nước sinh hoạt cho một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn TP do Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn ký nêu rõ: UBND TP Hà Nội thống nhất đề xuất của các đơn vị cấp nước về việc hỗ trợ để giảm giá cho một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể:
Hỗ trợ để giảm giá 100% cho một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gồm: Các cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn TP; Các hộ dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo quy định của TP) ở mức sinh hoạt 1 (tối đa 10m3/hộ gia đình).
Video đang HOT
Hộ nghèo và cận nghèo sẽ được giảm giá 100% nước sạch (ảnh minh họa)
Thời gian thực hiện: 3 tháng (tháng 4, 5, 6) và sẽ được hỗ trợ để giảm giá tương ứng tại các kỳ hóa đơn tiếp theo. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Các DN cấp nước tự đảm bảo, ngân sách không cấp bù.
Phương thức hỗ trợ: Các đơn vị cấp nước hỗ trợ để giảm giá trực tiếp cho đối tượng hỗ trợ thuộc phạm vi cấp nước của từng đơn vị. Đối với các đơn vị lưu thông mưa nước từ đơn vị cấp nguồn (Công ty CP nước mặt Sông Đa, Công ty CP nước mặt Sông Đuống…) thì chi phí sản xuất, lưu thông nước sạch cho sản lượng nước hỗ trợ được phân bổ cho cả đơn vị sản xuất và lưu thông theo nguyên tắc mỗi đơn vị tự cân đối phần chi phí thuộc đơn vị mình.
UBND thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị cấp nước tổ chức triển khai việc hỗ trợ để giảm giá 100% cho một số đối tượng được hỗ trợ, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch. UBND các quận, huyện, thị xã cung cấp danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các đơn vị cấp nước; tuyên truyền, khuyến khích các đơn vị cấp nước trên địa bàn triển khai thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, thành phố về việc hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội
Đồng thời, đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, thống nhất với Sở Y tế cung cấp danh sách các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở y tế khám chữa bệnh tập trung bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn TP cho các đơn vị cấp nước.
Quảng Nam: Người dân phấn khởi khi nhận tiền hỗ trợ
Thời điểm này, nhiều huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Nam đã thực hiện chi trả gói hỗ trợ an sinh đối với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.
Bà Đặng Thị Đậu (66 tuổi, trú thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã dùng xe đạp đi 2 km đến Bưu điện huyện để nhận tiền hỗ trợ. Bà Đậu cho biết, nguồn thu nhập chính của gia đình bà chủ yếu trông chờ vào mấy sào lúa và vài chục con gà đang nuôi thả vườn.
Bà Đậu chia sẻ: "Tôi là thương binh đã lớn tuổi nên làm việc đồng áng rất khó khăn. Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 cũng không thể đem gia cầm ra chợ bán được dẫn đến không có nguồn thu nhập cho gia đình. Nhưng rất may, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ an sinh đối với người dân bị ảnh hưởng dịch lần này, tôi được hỗ trợ 1,5 triệu đồng, qua đó tôi có tiền trang trải cuộc sống".
Còn bà Phạm Thị Kiệt (80 tuổi, trú xã Cẩm Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cho biết: "Tôi đi nhận tiền hỗ trợ cho đứa cháu bị bệnh tâm thần tên là Phạm Văn Cảm (19 tuổi) mồ côi mẹ từ lúc 2 tuổi. Cha của Cảm đang đi biển vì thế tôi đi nhận thay. Thật là vui khi khó khăn Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ. Với 1,5 triệu đồng gia đình tôi giờ đã có tiền để chi phí sinh hoạt hằng ngày rồi".
Ông Lê Văn Long, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho biết, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã chi trả xong 4 nhóm gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ người xã hội và người có công cách mạng gặp khó khăn do dịch Covid-19, với hơn 7,2 nghìn đối tượng và chi hơn 10,2 tỷ đồng. Còn nhóm đối với người lao động tự do, hiện nay cấp xã đã hoàn thành rà soát và tiến hành niêm yết công khai để sau đó trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt trước ngày 25/6/2020.
Còn ông Ông Lê Viết Phúc, Trưởng phòng LĐTBXH TP Hội An cho biết, hiện tại TP Hội An đã cơ bản chi trả xong cho các nhóm gồm: người có công cách mạng, hỗ trợ người xã hội, hộ nghèo và hộ cận nghèo, với tổng số tiền chi trả các nhóm này gần 9 tỷ đồng, với hơn 6 nghìn người được thụ hưởng.
"Còn 3 nhóm người gồm: Người lao động làm trong doanh nghiệp; lao động tự do và hộ gia đình thì đang niêm yết danh sách để trình lãnh đạo phê duyệt tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới"- ông Phúc nói.
Theo số liệu khảo sát, toàn tỉnh Quảng Nam có 346.432 người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; tổng kinh phí dự kiến là hơn 690 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Nam đã chi hơn 286 tỷ đồng để hỗ trợ cho các nhóm là người có công với cách mạng, người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Các nhóm còn lại đang được địa phương tiếp tục chi hỗ trợ.
Yên Bái: Lớp "cầm tay chỉ việc" ở đây có gì mà bà con rủ nhau đến học nấu cháo, trồng rau? Dự án "Lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía bắc" do Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) đã mang lại hiệu quả thiết thực trong chuyển đổi nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, tạo đà cho giảm nghèo nhanh và bền...