Hà Nội: Hai ngôi nhà “lạ” trên phố Tôn Đức Thắng
Nhiều người có dịp đi qua con đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa – Hà Nội) đều tỏ ra bất ngờ với 2 ngôi nhà dường như cố tình không chịu “xếp thẳng hàng” với hàng trăm ngôi nhà khác cùng dãy phố, mà “nhoi” lên chiếm hết vỉa hè của người đi bộ…
Tuyến đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa – Hà Nội) giống như bao tuyến phố khác của Thủ đô Hà Nội, với những ngôi nhà “mặt tiền” xây thẳng hàng, phía trước có vỉa hè dành cho người đi bộ. Nhưng thật kỳ lạ, trên con phố này lại xuất hiện 2 ngôi nhà số 27 và 162 dường như cố tình không chịu “xếp thẳng hàng” với hàng trăm ngôi nhà khác cùng dãy phố, lại ngang nhiên “nhoi” lên phía trước chiếm hết diện tích vỉa hè của người đi bộ.
Sự “bất thường” này khiến nhiều người đi đường tỏ ra bất ngờ, khó hiểu.
2 trụ của ngôi nhà số 27 “bám” xuống cả lòng đường
Người đi bộ đi lại rất khó khăn
Mặt trước ngôi nhà số 27
Ông Nguyễn Văn Hoạt (55 tuổi, ở Yên Mỹ – Hưng Yên) cho biết: “Tôi hôm nay có dịp lên đây đi thăm quan khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tôi đi bộ dọc tuyến vỉa hè này để sang chỗ kia hẹn người thân ra đón. Vừa đi vừa vãn cảnh phố phường. Tôi thấy lạ, không hiểu tại sao ngôi nhà số 27 kia lại nhoi lên chiếm hết vỉa hè, buộc tôi phải đi xuống lòng đường. Tôi nghĩ chắc còn vướng mắc gì chuyện đền bù, nên mới để như vậy”.
Video đang HOT
Một người bán hàng nước trên con phố này thông tin thêm, tình trạng ngôi nhà số 27 chiếm hết diện tích vỉa hè của con phố Tôn Đức Thắng là do quá trình mở rộng lòng đường, vỉa hè hàng chục năm về trước, công tác giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm. Chính vì vậy, ngôi nhà nói trên mới cố tình không chịu “xếp thẳng hàng” cho tới tận bây giờ.
Ngôi nhà số 162 cũng “chiếm” hết vỉa hè
Ngôi nhà số 162 trên phố này cũng trong tình trạng tương tự; mà theo người dân sinh sống tại đây thì nguyên nhân cũng như đã nói ở trên.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Dỡ cầu vượt, người đi bộ chật vật qua đường
Sau khi cầu vượt bộ hành ở nút giao thông trọng điểm ở Hà Nội bị tháo dỡ, nhiều người dân và sinh viên đại học phải mạo hiểm sang đường trong làn xe cộ như mắc cửi.
Để thi công nhà ga số 8 phục vụ dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội, trạm trung chuyển Cầu Giấy và trong đó có cầu vượt bộ hành (trước cổng ĐH GTVT) phải di dời. Khu vực này hiện cấm phương tiện qua lại theo hướng Kim Mã, Cầu Giấy.
Điểm đi bộ tạm thời được mở ra cách cầu vượt bộ hành cũ 30 m. Hàng ngày người đi bộ phải băng qua làn đường có nhiều phương tiện lưu thông.
Nếu như trước kia các tuyến xe buýt kết nối với nhau tại trạm trung chuyển (cả chiều đi và về), rất thuận tiện cho hành khách thì từ trước Tết, các điểm đón được chia làm 2 khu vực (trước cổng trường ĐH GTVT và điểm cổng Công viên Thủ Lệ).
Việc phá dỡ cầu vượt để đẩy nhanh tiến độ thi công của công trình khiến hành khách vất vả mỗi khi qua đường. Ngay cả các tài xế ôtô cũng giật mình mỗi khi có người tạt đầu xe.
Chị Hải (quê Hải Phòng) mất 10 phút mới qua được đường để bắt xe buýt về nhà.
Nhiều người phải nắm tay nhau tìm cách băng qua dòng xe cộ.
Nữ sinh viên ĐH GTVT chạy nhanh qua đường khi xe chưa đến.
Khu vực này không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
"Do lượng xe di chuyển vào các giờ cao điểm rất đông nên buộc chúng em phải cố luồn lách để tránh va chạm", Thu một sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết.
Mỗi ngày hàng nghìn sinh viên, người dân đang phải đi bộ mạo hiểm qua nút giao thông trọng điểm này. Trong khi đó, tuyến đường sắt đô thị qua đây còn nhiều năm nữa mới hoàn thành.
Theo Tri Thức
Những hàng cổ thụ "giành" lối của người đi bộ Thủ đô - Hàng chục cây xà cừ, sấu cổ thụ hai bên vỉa hè phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm) và đoạn cuối phố Đội Cấn (quận Ba Đình) từ lâu đã "giành" lối của người đi bộ, nỗi ám ảnh của người điều khiển phương tiện giao thông. Do vỉa hè ở những đoạn phố Lý Nam Đế, Đội Cấn khá hẹp...