Hà Nội: Hàng loạt cô gái dính bẫy lừa qua facebook
Làm quen, chiếm cảm tình các cô gái qua mạng xã hội, các đối tượng đề nghị tặng món quà giá trị cho bị hại, sau đó giả danh là nhân viên sân bay, hải quan, chuyển phát nhanh… yêu cầu bị hại nộp tiền mới được nhận quà.
Nhiều cô gái nhẹ dạ “mắc bẫy”
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( PC50 – CATP Hà Nội) cho biết đang điều tra, làm rõ nhóm đối tượng thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo qua mạng xã hội facebook. Các bị hại là những cô gái nhẹ dạ, dễ dàng tin vào những người bạn quen qua mạng xã hội facebook.
Một trong những bị hại là chị Trần Thị T. H. (SN 1977, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khoảng đầu tháng 4/2015, chị H. được một người đàn ông tên Larry Smith làm quen trên mạng xã hội facebook. Smith tự giới thiệu là sinh ra tại New Mexico (Mỹ) và đang sống với con trai tại Scotland. Sau một thời gian trò chuyện, trở nên thân thiết, ngày 10/4/2015, Smith gợi ý muốn tặng chị H. một món quà.
Ngày 11/4/2015, qua facebook, Smith gửi hình ảnh hóa đơn và thùng quà gồm: đồng hồ đeo tay, dây chuyền, nhẫn kim cương, nước hoa, máy ảnh, máy tính bảng, máy nghe nhạc… và 250.000 USD. Ngày 14/4/2015, một người lạ gọi điện thoại đến số máy của chị H., tự xưng nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) và thông báo rằng gói hàng gửi từ Scotland cho chị H. đang bị giữ tại sân bay, đề nghị chị H. nộp 23 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng để trả phí vận chuyển quà.
Sau khi chị H. nộp tiền, người tự xưng là nhân viên sân bay tiếp tục gọi cho chị thông báo gói hàng của chị H. chứa một số tiền ngoại tệ lớn, yêu cầu chị tiếp tục nộp 84 triệu đồng tiền thuế cho số tiền này. Nghi ngờ mình bị lừa nên chị H. không tiếp tục nộp tiền và lên cơ quan công an trình báo.
Trước đó, tháng 2/2015, chị C. (SN 1979, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội) quen với một người giới thiệu tên là Jerry Bazscky trên mạng xã hội facebook. Đến tháng 4/2015, Jerry đề nghị tặng chị C một món quà giá trị lớn. Ngày 8/4/2015, một người tự xưng là Phạm Thị Thu Thảo, nhân viên công ty chuyển phát nhanh, gọi điện vào số máy của chị C. yêu cầu chị nộp phí 1.450 USD (khoảng 30 triệu đồng) vào tài khoản ngân hàng để nhận quà.
Tin là thật, chị C. đã chuyển số tiền như yêu cầu. Tuy nhiên, đối tượng tiếp tục yêu cầu chị C. tiếp tục nộp 6.600 USD phí bảo hiểm do gói hàng gửi cho chị có chứa một lượng tiền mặt lớn. Biết mình bị lừa, chị C. không nộp tiền nữa và lên cơ quan công an trình báo.
Video đang HOT
Khoảng tháng 1/2015, qua mạng xã hội facebook, chị L. T. G. (SN 1989, trú tại Đống Đa, Hà Nội) làm quen và chat với Henrick J. Klash (quốc tịch Anh). Tháng 3/2015, Henrick đề nghị tặng chị G một món quà gồm quần áo, trang sức, đồng hồ, túi sách, giày, iPhone và 700 USD.
Ngày 2/4/2015, một người tự xưng là nhân viên công ty chuyển phát nhanh gọi điện cho chị G. đề nghị chị nộp thuế 815 USD (khoảng 17 triệu đồng) vào thẻ ATM ngân hàng do món quà Henrick gửi cho chị có chứa đồ điện tử. Sau khi chị G. nộp tiền, ngày 6/4/2015, nhân viên công ty chuyển phát nhanh lại gọi điện yêu cầu chị G. nộp thêm 1.500 USD do trong món quà có một lượng lớn tiền ngoại tệ. Chị G. nghi ngờ mình bị lừa nên không nộp tiền nữa.
Thủ đoạn không mới
Theo lãnh đạo Phòng PC50 – CATP Hà Nội, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trên không mới. Những năm trước đó, cơ quan công an đã tiếp nhận nhiều đơn trình báo của các bị hại về việc mình bị lừa với thủ đoạn tương tự. Dù cơ quan công an đã tuyên truyền rộng rãi nhưng nhiều cô gái nhẹ dạ vẫn “mắc bẫy”.
Các đối tượng người nước ngoài, làm quen với bị hại trên mạng xã hội facebook, zalo, viber… (thường là các phụ nữ đơn thân). Sau một thời gian nói chuyện thân thiết với bị hại, đối tượng nước ngoài đề nghị tặng cho bị hại những đồ vật có giá trị (tiền, dây chuyền, điện thoại…) qua chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam.
Tiếp đó, đối tượng người nước ngoài cấu kết với đối tượng người Việt Nam giả danh nhân viên công ty chuyển phát nhanh, nhân viên hải quan, nhân viên sân bay gọi điện cho bị hại thông báo lô hàng chuyển từ nước ngoài về cho bị hại đang bị giữ tại sân bay. Các đối tượng đề nghị bị hại nộp tiền phí chuyển phát nhanh, tiền thuế cho lô hàng vào các tài khoản ngân hàng Việt Nam do đối tượng cung cấp để được nhận hàng. Khi bị hại nộp tiền vào các tài khoản này, các đối tượng sẽ chiếm đoạt.
Một trong những bị hại bị chiếm đoạt nhiều tiền nhất là chị P. T. D. (SN 1969, trú tại TP Buôn Mê Thuật, Đắk Lắk). Nhẹ dạ, chị D. đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt khoảng 325 triệu đồng.
Cụ thể, tháng 7/2014, chị D. quen biết với một người tự xưng là David Jackson (quốc tịch Anh) trên mạng xã hội facebook. Sau một thời gian trò chuyện qua facebook, viber, Jackson nói sẽ sang Việt Nam cưới chị D. và đưa chị D. sang nước Anh sinh sống.
Ngày 10/2/2015, Jackson nói với chị D. rằng anh ta đã mua vé máy bay sang Việt Nam và sẽ đến sân bay Nội Bài lúc 11h40 ngày 11/2/2015. Đến 11h44 ngày 11/2/2015, một người phụ nữ tự xưng là Yến, nhân viên nhập cảnh sân bay Nội Bài, gọi điện cho chị D. thông báo đang tạm giữ David Jackson tại sân bay với lý do mang một lượng lớn ngoại tệ vào Việt Nam mà không khai báo.
Yến đề nghị chị D. chuyển 3.500 USD (khoảng 73 triệu đồng) vào tài khoản ngân hàng để giải quyết nhanh vụ việc. Sau đó, chị D. đã chuyển tiền vào tài khoản nêu trên theo yêu cầu của Yến. Từ ngày 12 đến ngày 13/2/2015, Yến tiếp tục gọi điện cho chị D., yêu cầu chuyển thêm 4.500 USD (khoảng 95 triệu đồng) và 7.500 USD (khoảng 157 triệu đồng).
Sau 3 lần chuyển tiền mà sự việc chưa được giải quyết, ngày 14/2/2015, Yến tiếp tục yêu cầu chị D. chuyển 45.000 USD. Chị D. không đồng ý và trực tiếp đến sân bay Nội Bài kiểm tra thông tin mới biết mình bị lừa.
Khánh Linh
Theo Dantri
Hà Nội: Triệt phá 2 đường dây làm giả giấy khám sức khỏe
Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45, CATP Hà Nội) cho biết vừa triệt phá 2 đường dây làm giả, mua bán giấy khám sức khỏe, giấy xuất, nhập viện. Cơ quan điều tra đang tạm giữ 7 đối tượng về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, phát hiện đường dây làm giả và mua bán giấy xuất, nhập viện tại một số bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội, Phòng PC45 đã phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - CATP Hà Nội) lập chuyên án điều tra. Ngày 22/4, cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 5 đối tượng chuyên làm giả và tiêu thụ các loại giấy tờ của Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Các đối tượng bị bắt và một số tài liệu, con dấu giả được cơ quan điều tra thu giữ.
Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Vũ Văn Đề (SN 1991, ở quận Thanh Xuân; hiện là sinh viên một trường đại học ở Hà Nội), Dương Văn Mạnh (SN 1991, ở quận Thanh Xuân; là sinh viên), Nguyễn Thị Thương (SN 1991, ở quận Hoàn Kiếm; sinh viên đại học), Đặng Thị Tuyết (SN 1995) và Đinh Quang Tùng (SN 1991), cùng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cơ quan điều ta bước đầu làm rõ, cầm đầu đường dây này là Vũ Văn Đề. Thủ đoạn của Đề là photocopy giấy khám sức khỏe của BV Giao thông Vận tải Trung ương, làm giả con dấu, khắc tên bác sỹ, con dấu bệnh viện rồi rao bán trên mạng xã hội facebook. Khách muốn mua các loại giấy tờ trên chỉ cần bỏ ra từ 100-150 nghìn đồng và sau 24 giờ sẽ có ngay các loại giấy tờ.
Theo cơ quan điều tra, trong gần 4 tháng qua, Vũ Văn Đề rao bán được hàng trăm giấy khám sức khỏe và thu lời bất chính khoảng 15 triệu đồng.
Khách hàng "ruột" của Đề là Dương Văn Mạnh. Ngoài việc mua giấy tờ giả của Đề để bán lại, Mạnh còn tự nghĩ cách làm giả các loại giấy tờ như: giấy ra viện, giấy khám sức khỏe và giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Giao thông Vận tải để rao bán.
Cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Thị Thương, Đặng Thị Tuyết và Đinh Quang Tùng thường xuyên đặt mua giấy tờ giả của Dương Văn Mạnh. Thương mua của Mạnh với giá 50 nghìn đồng/tờ và rao bán cho khách từ 60-170 nghìn đồng/tờ. Tuyết mua giấy tờ giả của Dương Văn Mạnh và rao bán trên mạng facebook ở tài khoản "Kendy Thu" với giá từ 50-200 nghìn đồng/tờ. Đinh Quang Tùng thì mua lại giấy tờ giả của Tuyết và rao bán trên mạng facebook "Quang Tùng".
Quá trình khám xét nơi ở của các đối tượng, cảnh sát thu được một con dấu khắc tên bác sỹ, 217 tài liệu giả là giấy tờ ra viện, giấy xin xác nhận, giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe của BV Giao thông Vận tải.
Đường dây làm giả, mua bán giấy khám sức khỏe thứ 2 vừa bị triệt phá do cặp vợ chồng "hờ" Bùi Thị Thu Hà (SN 1993) và Đinh Thế Nam (SN 1991) cầm đầu. Cả hai đều là sinh viên, hiện đang thuê trọ và chung sống với nhau như vợ chồng ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Theo điều tra, tháng 6/2014, Hà và Nam bàn nhau làm giả các loại giấy ra viện, giấy chứng nhận điều trị, sổ khám chữa bệnh của BV Bạch Mai và BV Đa khoa Hồng Ngọc. Nam đã đặt mua các con dấu hình chữ nhật khắc tên Bệnh viện Bạch Mai, Khoa khám, chữa bệnh theo yêu cầu; dấu của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và mua con dấu khắc tên các bác sỹ do chúng tự nghĩ ra tên.
Hà tìm kiếm các mẫu giấy ra viện, giấy chứng nhận điều trị, sổ khám chữa bệnh của 2 bệnh viện trên rồi đánh máy theo mẫu để làm giả và bán cho khách với giá 40-80 nghìn đồng/tờ.
Khám xét nơi thuê trọ của vợ chồng "hờ" này, cảnh sát thu giữ 2 con dấu giả mạo tên bác sỹ và 2 con dấu giả các BV Bạch Mai và BV Đa khoa Hồng Ngọc, cùng 51 tài liệu giả.
Khánh Linh
Theo Dantri
'Khắc tinh' của tội phạm mạng "Dân" điều tra hình sự không dễ buông lời khen với ai đó, bởi tính chất công việc đã tạo nên sự thận trọng tối đa ở họ, ngay từ việc phát ngôn. Tuy nhiên, Phạm Đức Hà đã nhận được những đánh giá rất tốt của đồng đội, khi anh vẫn còn là một cậu lính trẻ ở Đội Điều tra trọng...